Các nhà khoa học đã tìm ra cách “cải lão hoàn đồng”
Bằng một liệu pháp oxygen, các nhà nghiên cứu đã đảo ngược hai chỉ số chính của quá trình lão hóa là chiều dài telomere và sự tích tụ tế bào già.
Các nhà khoa học Israel đã cho 35 tình nguyện viên sử dụng liệu pháp oxygen.
Những người tình nguyện tham gia được đưa vào buồng điều áp giảm oxygen.
Một người càng nhiều tuổi thì các telomere – những chiếc mũ bảo vệ đầu mút của các nhiễm sắc thể – càng ngắn lại và số lượng tế bào già yếu, trục trặc càng tăng lên.
Các nhà khoa học đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng đối với 35 người có độ tuổi trên 64 để xem phương pháp trị liệu oxygen bội áp có thể ngăn được sự suy giảm của hai chỉ số lão hóa này không.
Những người tình nguyện tham gia ở Trường đại học Tel Aviv và Trung tâm Y tế Shamir, Israel, được đưa vào một buồng điều áp oxygen nguyên chất trong 90 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, trong 3 tháng. Sau thời gian điều trị, các nhà khoa học nhận thấy telomere của những người tham gia thử nghiệm đã dài ra trung bình 20% và các tế bào già đã giảm tối đa 37%. Các nhà khoa học nhận định cơ thể họ có cấp tế bào tương đương với 25 năm trước. Giáo sư Shai Efrati, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết độ dài của telomere được coi là “Chén Thánh” của lão hóa sinh học nên nhiều can thiệp về dược học và môi trường đang được tìm hiểu rất sâu rộng với hy vọng kéo dài được telomere. “Sự cải thiện đáng kể ở độ dài của telomere trong và sau thí nghiệm trên đem đến một nền tảng kiến thức khoa học rằng lão hóa thực sự có thể can thiệp và đảo ngược ở cấp độ tế bào – sinh học cơ bản.”
Video đang HOT
Nhiều nhà khoa học tin rằng quá trình lão hóa chính là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh như Alzheimer’s, Parkinson’s, viêm khớp, ung thư, bệnh tim và tiểu đường. Nghiên cứu này đã có những phát hiện mới nhất trong số các phương pháp điều trị khả thi để đảo ngược quá trình lão hóa nhằm tăng tuổi thọ, làm cho mọi người trông trẻ hơn và cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Bà Liz Parrish – Giám đốc điều hành của công ty sinh học Bio Viva – đã trở thành “bệnh nhân số 0″ vào năm 2015 sau khi trải qua một liệu pháp gene mà bà cho rằng đã tạo ra những biến đổi vĩnh viễn trong DNA của mình và chữa được chứng teo cơ cũng như các tình trạng khác liên quan đến tuổi già. Bà cho biết telomere của bà đã dài ra trong 5 năm tiếp theo sau khi điều trị bằng cách này.
Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Israel, những người tình nguyện không áp dụng bất cứ thay đổi nào về lối sống, chế độ ăn hay thuốc mà họ sử dụng, những yếu tố được coi là có tác động đáng kể đến tuổi sinh học của một người. Vì thế, những hiệu quả về độ dài telomere và số lượng tế bào già sau khi họ tham gia thí nghiệm này là nhờ sử dụng buồng điều áp tạo ra tình trạng thiếu oxygen để kích hoạt quá trình tái tạo tế bào.
Các phòng siêu cao áp ở Trung tâm Nghiên cứu siêu cao áp Sagol thuộc Trung tâm Y tế Shamir.
Tiến sĩ Amir Hadanny, đồng tác giả của nghiên cứu, nói rằng “cho đến nay, các can thiệp như điều chỉnh lối sống và tập thể dục cường độ cao đã được chứng minh là có tác dụng trong việc ức chế giảm độ dài của telomere. Tuy nhiên, điều đáng nói trong nghiên cứu của chúng tôi là chỉ sau 3 tháng trị liệu, chúng tôi đã có thể đạt được mức độ kéo dài telomere nhiều như vậy, một tốc độ vượt xa bất cứ phương pháp can thiệp nào hay thay đổi lối sống nào đang được áp dụng hiện nay”.
Sản xuất giống dừa sáp bằng công nghệ nuôi cấy cứu phôi
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng cùng với cộng sự vừa hoàn thiện được quy trình sản xuất giống dừa sáp bằng công nghệ nuôi cấy cứu phôi trên quy mô công nghiệp với công suất 10.000 cây giống/năm.
Điều đáng nói, tỉ lệ thành công từ giai đoạn phôi đến khi cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn đạt 60,1%.
Đây là kết quả của Dự án nghiên cứu "Hoàn thiện quy trình sản xuất giống dừa sáp (Makapuno coconut) bằng công nghệ nuôi cấy cứu phôi trên quy mô công nghiệp" thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ và Tổ chức Khoa học và Công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ. Nhiệm vụ này được giao cho Công ty cổ phần Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Anh Đào chủ trì và Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng là Chủ nhiệm Dự án.
Việc nghiên cứu thành công giống dừa sáp bằng công nghệ nuôi cấy cứu phôi trên quy mô công nghiệp có thể chịu được đất nhiễm phèn, nhiễm mặn hứa hẹn sẽ xuất hiện vùng trồng nguyên liệu dừa sáp lớn của Việt Nam.
Theo báo cáo đánh giá của Tiến sĩ Bích Hồng, ngoài việc xây dựng được quy trình sản xuất giống dừa sáp bằng công nghệ nuôi cấy cứu phôi trên quy mô công nghiệp thì nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất quy trình trồng dừa sáp nuôi cấy cứu phôi trên vùng đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Đơn vị chủ trì nhiệm vụ cũng đã sản xuất được 7.596 cây dừa sáp trong giai đoạn phòng thí nghiệm; 6.540 cây dừa sáp nuôi cấy cứu phôi ở vườn ươm và xây dựng được 5 ha mô hình trồng dừa sáp nuôi cấy cứu phôi trên đất nhiễm mặn, nhiễm phèn tại huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long và Trà Vinh.
Mô hình 1 ha vườn dừa trưởng thành cây thích nghi tốt về sinh trưởng cũng như phát triển. Năng suất trái sáp đạt 45 - 57 trái/cây/năm chiếm tỉ lệ trái sáp/cây đạt từ 75,4 - 86,7%. Trái sáp to, khối lượng trái đạt 1.750 g/trái, dạng trái đặc, xốp chiếm tỉ lệ cao 89,8%.
5.000 cây dừa sáp trong giai đoạn phòng thí nghiệm có từ 3-4 lá trở lên, cây con phát triển tốt, chiều cao cây 15-20 cm, có bộ rễ khỏe mạnh.
Hiệu quả kinh tế dự kiến mô hình sẽ mang lợi nhuận sau 4 năm trồng cho tỉ lệ lãi ròng/chi phí đầu tư trên 1 ha đạt từ 143%-339%, tỉ lệ này tăng dần vào năm thứ 5 và năm thứ 6, cao hơn gấp 1,3 - 2,0 lần so với mô hình trồng dừa sáp truyền thống và gấp 20 lần so với mô hình trồng dừa Ta địa phương sau 6 năm trồng.
Từ mô hình 1 ha sẽ sản xuất được 900 cây giống dừa sáp NCCP (tương đương với 5 ha) vào năm thứ 4. Đến năm thứ 6 sau khi trồng thì từ mô hình 1 ha dừa sáp nuôi cấy cứu phôi sản xuất được 4.625 cây giống dừa Sáp NCCP, tương đương với 23 ha cho việc trồng mới và cải tạo các vườn dừa lão, năng suất thấp. Tỷ lệ doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ/tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm 2019 đạt 24%.
"Việc nghiên cứu thành công giúp cho việc sử dụng hiệu quả vùng đất nhiễm mặn, nhiễm phèn để trồng giống dừa sáp nuôi cấy cứu phôi, tạo ra vùng nguyên liệu phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm từ dừa sáp có giá trị cao trong lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Hàng trăm ngàn lao động được tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tránh tình trạng di dân vào các thành phố lớn thông qua việc trồng và chế biến các sản phẩm dừa sáp nuôi cấy cứu phôi", Tiến sĩ Bích Hồng chia sẻ.
Dự án nghiên cứu này đã ứng dụng công nghệ sinh học cho sản xuất giống và phát triển nông nghiệp bền vững nhằm phục vụ sản xuất và đời sống với mục đích tạo ra lượng lớn sản phẩm có chất lượng cao hơn so với nhân giống cây dừa sáp theo phương pháp truyền thống. Thành công của dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng dừa sáp thường, tăng tỷ lệ quả có sáp. Công nghệ này có ưu điểm vượt trội là rút ngắn thời gian từ khi nuôi cấy phôi đến khi ra cây ngoài vườn ươm, điều này loại bỏ được yếu tố thời vụ do thực hiện trong phòng thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, dịch bệnh, thiên tai... nên chủ động được việc tạo giống.
Bên cạnh đó, nguồn cung cấp giống hiện nay đang khan hiếm mà sản phẩm dừa sáp đang rất được thị trường ưa chuộng nên nhu cầu nguồn cây giống rất lớn. Diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn chiếm rất nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ngày càng gia tăng do hiện tượng xâm nhập mặn bởi mực nước biển ngày càng dâng cao, nên đây hứa hẹn là vùng trồng nguyên liệu dừa sáp lớn của Việt Nam.
Dự án "Hoàn thiện quy trình sản xuất giống dừa sáp (Makapuno coconut) bằng công nghệ nuôi cấy cứu phôi trên quy mô công nghiệp" do Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Anh Đào thực hiện đã được Hội đồng Khoa học nghiệm thu cấp quốc gia theo quyết định số 2045/QĐ-BKHCN ngày 23/7 năm 2020 và đã được Công nhận kết quả theo quyết định số 2564/QĐ-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký vào ngày 21/9/2020.
Dừa sáp hay dừa đặc ruột có tên gọi Makapuno. Dừa sáp được xem là đặc sản của tỉnh Trà Vinh, với phương pháp ươm từ quả truyền thống thì cây dừa Sáp chỉ cho 25% quả sáp/buồng, tức là buồng dừa có 10 quả chỉ có 2,5 quả là dừa sáp, 7,5 quả còn lại là quả dừa bình thường (không sáp). Với phương pháp nuôi cấy phôi thì cây dừa sáp cho 70% - 100% quả sáp/buồng. Giá quả dừa Sáp từ 150.000 - 250.000 đồng/quả, cao gấp 10 - 20 lần so với quả dừa Ta, Dâu.
Ngoài ra, trong cơm dừa sáp có chứa một hàm lượng Galactomanan cao hơn 2-8 lần so với dừa thường. Năm 2010 Ts. Maria Judith Rodriguez đã nghiên cứu chiết xuất được galactomanan từ dừa sáp, ứng dụng sản xuất sản phẩm với tên gọi là "Mak gum". Đây là sản phẩm nguyên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (màng bao thực phẩm), dược phẩm (màng bao thuốc, gạc bao vết thương, thành phần trong các gel agarose, polyacrylamide) và mỹ phẩm.
Mộ cổ 2.500 tuổi dưới giếng: Cả một gia đình nằm giữa kho báu Một cấu trúc "giếng chôn cất" đặc biệt ở Ai Cập đã hé lộ ngôi mộ cổ nguyên vẹn của một gia đình quý tộc, trong đó người đứng đầu là vị quan quyền lực bậc nhất triều đình. Theo ông Mostafa Waziri, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập, giếng chôn cất sâu đến 10 mét đã dẫn...