Các nước hỗ trợ Ấn Độ hàng nghìn máy thở
Các quốc gia chuyển hàng nghìn máy thở cùng nhiều vật tư y tế khác tới giúp Ấn Độ trong lúc quốc gia Nam Á căng mình chống đại dịch.
Thế giới đã ghi nhận 153.467.181 ca nhiễm nCoV và 3.215.535 ca tử vong, tăng lần lượt 667.336 và 9.347 ca trong 24 giờ qua, trong khi 131.435.549 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Thêm 3.689 ca tử vong tại Ấn Độ , mức tăng trong ngày cao nhất ở quốc gia này, nâng tổng số lên 215.523. Quốc gia này báo cáo thêm 392.562 ca nhiễm trong 24 giờ qua, tổng số là 19.549.656, đứng thứ hai thế giới.
Bệnh nhân Covid-19 trong một bệnh viện ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters .
Nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Đức tiếp tục tham gia nỗ lực quốc tế khổng lồ nhằm hỗ trợ Ấn Độ đối phó đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng. Các thiết bị y tế, bao gồm máy tạo oxy và máy thở, cùng vaccine và nhiều loại vật tư y tế khác được chuyển tới quốc gia Nam Á này.
120 máy thở từ Đức tới Ấn Độ hôm 30/4, lô hàng gồm 28 máy thở và 8 máy tạo oxy của Pháp tới nơi một ngày sau. Anh đã gửi 495 máy tạo oxy và 200 máy thở, giới chức nước ngày ngày 2/5 thông báo sẽ chuyển thêm 1.000 máy thở khác cho Ấn Độ.
Ngoài nỗ lực của các chính phủ các nước, dân Ấn Độ ở nước ngoài cũng dốc hầu bao và vận động viện trợ trang thiết bị cho quê hương giữa khủng hoảng Covid-19. Một nhóm bác sĩ Anh cung cấp hỗ trợ từ xa cho các đồng nghiệp Ấn Độ, giúp họ giảm bớt áp lực để có thể tập trung chăm sóc các bệnh nhân Covid-19.
Giới chức New Delhi, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất tại Ấn Độ, ngày 1/5 thông báo kéo dài thời gian phong tỏa thêm một tuần. Cùng ngày, bang Odisha ở phía đông Ấn Độ cũng ban hành lệnh phong tỏa.
Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về Covid-19 của Mỹ, khuyến cáo Ấn Độ nên áp lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn đợt bùng phát. Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi chưa ban hành lệnh phong tỏa, bất chấp nhiều bang đã áp lệnh hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn nCoV lây lan.
Dân Ấn Độ xếp hàng chờ tiêm vaccine Covid-19 tại trung tâm tiêm chủng ở thành phố Prayagraj ngày 1/5. Ảnh: AFP .
Brazil thông báo 14.725.975 ca nhiễm và 406.565 ca tử vong, tăng 60.013 và 2.278. Số ca tử vong tại Brazil nhiều thứ hai thế giới và chỉ sau Mỹ, nhiều bệnh viên tại quốc gia Nam Mỹ bị đẩy đến bờ vực sụp đổ.
Video đang HOT
Canada ghi nhận 5.175 ca nhiễm và 35 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên lần lượt 1.232.210 và 24.296. Quốc gia Bắc Mỹ đang chật vật đối phó với vùng dịch ở Ontario, tỉnh đông dân nhất, với số ca nhiễm khiến chính phủ phải điều Hội Chữ thập đỏ và quân đội tới để giúp nhân viên y tế chăm sóc các bệnh nhân nguy kịch.
Farial Faquiry, điều dưỡng tại đơn vị chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Sông Humber ở thành phố Toronto, cho biết hệ thống chăm sóc sức khỏe của tỉnh Ontario đang bên bờ vực sụp đổ. “Chúng tôi bị kéo căng ra. Chúng tôi mệt mỏi và kiệt sức”, Faquiry nói.
Bất chấp nhiều quốc gia đang căng mình chóng Covid-19, dân chúng tại một số nước khác ngày càng tỏ ra mệt mỏi với các lệnh hạn chế ngăn nCoV lây lan. Biểu tình phản đối các biện pháp hạn chế nổ ra tại Phần Lan, Thụy Điển, Bỉ và Đức ngày 1/5.
Cảnh sát Bỉ dùng hơi cay và vòi rồng giải tán một bữa tiệc phản đối lệnh phong tỏa tại một công viên ở thủ đô Brusssels, bắt 135 người. Một người bị vòi rồng thổi ngã và 14 người khác bị thương nhẹ khi cảnh sát chống bạo động mạnh tay giải tán bữa tiệc.
Pháp , vùng dịch lớn thứ 4 thế giới, ghi nhận 5.652.247 ca nhiễm và 15.782 ca tử vong, tăng lần lượt 9.888 và 608. Bộ Y tế Pháp cho biết trong số 608 ca tử vong có 113 ca tại bệnh viện, giảm 195 ca so với một ngày trước đó và là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020.
Pháp ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc hồi cuối tháng 3 để đối phó với đợt bùng phát mới. Tuy nhiên, hàng trăm người hồi cuối tuần tổ chức các bữa tiệc bí mật ở ít nhất hai thành phố. Trong khi đó, cảnh sát ở Paris phải xuất quân ngăn một cuộc biểu tình lớn ở thủ đô Pháp.
Trước áp lực từ công chúng và tình trạng đình trệ kinh doanh, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 30/4 công bố kế hoạch dỡ bỏ hạn chế gồm 4 giai đoạn.
Từ ngày 3/5, lệnh giới hạn di chuyển trong bán kính 10 km từ nơi cư trú sẽ được dỡ bỏ, các trường học được mở cửa trở lại một phần. Lệnh giới nghiêm hàng đêm sẽ được dỡ bỏ từ 19/5, các quán cà phê, quán bar và nhà hàng sẽ được cung cấp dịch vụ ngoài trời.
Bộ Y tế Pháp ngày 2/5 cho biết 15,8 triệu người, tương đương 23,7% dân số, đã được tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên trong liệu trình hai mũi. 6,5 triệu người, chiếm 9,4% dân số, đã được tiêm hai mũi vaccine Covid-19.
Đức báo cáo 3.420.083 ca nhiễm và 83.790 ca tử vong, tăng 7.710 và 88 ca trong 24 giờ qua. Gerald Gass, chủ tịch Liên đoàn Bệnh viện Đức, cho biết áp lực đối với các cơ sở thành viên phần nào giảm bớt và họ không cần lo lắng về nguy cơ người cần chăm sóc đặc biệt gia tăng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, Gass cho biết áp lực đối với bệnh viện và nhân viên y tế Đức vẫn ở mức rất cao.
Đức lên kế hoạch miễn các hạn chế, bao gồm lệnh giới nghiêm ban đêm hoặc giới hạn tụ tập riêng trong vòng vài ngày, cho những người được tiêm đủ liệu trình vaccine Covid-19 hoặc khỏi bệnh. Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz cho biết đây là điều đúng đắn và “chắc chắn có thể diễn ra”.
Tình hình Covid-19 tại các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục diễn biến phức tạp, giới chức nhiều nước siết chặt hạn chế đi lại để ngăn nCoV lây lan.
Malaysia thông báo 415.012 ca nhiễm và 1.533 ca tử vong, tăng lần lượt 3.418 và 12. Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba cho biết phát hiện biến chủng B.1.617 có nguồn gốc Ấn Độ trên một người đến từ quốc gia Nam Á này sau khi xét nghiệm sàng lọc tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur.
Trước đó vài ngày, Malaysia cấm mọi chuyến bay đi hoặc đến từ Ấn Độ, đồng thời cấm nhập cảnh toàn bộ người từng đến quốc gia Nam Á này gần đây để ngăn nguy cơ biến chủng nCoV mới lây lan.
Malaysia triển khai chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19 toàn quốc từ tháng 2, đặt mục tiêu 80% trong số 32 triệu người được tiêm trong một năm.
Binh sĩ Campuchia hỗ trợ nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19 tại điểm tiêm chủng ở thủ đô Phnom Penh ngày 1/5. Ảnh: AFP .
Campuchia ghi nhận thêm 750 ca nhiễm và 6 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 14.520 và 103. Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh Truyền nhiễm Campuchia khuyến cáo dân chúng duy trì cảnh giác, giữ vệ sinh, bảo đảm giãn cách xã hội và không rời khỏi nhà trong lúc dịch bệnh vẫn hoành hành trong nước và toàn thế giới.
Giới chức Campuchia phải mở rộng các “vùng đỏ”, nơi siết chặt hạn chế, trong đó dân chúng không được rời khỏi nhà hoặc sinh hoạt bên ngoài nơi cư trú, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc lý do y tế. Cảnh sát Campuchia thông báo sẽ bắt và phạt đánh roi mây những người vi phạm hạn chế phòng dịch.
Lào thông báo thêm 112 ca nhiễm, nâng tống số lên 933, không có ca tử vong. Thủ đô Vientiane áp lệnh phong tỏa 14 ngày từ ngày 22/4 để đối phó số ca nhiễm nCoV tăng mạnh. Cố đô Luang Prabang cũng bị phong tỏa từ ngày 25/4 đến 5/5.
Lào bắt đầu truy vết các cụm dịch Covid-19 mới từ kỳ nghỉ tết truyền thống, sau khi hai người đàn ông Thái Lan và một phụ nữ quốc tịch Lào vượt biên trái phép vào tỉnh Savannakhet hôm 6/4.
Bên cạnh lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh cũng yêu cầu cơ quan các cấp tiếp tục giáo dục cộng đồng về mối nguy hiểm cùng cách bảo vệ bản thân, gia đình khỏi đại dịch Covid-19.
Thái Lan hai ngày liên tiếp ghi nhận 21 ca tử vong, mức cao nhất từ khi Covid-19 xuất hiện tại nước này, nâng tổng số lên 245. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua tại Thái Lan là 1.940, tổng số ca nhiễm là 68.984.
Thái Lan đang trải qua đợt bùng phát Covid-19 thứ ba, bắt đầu từ tháng 4 và có liên quan đến biến chủng B-1.1.7, chiếm khoảng 1/2 tổng số ca nhiễm và tử vong trong giai đoạn này.
Thái Lan tiêm vaccine Covid-19 cho gần 1,5 triệu người, phần lớn là nhân viên y tế và người thuộc diện rủi ro cao, với hai sản phẩm của hãng Sinovac và AstraZeneca.
Chương trình tiêm chủng toàn quốc dự kiến khởi động vào tháng 6 với vaccine AstraZeneca sản xuất tại Thái Lan. Giới chức Thái Lan đã mở hệ thống đăng ký tiêm vaccine Covid-19 và đặt mục tiêu tiêm cho 70% người trưởng thành.
Trung Quốc nói nên ngăn 'can thiệp bên ngoài' ở Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng Bắc Kinh và ASEAN nên hợp tác để loại bỏ "sự can thiệp từ bên ngoài" trong vấn đề Biển Đông.
Tuyên bố trên được ông Vương đưa ra trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein tại Kuala Lumpur hôm nay, nhưng người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nói rõ yếu tố "bên ngoài" là từ đâu.
Đáp lại, ông Hishammuddin cho rằng các tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại khu vực.
Ông Vương cũng cáo buộc hợp tác chiến lược giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ trong khuôn khổ Đối thoại An ninh Bốn bên là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm xây dựng một "NATO ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", cho rằng sáng kiến này sẽ "phá hoại nghiêm trọng an ninh khu vực".
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein (phải) đón tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Kuala Lumpur hôm nay. Ảnh: Bernama.
Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du 4 nước Đông Nam Á, gồm Campuchia, Malaysia, Lào và Thái Lan. Điểm dừng chân thứ hai của ông là Malaysia, quốc gia được Trung Quốc đưa vào danh sách "ưu tiên" cung cấp 4 loại vaccine Covid-19 do nước này sản xuất và đang được thử nghiệm giai đoạn cuối.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với phần lớn diện tích Biển Đông và bồi đắp phi pháp 7 bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo. Nước này cũng nhiều lần triển khai trái phép máy bay và khí tài quân sự đến các đảo nhân tạo này.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi cuối tháng 7 ra tuyên bố chung bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
ASEAN cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Mỹ gần đây tăng cường hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông và thuyết phục các đồng minh, đối tác tham gia nhằm bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở vùng biển này. Washington cũng cáo buộc Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng "đế chế hàng hải" ở Biển Đông.
Việt Nam đã nhiều lần lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với hai quần đảo này, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Campuchia Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm nay đến Campuchia trong một chuyến thăm nhằm phát đi tín hiệu về mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa hai nước. Tại điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 4 nước Đông Nam Á, Ngoại trưởng Trung Quốc dự kiến gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Phó thủ tướng Hor Namhong và...