Các nhà đầu tư Nhật Bản bán lượng trái phiếu nước ngoài lớn nhất trong 9 năm
Các nhà đầu tư Nhật Bản đã bán lượng trái phiếu nước ngoài lớn nhất trong 9 năm, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương toàn cầu bắt đầu có sự thay đổi trong chính sách lãi suất.
Trụ sở Ngân hàng trung ương Nhật Bản tại thủ đô Tokyo. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thu nhập ròng từ việc bán trái phiếu của Nhật Bản đã đạt 2.650 tỷ yen (16,9 tỷ USD) trong tuần tính đến ngày 7/6, mức cao nhất kể từ tháng 4/2015, số liệu sơ bộ từ Bộ Tài chính Nhật Bản vừa công bố cho thấy sau đợt mua trái phiếu trị giá 2.300 tỷ yen vào tháng 5/2024.
Chuyên gia chiến lược hàng đầu Shoki Omori tại Mizuho Securities Co. ở Tokyo, cho biết: “Có khả năng các ngân hàng đã bán một lượng lớn trái phiếu kho bạc trong giao dịch độc quyền”. Ông nói: “Họ đang tích lũy trái phiếu Mỹ có kỳ hạn ngắn hơn và nhìn thấy cơ hội tốt” để kiếm lợi nhuận sau số liệu về sản xuất và cơ hội việc làm.
Video đang HOT
Ông Fukuhiro Ezawa, chuyên gia hàng đầu thị trường tài chính ở Tokyo của Ngân hàng Standard Chartered, cho biết, các nhà đầu tư có thể đã bán trái phiếu nước ngoài với chi phí phòng ngừa rủi ro cao để mua nợ Chính phủ Nhật Bản.
Đợt bán trái phiếu kỳ hạn 10 năm vào ngày 4/6 và trái phiếu kỳ hạn 30 năm ngày 6/6 đều có mức giá cao hơn so với ước tính của các nhà giao dịch.
Giải pháp để Nhật Bản củng cố đồng yen
Dữ liệu mới của Chính phủ Nhật Bản cho thấy các tập đoàn nước này đã tái đầu tư 10.570 tỷ yen (67,8 tỷ USD) lợi nhuận ra nước ngoài trong năm tài chính vừa qua, gấp hơn ba lần con số 10 năm trước.
Đồng yên của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự thay đổi này được cho là làm gia tăng áp lực giảm giá trong trung và dài hạn đối với đồng yen, vốn đang giao dịch ở mức thấp lịch sử. Trong nỗ lực đảo ngược xu hướng này, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc các ưu đãi về thuế để khuyến khích hồi hương lợi nhuận thu được từ nước ngoài.
Theo số liệu thống kê sơ bộ được Bộ Tài chính công bố ngày 10/5, thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản đã tăng 2,8 lần trong năm tài chính 2023 lên mức kỷ lục 25.340 tỷ yen. Thu nhập cơ bản tăng năm thứ ba liên tiếp lên mức kỷ lục 35.530 tỷ yen. Trong đó, thu nhập từ đầu tư trực tiếp đã tăng lên 20.800 tỷ yen, phản ánh nỗ lực ngày càng tăng của các công ty Nhật Bản nhằm mở rộng dấu ấn toàn cầu của họ. Đồng yen yếu cũng đã đẩy con số đó lên cao.
Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ trong khoản lợi nhuận này quay trở lại Nhật Bản, thay vào đó, các công ty tái đầu tư tại địa phương để hạn chế rủi ro ngoại hối và tiết kiệm phí chuyển đổi tiền tệ. Trong năm tài chính 2023, có 51% số tiền thu được từ đầu tư trực tiếp đã được tái đầu tư ra nước ngoài.
Điều này đã ảnh hưởng đến đầu tư trong nước. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, trong khi cán cân đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản tăng 8,5 lần từ năm 2000 đến năm 2022 thì đầu tư vốn trong nước của khu vực tư nhân chỉ tăng 18%.
Việc chuyển nhiều lợi nhuận này về nước sẽ thúc đẩy nhu cầu về đồng yen và giúp củng cố đồng tiền này. Một phương án là cung cấp các ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp để chuyển lợi nhuận ở nước ngoài sang đồng yen. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp được cho là đang truyền đạt ý tưởng này tới các công ty Nhật Bản nhằm ngăn chặn sự sụt giá của đồng yen.
Việc Sở giao dịch chứng khoán Tokyo thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn cao hơn cũng có thể hữu ích. Tính đến tháng 3 vừa qua, các công ty đại chúng đang trên đà hoàn trả kỷ lục khoảng 25.000 tỷ yen cho các cổ đông trong năm tài chính 2023. Japan Tobacco, Isuzu Motors, Mitsubishi Motors và các công ty khác đang thu cổ tức từ các đơn vị ở nước ngoài để tài trợ cho các khoản chi trả này. Hiện tại, 95% cổ tức mà một công ty Nhật Bản nhận được từ một chi nhánh nước ngoài mà công ty này sở hữu từ 25% cổ phần trở lên, đều được miễn thuế.
Đồng yen đã dao động quanh mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD kể từ tháng 3/2024, khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định chấm dứt chính sách lãi suất âm. Đồng yen đã có thời điểm suy yếu xuống mức hơn 160 yen đổi 1 USD trong tháng 4/2024, làm dấy lên những dự đoán về khả năng chính phủ can thiệp trên thị trường tiền tệ.
Thế nhưng có giới hạn về mức độ can thiệp của chính phủ và BoJ, vì làm như vậy liên quan đến việc bán USD từ một tài khoản đặc biệt của Bộ Tài chính. Việc khu vực tư nhân hồi hương lợi nhuận thu được từ nước ngoài được coi là một lựa chọn thay thế quan trọng để củng cố đồng yen.
Nhật Bản: Nỗ lực tái thiết khu vực bị thiệt hại bởi động đất Ngày 23/4, Chính phủ Nhật Bản xem xét những bước cuối cùng để chi thêm 138,9 tỷ yen (khoảng 900 triệu USD) từ quỹ dự phòng trong ngân sách tài khóa 2024 nhằm hỗ trợ tái thiết khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất xảy ra ở bán đảo Noto hồi đầu năm. Đây là khoản chi thứ 4...