Các món ăn truyền thống dịp Noel
Đó là những món ăn có từ lâu đời và được ưa chuộng trong lễ Giáng sinh của người Phương Tây.
Gà Tây
Gà Tây quay từ lâu đã trở thành một món ăn không thể thiếu vào ngày lễ Tạ ơn và ngày lễ Giáng sinh. Mỗi khi giáng sinh đến, người ta thường quây quần bên bàn ăn và thưởng thức bữa tối với gà tây.
Thời điểm ban đầu, người phương Tây thường sử dụng ngỗng nhiều hơn là gà tây. Sau này, người ta nhận thấy rằng xét về khối lượng, gà tây rẻ hơn ngỗng, hơn nữa, ngỗng rất khó nuôi. Gà tây là món ăn hợp lí nhất để ăn vào mùa thu bởi lẽ gà tây được sinh ra vào mùa xuân, được nuôi trong khoảng 7 tháng, và đến thời điểm lễ giáng sinh chúng đạt được trọng lượng “lý tưởng” khoảng 4,5kg.
Giá cả là một yếu tố khá quan trọng vào những ngày này vì họ phải chuẩn bị nhiều đồ ăn cho một bữa ăn đêm giáng sinh, đôi khi là nhiều hơn một bữa. Hương vị của món gà tây quay lại độc đáo và rất bổ. Việc sử dụng gà tây cho lễ giáng sinh bắt đầu từ những người dân Anh Quốc.
Gà Tây là món ăn truyền thống không thể thiếu trong Giáng sinh
Vào năm 1863, khi Tổng thống Mỹ Lincoln công bố ngày lễ Tạ ơn sẽ trở thành một ngày lễ quốc tế, thì gà tây bắt đầu được sử dụng như một món ăn chính vào ngày lễ Tạ ơn. Khi lễ Tạ ơn chấm dứt thì những ngày nghỉ đông lại bắt đầu, gà tây trở thành món ăn chủ đạo trong suốt mùa đông, và tất nhiên nó cũng trở thành một món ăn không thể thiếu trong đêm Giáng sinh kể từ đó. Gà tây thường được nhồi bằng các loại gia vị và sử dụng kèm với các loại nước sốt, và bánh pudding cùng những món ăn khác trong đêm Giáng sinh.
Cocktail trứng (eggnog)
Eggnog là loại cocktail được làm bằng kem, sữa, đường và lòng đỏ trứng, có thể kết hợp với bột quế hay nhục đậu khấu, thêm rượu brandy, rum hay whiskey. Thức uống này rất phổ biến trong những dịp Giáng sinh, lễ tết ở các nước Phương Tây.
Món cocktail trứng này rất phổ biến trong Giáng sinh
Nếu bạn bỏ bớt thành phần rượu đi, eggnog sẽ trở thành món kem trứng thơm ngậy, bổ dưỡng, phù hợp với cả trẻ em và người lớn.
Rượu táo
Rượu táo là một loại rượu làm từ táo lên men, nồng độ cồn từ rất ít cho tới không có, do đó rượu táo rất được ưa chuộng để tham gia vào những bữa tiệc gia đình có cả người lớn và trẻ nhỏ như tiệc Giáng sinh.
Rượu táo rất được ưa chuộng để tham gia vào những bữa tiệc gia đình có cả người lớn và trẻ nhỏ như tiệc Giáng sinh
Rượu táo có cách làm gần giống với nước ép táo nhưng không chắt bỏ toàn bộ phần bã, mà vẫn giữ lại một phần thịt táo rồi lên men. Rượu táo vì thế không thể để lâu như nước táo ép, nhưng bù lại giữ được hương vị tươi mới, tự nhiên. Rượu táo cũng có sự kết hợp giữa nhiều giống táo khác nhau để tạo ra độ chua- ngọt – cay cân bằng nhất.
Bánh kẹo
Video đang HOT
Có vẻ như Giáng sinh cũng là một mùa mà người ta tập trung làm rất nhiều các loại bánh kẹo khác nhau để thưởng thức và mời khách. Mỗi loại bánh mang hương vị khác nhau mà món bánh nào cũng hấp dẫn và ẩn chứa đằng sau nó là những câu chuyện thú vị về lịch sử và ý nghĩa. Đến Giáng sinh, bạn như lạc vào mê cung các vô vàn hương vị mà màu sắc, kiểu dáng bánh. Đó có thể là bánh khúc cây, bánh quy gừng, bánh bí đỏ, kẹo que, kẹo dẻo, bánh fruitcake, bánh ngọt,… nhưng tựu chung lại tất cả đều mang âm hưởng giáng sinh ấm cúng và mang những ước mơ của con người về cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Trong đó, có 1 số loại bánh ít khi thiếu vắng trong ngày này.
Bánh khúc cây
Có nhiều ý kiến cho rằng, chiếc bánh này ra đời khoảng năm 1875 khi một người thợ làm bánh Pháp có sáng kiến làm chiếc bánh ngọt hình khúc cây cho đêm Giáng sinh.
Bánh khúc cây là loại bánh theo truyền thống kiểu Pháp được sử dụng trong dịp lễ hội Giáng sinh. Những chiếc bánh khúc cây ngày nay được trang trí bởi bột đường trắng giống như tuyết, trái cây tươi, và những cái nấm được làm bằng kem đường.
Bánh khúc cây bắt nguồn từ tục lệ, trong đêm trước Giáng sinh, người ta hay chặt một khúc cây lớn và đem vào nhà để làm lễ. Khúc cây sẽ được đặt trên lò sưởi, người chủ nhà làm lễ dâng rượu bằng cách rắc lên khúc cây một ít dầu, muối, và rượu nóng, và đọc lên những lời cầu nguyện.
Tương truyền rằng những bột than có từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ cho ngôi nhà khỏi tránh được thiên tai và sự xâm nhập của ma quỷ. Những chọn lựa về các loại gỗ khác nhau, cách đốt khúc cây và khoảng thời gian để làm nghi thức này thay đổi tùy theo những vùng khác nhau.
Bánh quy gừng
Cũng giống như bánh khúc cây, bánh quy gừng hay còn gọi là gingerbread là thứ bánh ít khi thiếu vắng trong lễ Giáng sinh. Những chiếc bánh thơm ngon, giòn tan với đủ các kiểu dáng, màu sắc thi nhau được làm vừa để thưởng thức vừa để đãi khách tới chơi nhà. Vị ấm áp của chiếc dường như người ta có được cảm giác xua tan đi cái lạnh của mùa Giáng sinh này.
Bánh quy gừng hình người
Chiếc bánh quy gừng đã có từ xa xưa, nghe nói nó có nguồn gốc từ Trung Đông rồi theo du nhập vào Châu Âu và loại bánh nhanh chóng được ưa thích. Ban đầu, nó được làm từ hạnh nhân, vụn bánh mì cũ, nước hoa hồng, đường và gừng.
Bánh guy gừng hình đoàn tàu
Bánh nhà gừng
Đến thế kỷ 16, người Anh đã “cải tiến” công thức bánh bằng cách thay vụn bánh bằng bột, cho thêm trứng và đường phèn, kết quả là bánh đã trở nên nhẹ hơn rất nhiều. Nhằm thể hiện tình cảm với các chính khách nước ngoài, Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất đã dày công tìm tòi một loại bánh vừa đơn giản vừa độc đáo.Và bà đã làm ra chiếc bánh quy gừng hình người đầu tiên của nước Anh với ruy-băng đỏ vòng quanh cổ, tượng trưng cho biểu tượng của tình yêu.
Kẹo gậy
Những chiếc kẹo gậy bạc hà xuất hiện rất nhiều trong lễ Giáng sinh và nó cũng là thứ kẹo chẳng thể thiếu được trong mỗi gia đình ở dịp lễ này. Khi mới ra đời, cây kẹo gậy mang hình dáng thẳng với màu trắng. Sau này, để trang trí cho đẹp và nổi bật hơn, những chiếc kẹo được làm thêm vằn đỏ với vị bạc hà và uốn cong 1 đầu như ngày nay.
Với người Phương Tây chiếc kẹo gậy có ý nghĩa rất đặc biệt
Người ta nói rằng, chiếc kẹo gậy mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Khi lật ngược kẹo, cây kẹo có hình chữ J, chữ cái đầu tiên trong tên chúa Jesus. Màu sắc của chiếc kẹo cũng có ý nghĩa riêng. Màu trắng muốt của kẹo biểu hiện cho sự xuất hiện của Đức Mẹ Đồng Trinh, sự trong trắng vô tội của Chúa.
Nó xuất hiện trong Noel như một biểu tượng thiêng liêng
Chính vì vậy mà kẹo cây gậy Giáng sinh xuất hiện như một biểu tượng thiêng liêng, đồng thời giúp con người hướng đến cuộc sống thánh thiện, tốt đẹp hơn.
Theo Eva
Những món bánh "siêu dễ" với lò vi sóng
Nếu không có lò nướng, chị em cũng có thể tận dụng lò vi sóng để tặng cả nhà những chiếc bánh thơm lừng.
Trước đây nhiều chị em chỉ nghĩ làm bánh chỉ có thể với lò nướng, bếp nướng, thậm chí là nồi cơm điện nhưng ít khi tính đến việc làm bánh bằng lò vi sóng. Vì đơn giản nhiều chị em chỉ sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn, làm nóng cơm nguội và giã đông thực phẩm... mà chưa tận dụng hết các chức năng của nó. Lò vi sóng còn có thể chế biến nhiều món ăn như nấu xôi, nướng thịt, kho thịt, rang tép, nấu cơm... và nướng bánh mà thứ nào cũng nhanh gọn. Có khá nhiều kiểu bánh thao tác được với lò vi sóng mà chị em cũng phải bất ngờ đấy nhé!
Bánh Flan
Bánh flan thơm mềm, ngon mát là thứ bánh không chỉ người lớn mà mà trẻ em rất ưa thích. Không cần hấp cách thủy mà bằng lò vi sóng chị em cũng có thể có món bánh flan mềm mượt đầy hấp dẫn này. Với cách làm bằng lò vi sóng, bánh flan sẽ nhanh chóng hoàn thiện hơn nhiều.
Nguyên liệu: 3 lòng đỏ trứng gà, 2/3 hộp sữa đặc, 2 muỗng canh đường cát, 1 chút nước.
Cách làm: Chị em tiến hành cho đường và 1 chút nước vào bát chịu nhiệt (dành riêng cho lò vi sóng), rồi nhấn công suất High để trong 3-4 phút để làm caramel, khi caramel đường trở nên vàng óng, lấy ra tráng đều một lớp nước mỏng vào đáy bát, đường sẽ trở nên đặc cứng làm thành một lớp caramel dưới đáy bát.
- Trong khi chờ nguội, lấy 3 lòng đỏ trứng gà, khuấy đều nhẹ tay. Cho vào rây bột lọc lại kỹ (để lòng trắng không còn sót lại).
- Cho 2/3 hộp sữa khuấy đều với 1 lượng nước ấm tương đương 1 hộp sữa.
- Đổ sữa và trứng gà vào bát caramel, không đậy nắp rồi cho vào lò nhấn công suất Medium Low trong 10 phút. Sau đó đậy nắp, nhấn công suất thấp nhất Low thêm 10-15 phút cho đến khi chín. Để bánh flan nguội cho vào tủ lạnh khi nào thưởng thức thì lấy ra dùng.
Bánh quy
Nguyên liệu: 110g bơ (để mềm ở nhiệt độ phòng), 50g đường trắng, 1 quả trứng gà (khoảng 50g-55g), 140g bột mỳ thường, 1/2 muỗng cà phê (giúp bánh nở tốt nhưng nếu thấy khó kiếm cũng ko cần cho vào), 50g sô cô la chip (cái này tuỳ theo sở thích, bạn có thể không cho)
Cách làm: Để làm món bánh này, trước tiên chị em hãy cho bơ, đường vào âu, dùng cây đánh trứng cầm tay đánh đều, sao cho hỗn hợp trở nên mịn. Thêm trứng vào, tiếp tục đánh cho đến khi trứng quyện vào bơ đường (nên cho từng ít một )Rây bột mỳ, bột nở vào âu, trộn đều. Cho hạt sô cô la chip vào hỗn hợp bột, trộn tiếp.
- Cắt giấy nướng thành những miếng hình vuông khoảng 8x8Sau đó, dùng thìa chia hỗn hợp vào từng mảnh giấy nướng.
- Sau đó, cho vào lò vi sóng quay trong 3 phút. Tuỳ thuộc vào độ nóng của loại lò vi sóng bạn dùng mà nhiệt độ có thể thay đổi, nên quay 2 phút để thử trước.
Nướng xong, nên để nguội bánh quy ở nhiệt độ phòng, khi nguội bánh sẽ giòn hơn. Bánh quy sẽ giòn rụm, thơm mùi bơ và sô cô la.
Bánh ngọt
Nguyên liệu: Các nguyên liệu cho món bánh kem ngọt hương sô cô la sẽ bao gồm 25g bột cacao, 45g bột mì, 25g đường, 15ml dầu ăn, 45ml sữa tươi, thìa cà phê vani chiết xuất.
Cách làm: Trước tiên bạn hãy trộn đều các nguyên liệu khô với nhau trong một bát vừa nhé!
- Sau đó thêm sữa, dầu ăn rồi trộn đều nhưng vừa đủ vì nếu trộn kĩ quá bánh sẽ cứng, không ngon, không có độ mềm và ẩm như mong muốn.
- Dùng khuôn nướng bánh dành riêng cho lò vi sóng (có thể dùng khuôn ramekin), đổ hỗn hợp bột bánh vào (nhưng không nên cho bột quá đầy vào khuôn, vì bánh còn nở nữa).
- Cho vào lò vi sóng quay ở mức High trong 40-60 giây tùy theo loại lò. Sau giây 40, nếu thấy bánh nở hết cỡ là được.
Mug cake xoài dừa
Mug cake là một biến thể của bánh cupcake. Mug cake làm rất đơn giản và bánh được để trong cốc sứ có quai (không để trong cốc giấy như cupcake).
Không tốn nhiều thời gian, chỉ trong vài phút nướng với lò vi sóng bạn sẽ có ngay bánh mug cake xoài dừa thơm ngon để thưởng thức rồi.
Nguyên liệu: 4 muỗng canh bột mỳ, 2 muỗng canh đường, muỗng cà phê bột nở, 4 muỗng canh sữa dừa, 1 muỗng canh dừa nạo, 2 muỗng canh xoài thái nhỏ
Cách làm: Trước tiên, chị em cần trộn bột mỳ, đường, bột nở, sữa dừa trong một cốc lớn (cốc chuyên dùng cho lò vi sóng) . Sử dụng phới lồng đánh trứng đánh cho hỗn hợp mịn.
- Thêm dừa nạo và 1 muỗng canh xoài thái nhỏ vào khuấy đều. Cho nốt phần xoài lên trên mặt bột một cách đều nhau. Rồi cho cốc vào lò vi sóng, bật nút Grill, nướng trong vòng 1 phút ở nhiệt độ cao nhất là bánh chín.
Lưu ý, nạn cũng không nên cho quá nhiều bột vào cốc vì bánh có thể nở và trào ra ngoài.
Bánh đậu xanh với sữa dừa: (6-8 suất)
Nguyên liệu: 230gr đậu đã xát sạch vỏ, tách đôi hạt, 500gr bột ngô, 360gr đường cát, 1 bình sữa tươi 250 ml tiệt trùng, 1 cốc sữa dừa.
Cách làm: Cho đậu đã vo sạch vào nồi thuỷ tinh (loại dùng cho lò vi sóng) có chứa nước nóng. Đặt vào lò vi sóng chế độ Medium High (70%) khoảng 15 - 18 phút cho khi đậu xanh mềm. Sau đó, đổ đậu xanh ra cho ráo nước.
- Cho đường cát vào 480ml nước nóng, đặt vào lò ở chế độ High (100%) trong 5 - 10 phút cho tới khi đường tan hết. Nhấc ra.
- Cho bột ngô vào và đánh cho đến khi được hỗn hợp bột nhão. Thêm sữa tươi tiệt trùng, sữa dừa và đậu vào, đảo nhẹ tay cho đều.
- Đổ hỗn hợp trên vào các khuôn bánh. Đặt khuôn vào khay chứa có nắp đậy, để vào lò ở chế độ High (100%) trong khoảng 10-15 phút.
- Chờ 1-2 phút nhấc bánh ra. Món bánh đậu xanh này sẽ vô cùng thơm ngon và thanh mát đấy nhé!
Theo Eva
[Chế biến] - Bún ngao dọc mùng Bún ngao dọc mùng vừa ngon vừa nóng sẽ là bữa sáng hấp dẫn cho cả nhà. Nguyên liệu: - 1 kg ngao - 3 - 4 quả cà chua - Dọc mùng - Ít me chua hoặc giấm bỗng - Thì là, hành, dăm - Muối, gừng, hạt nêm - Bún, rau ăn kèm xà lách xoăn, rau thơm. - Hành khô....