Các mốc thời gian quan trọng xét tuyển đại học
Theo lịch xét tuyển sinh năm 2021 mà Bộ GD-ĐT điều chỉnh mới nhất, thời gian để các thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 29/8 đến 17h ngày 5/9.
Trước 17h ngày 16/9, các trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.
Các mốc thời gian quan trọng xét tuyển đại học năm 2021:
Theo Bộ GD-ĐT, thời gian các cơ sở giáo dục ĐH xét tuyển thẳng là trước 17h ngày 12/8 đối với thí sinh tham dự kỳ thi THPT đợt 1 (có thể tiếp nhận hồ sơ của các địa phương nếu có); ngày 1/9 đối với thí sinh tham dự kỳ thi THPT đợt 2.
Các thí sinh trúng tuyển thẳng sẽ gửi Hồ sơ và xác nhận nhập học tại các cơ sở đào tạo trước 17h ngày 22/8 với thí sinh tham dự kỳ thi THPT đợt 1 và trước 17h ngày 3/9 đối với thí sinh tham dự kỳ thi THPT đợt 2.
Cơ sở đào tạo sẽ thông báo kết quả xét tuyển thẳng trước 17h ngày 25/8 với thí sinh dự thi đợt 1 và trước 17h ngày 4/9 với thí sinh dự thi đợt 2.
Thời gian Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với khối ngành sư phạm và sức khỏe là ngày 26/8.
Thời gian các trường công bố điểm sàn xét tuyển đại học: trước 17h ngày 28/8.
Video đang HOT
Thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học (được điều chỉnh 3 lần bằng hình thức trực tuyến); điều chỉnh sai sót liên quan đến ưu tiên đối tượng, khu vực (thực hiện bằng phiếu và nộp tại điểm thu nhận hồ sơ): Từ ngày 29/8 đến 17h ngày 5/9.
Nếu muốn tăng số nguyện vọng xét tuyển so với số đăng ký ban đầu, các em phải điền vào mẫu và nộp lệ phí xét tuyển tương ứng với số nguyện vọng tăng thêm tại điểm tiếp nhận hồ sơ ban đầu. Đồng thời, thí sinh vẫn phải tự vào hệ thống để đăng kí thêm.
Trước 17h ngày 16/9, các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn, kết quả trúng tuyển đợt 1.
Trước 17h ngày 26/9 (tính theo dấu bưu điện), thí sinh làm thủ tục xác nhận nhập học đợt 1.
Tuyển sinh ĐH 2021: Mức điểm chuẩn đã rõ
Thời điểm hiện tại, hàng loạt trường ĐH đã công bố điểm sàn xét tuyển năm 2021. Cùng với dự báo điểm chuẩn ĐH năm nay sẽ tăng, bức tranh tuyển sinh năm 2021 đã rõ để người học lựa chọn ngành/trường cho phù hợp trong 3 lần điều chỉnh nguyện vọng tới đây (từ 7-17/8).
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT lần 1- năm 2021. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
Nhiều trường ĐH công bố điểm sàn
Tính tới 31/7, hàng loạt trường ĐH đã công bố điểm sàn xét tuyển năm 2021.Theo đó, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH chính quy năm 2021 là 20 điểm; mức điểm này bao gồm điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và ưu tiên xét tuyển đối với các ngành có tổ hợp các môn tính hệ số 1.
Học viện Ngân hàng thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng cho các phương thức xét tuyển là 21 điểm (bao gồm tổng điểm thi THPT 2021 của 3 môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký và điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng).
Trường ĐH Ngoại thương công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (phương thức 4) là 20 và 23,8 ở tuỳ từng cơ sở.
Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội tuyển sinh ĐH chính quy (Chương đào tạo chất lượng cao theo Thông tư 23/TT-BGDĐT): 23 điểm (thang điểm 30, đã cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực). Tuyển sinh liên kết quốc tế (Chương trình liên kết quốc tế do ĐH Troy và ĐH St.Francis, Hoa Kỳ cấp bằng): 16,5 điểm (thang điểm 30, chưa cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và điểm các môn thi cần đạt 5 điểm trở lên)...
Điểm chuẩn biến động tăng
Thống kê qua các mùa tuyển sinh cho thấy, những trường top đều có điểm chuẩn biến động tăng qua 3 năm trở lại đây. Đơn cử như Học viện Ngoại giao có điểm chuẩn các ngành học tăng vọt từ năm 2018- 2020. Đơn cử như ngành Quan hệ quốc tế (khối A01), có mức điểm chuẩn lần lượt các năm như sau: 23,1 (2018); 25,1 (2019): 26,6 (2020). Ngành Truyền thông quốc tế (khối D01) có mức điểm tăng lần lượt như sau: 23,4 (2018); 25, 2 (2019); 27 (2020)...
Tương tự như vậy, Trường ĐH Hà Nội cũng có mức điểm chuẩn biến động tăng rõ rệt qua 3 năm trở lại đây. Đơn cử như ngành Ngôn ngữ Anh (D01): 30,6 (2018); 33,23 (2019); 34,82 (2020). Ngành Công nghệ thông tin (D01): 20,6 (2018); 22,15 (2019); 24,65 (2020).
Cùng với đó, điểm chuẩn vào trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng tăng mạnh qua 3 năm gần nhất. Sư phạm tiếng Trung là ngành có mức điểm chuẩn cao nhất nhì Trường ĐH Ngoại ngữ trong một vài năm trở lại đây (năm 2020 mức điểm chuẩn là 36,08). Bên cạnh đó, Ngôn ngữ Hàn Quốc cũng là ngành khá thu hút thí sinh đăng ký (mức điểm chuẩn năm 2020 là 35,87)...
Trong ngày 30/7 Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng đã chính thức công bố mức điểm chuẩn bằng phương thức xét tuyển kết hợp. Theo đó, nếu tính quy đổi điểm các chứng chỉ ngoại ngữ, điểm số cao nhất thuộc về ngành Logisticsvà quản lý chuỗi cung ứng 28,75 điểm, Kinh doanh quốc tế với mức điểm là 28,35 điểm...
Cùng với đó, ở các phương thức xét tuyển kết hợp, xét tuyển bằng học bạ.. một số trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Hà Nội đã thông báo danh sách thí sinh trúng tuyển trước 5 h chiều ngày 30/7.
Theo nhận định của bà Nguyễn Thu Thủy- Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 nhìn chung là khá cao với nhiều bài thi trên 8 điểm, nên dự kiến điểm chuẩn các trường ĐH có thể tăng lên cao hơn so với năm ngoái. Điều này cũng đã được các chuyên gia tuyển sinh dự đoán trước đó.
Cần tính toán lại chỉ tiêu tuyển sinh
Bộ GDĐT đã cho phép các địa phương vùng dịch đặc cách tốt nghiệp THPT cho thí sinh có nguyện vọng. Băn khoăn đặt ra là làm thế nào để xét tuyển ĐH cho thí sinh thuộc diện xét tốt nghiệp đặc cách
Xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ: Bộ GDĐT đã có văn bản gửi ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, để thí sinh có thể tham dự. Kỳ thi này dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9 (tuỳ theo điều kiện thực tiễn).
Đối với thí sinh thuộc diện đặc cách tốt nghiệp THPT, Bộ đề nghị các cơ sở giáo dục ĐH phát huy tinh thần tự chủ và trách nhiệm xã hội, có phương án chung trên toàn hệ thống, tính toán tỉ lệ chỉ tiêu dành lại phù hợp với tỉ lệ các thí sinh đặc cách tốt nghiệp.
Ông Sơn lưu ý, cần tính đến điểm ưu tiên đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực. Các trường cũng cần tính đến trường hợp thí sinh không thể tham dự kỳ thi đánh giá năng lực, nên cần chủ động để có phương án xét tuyển cho các em.
Cũng cần lưu ý thêm là hiện tại, với những trường tổ chức tuyển sinh sớm, bên cạnh việc thu tiền lệ phí đăng ký xét tuyển, một số trường ĐH yêu cầu thí sinh nộp thêm khoản tiền đặt cọc giữ chỗ để được xét tuyển và ưu tiên xét tuyển vào trường. Việc làm này được cho là giải pháp giúp lọc ảo bớt hồ sơ, tuy nhiên cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Theo phân tích từ TS Võ Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang (VLU, TP HCM): Việc viện dẫn đặt cọc giữ chỗ để lọc ảo trong trường hợp này là chưa phù hợp, mà chủ yếu là một cách vượt rào, lách luật, đồng thời tạo ra sự không đồng bộ trong xét tuyển ĐH giữa các trường với nhau.
Giải đáp tất tần tật thắc mắc về đổi nguyện vọng đại học năm 2021: 4 nguyên tắc vàng khi điều chỉnh để dễ trúng tuyển vào ngành mong muốn Khi nào được điều chỉnh nguyện vọng, được điều chỉnh bao nhiêu lần và đổi nguyện vọng thế nào để dễ trúng tuyển vào ngành mình thích? Những thắc mắc về đổi nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2021 sẽ được giải đáp cụ thể sau đây. Theo công văn số 1444/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các...