Các loại rau hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp
Chứng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện sốt ho, ho khan, ho cơn, thở mệt … đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình bệnh chứng Phong ôn Xuân ôn trong Ôn dịch Đông y.
Mướp đắng – Ảnh minh họa
Nguyên nhân phần nhiều vì ngoại tà ôn dịch lây nhiễm, vì nội thương phế âm hư, người gầy yếu vốn đang mắc các bệnh mạn tính, dinh dưỡng kém, ăn uống không phù hợp…
Đông y cho rằng, phế âm hư chủ yếu do tân dịch bị suy giảm khi nhiễm ngoại tà dễ dẫn đến ho khan, ho không có đờm, khi âm càng hư suy không chế ngự được hỏa tà mà tà hỏa càng thịnh càng gây ho, sốt.
Bệnh tật phát sinh từ sự thiếu cân bằng âm dương, nếu trong cơ thể nội nhiệt “ nóng” dễ gây tích nhiệt, gây viêm sưng nặng hơn. Bên cạnh dùng thuốc nên phối hợp món ăn bổ mát tiêu đàm hết nóng, giúp ức chế vi khuẩn, virus phát triển mạnh hơn.
Dưới đây là một số món ăn dược thiện bổ mát, giàu vitamin, giúp chữa viêm đường hô hấp và tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.
Rau tần ô ( cải cúc): Vị ngọt thơm, tính mát, tác dụng kiện tỳ vị, giáng hỏa, tiêu đàm, giúp chữa ho đàm ho khan, ho đàm nhiệt khó thở, viêm họng. Nấu canh với thịt cá, hoặc luộc ăn cả cái lẫn nước.
Rau má: Vị hơi đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, mát gan, thanh phế dưỡng âm giải độc, lợi tiểu, giúp chữa phế nhiệt ho khan, sốt ho viêm phế quản, viêm họng, mụn nhọt. Dùng bằng cách nấu canh với cá thịt, xay sinh tố đều tốt.
Cải canh (cải cay): Vị cay mát không độc. Tác dụng hóa đàm, thông tiếu, an tỳ thận… giúp chữa ho khan, ho đàm, ho đàm thở dốc, viêm họng phát sốt. Chế biến bằng cách nấu canh với thịt cá, luộc ăn đều tốt.
Củ cải (cải củ): Vị ngọt hơi đắng, không độc. Tác dụng long đờm, tiêu thũng, thông ứ trệ, giúp chữa ho khan, ho tức ngực sườn, bụng đầy chậm tiêu. Chế biến bằng cách hầm thịt cá, nấu canh luộc ăn.
Mướp đắng (khổ qua): Vị đắng, tính hàn không độc. Tác dụng trừ tạng nhiệt, sáng mắt, mát tim, trừ nội nhiệt, bổ hư tổn, giúp chữa ho khan, họng khô, sốt về chiều, ho tức ngực. Chế biến bằng cách nhồi thịt, nấm mèo, đậu hũ nấu canh ăn, hoặc luộc xào ăn đều tốt.
Giá đậu (Giá đậu xanh): Vị ngọt tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, tiêu độc chỉ khát, tiêu thực… giúp chữa đau họng phế nhiệt, ho khan khàn tiếng, bụng đầy, rất tốt với ai bị tiểu đường, tim mạch, huyết áp, cholesterol xấu cao, viêm thanh quản, đau mỏi. Chế biến bằng cách nấu canh chua hoặc luộc, xào, ép nước uống.
Mướp hương: Vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, trừ thấp, tiêu viêm… giúp chữa phế, đại tràng, nhiệt táo, ho, viêm họng, mụn nhọt. Chế biến bằng cách nấu canh với cua hoặc thịt cá đều được.
Bí đao (bí xanh): Vị ngọt, tính hơi hàn, không độc. Tác dụng giải khát, mát tim trừ nóng nhiệt, giảm phù, thông tiểu… giúp chữa nội nhiệt tâm phế nhiệt, ho khan viêm họng, táo bón… Nấu canh cá thịt hoặc luộc ăn đều tốt.
Video đang HOT
Rau diếp: Vị ngọt hơi đắng, tính hàn, không độc. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc nhuận phế, dễ ngủ, giúp chữa ho, đau họng phát sốt, ho khan ho cơn. Ăn sống, ăn lẩu, sốt cà chua, luộc, xay sinh tố…
Lưu ý: Nếu ho khan, ho cơn, đàm vàng là phế nhiệt, phế hỏa thịnh, ngoài món ăn bài thuốc trên cần tăng cường ăn rau củ quả, nước trái cây tươi bổ mát, có thể dùng nước mía, bột sắn dây, nước mơ, dâu, sơ ri, quít, chanh, bưởi. Nên tránh món ăn khô, cay, nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào khó tiêu. Tuy nhiên sốt lâu, khí huyết đều hư, người sợ lạnh nên ăn bổ, dễ tiêu, tránh thức ăn mát, sống, lạnh, chua đắng quá, các món rau củ trên khi nấu canh, luộc cho thêm gia vị cay ấm như gừng, hành, tỏi. Nếu trẻ em, người già yếu nên ăn lỏng dễ tiêu như món cháo hầm, tốt nhất hầm đậu xanh, đậu đen; ăn canh rau ngót, khoai tím, khoai mỡ, cải soong, rau mầm… Khi ăn uống bổ dưỡng phù hợp giúp cơ thể khỏe mạnh để tăng cường miễn dịch, đồng nghĩa sức đề kháng tốt chống lại tác nhân gây bệnh.
Lương y Nguyễn Minh Phúc – nguyên PCT Hội Đông y TP Vũng Tàu
[ẢNH] Cách phòng tránh các loại bệnh hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa cũng chính là lúc khí hậu, thời tiết có sự thay đổi, chính vì thế nếu không chú ý đến sức khỏe thì con người rất dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Dưới đây là một số cách phòng tránh hiệu quả bệnh giao mùa mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Bệnh hô hấp thường thấy đầu tiên đó là cảm cúm. Các triệu chứng chính của cảm cúm như: sốt, nghẹt mũi, đau họng, đau mỏi toàn thân...
Cảm cúm xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, cảm cúm còn đi kèm với các biểu hiện khác như: nôn, đi ngoài... Chính vì thế mà các bậc phụ huynh cần hết sức lưu tâm
Chế độ ăn uống hợp lý có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa cảm cúm lúc giao mùa. Vừa tăng cường chất dinh dưỡng cho cả gia đình, nhưng cũng vừa phải đảm bảo đủ cả chất và đủ cả lượng
Bên cạnh những loại thực phẩm giàu protein thì các bà nội trợ cần kết hợp thêm một số thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin A như: rau xanh, củ, quả... giúp cơ thể được khỏe mạnh, chức năng của hệ hô hấp được phát huy
Đồng thời, một số loại trà như: trà bạc hà, trà thảo mộc... cũng có thể bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các thành viên trong gia đình
Thói quen sinh hoạt cần được cải thiện, cụ thể là việc lên kế hoạch làm việc, khung thời gian ngủ, nghỉ, đảm bảo ngủ đủ số giờ /ngày, tránh tình trạng thời gian ngủ quá ít kéo dài khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi
Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung bằng cách che mũi, miệng khi hắt hơi, ho, hạn chế khạc nhổ bừa bãi ra môi trường xung quanh
Bệnh hô hấp xuất hiện lúc giao mùa tiếp đến là viêm họng. Tác nhân gây ra viêm họng được xác định do một số yếu tố như: thời tiết, độ ẩm... thay đổi, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển
Triệu chứng ban đầu của viêm họng như: ngứa mũi, hắt hơi, nóng trong... nặng hơn là sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi... Một số trường hợp người bị viêm họng sẽ cảm thấy khó thở, xuất hiện hạch ở cổ gây sưng tấy
Thói quen uống nhiều nước sẽ rất hữu ích trong những ngày thời tiết giao mùa, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm họng
Đối với người có những triệu chứng nhẹ ban đầu thì cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao ở không gian thông thoáng, sạch sẽ và bổ sung các loại nước như: trà gừng...
Luôn chú ý tới nhiệt độ cơ thể khi ở trong từng thời điểm giao mùa của năm. Giữ ấm cơ thể, tuy nhiên không nên mặc quá nhiều đồ khiến cơ thể nóng bức, mồ hôi thấm ngược vào trong
Thay đổi thời tiết đột ngột không chỉ gây ra những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mà đây còn là khoảng thời gian khiến những bệnh hô hấp mạn tính dễ tái phát
Cụ thể như: hen phế quản, giãn phế quản... Đây là hai bệnh nguy hiểm nếu người bệnh không tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và có một số phòng tránh nhất định
Với những người mắc hen phế quản, cần tránh các yếu tố như: khói thuốc lá, thức ăn gây dị ứng... khiến người bệnh dễ lên cơn hen
Thường xuyên vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tạo không gian sống thoáng mát, giảm những biến chứng xấu từ bệnh hen phế quản, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa
Còn với những người mắc giãn phế quản cần thường xuyên vệ sinh: răng, miệng, họng... Đánh răng sau khi ngủ dậy buổi sáng, trước khi đi ngủ buổi tối, sau khi ăn, và xúc miệng bằng nước muối
Hạn chế đi ra ngoài, nhất là tới những không gian chật hẹp, khói bụi
Tránh tiếp xúc với những người mắc cúm, đồng thời rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với các đồ vật chung, nơi công cộng
Nguyễn Minh (Tổng hợp)
Tại sao đeo khẩu trang có thể ngăn ngừa được bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp? Khẩu trang khi sử dụng đúng loại và đúng cách có tác dụng ngăn ngừa được các tác nhân gây bệnh từ đường hô hấp của người mang mầm bệnh phát tán ra không khí và từ không khí vào đường hô hấp của người chưa bị nhiễm bệnh. Anh minh hoa 1. Nếu không có nhiệt kế điện tử thì nên dùng...