Các kỳ thi quan trọng có thay đổi?
Tình hình dịch bệnh phức tạp khiến nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức ra sao, có thay đổi so với dự kiến?…
Ngày 9-5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội thông báo có 5 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng, trong đó 4 bệnh nhân là học sinh (HS) lớp 12 cư trú ở xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm.
Nhiều kịch bản khác nhau
Cả 4 trường hợp này học cùng lớp 12A1 Trường THPT Kinh Bắc (xã Hòa Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước đó, lớp này có 2 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 ngụ xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành liên quan “ổ dịch” xã Mão Điền, tỉnh Bắc Ninh.
Trước băn khoăn liên quan việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho HS lớp 12 trong tình hình dịch bệnh, PGS-TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho hay bộ đã xây dựng các kịch bản khác nhau, tùy thuộc diễn biến của dịch Covid-19. Theo ông Trinh, Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, sắp xếp địa điểm thi, chuẩn bị các phòng thi đề phòng trường hợp có thí sinh là F1, F2, F3; rà soát các thiết bị, khâu in sao đề thi, chấm thi. Đặc biệt, chú trọng khâu tập huấn giáo viên (GV), nhất là các cán bộ trọng yếu tham gia in sao đề thi.
“Các địa phương cần có kịch bản cụ thể theo từng diễn biến của dịch bệnh, phải tính toán để chuẩn bị các trang thiết bị từ khử khuẩn, khẩu trang…, bảo đảm an toàn cho thí sinh và cán bộ làm công tác thi. Mỗi địa điểm cũng cần sắp xếp một số y – bác sĩ để kịp thời ứng phó trong các trường hợp đặc biệt” – ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến (TP HCM) nộp hồ sơ dự kỳ thi THPT 2021. Ảnh: TẤN THẠNH
Để chuẩn bị cho công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Sở GD-ĐT TP Hà Nội đang khảo sát các trường học làm điểm thi. Những địa điểm được khảo sát là các trường THCS, THPT có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy học, bàn, ghế và điều kiện phục vụ học tập đầy đủ. Việc khảo sát sẽ được hoàn thành trước ngày 11-5. Từ ngày 12 đến 18-5, Sở GD-ĐT TP Hà Nội và các phòng GD-ĐT sẽ tổ chức nhiều đoàn kiểm tra cơ sở vật chất của các trường, từ đó chính thức ban hành quyết định danh sách điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Tại TP HCM, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT TP HCM năm 2021. Trong đó, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức làm trưởng ban chỉ đạo và 44 thành viên. Về phương án tổ chức các kỳ thi, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cho biết dự kiến trong vài ngày nữa sẽ có phương án chính thức, đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và tốt nghiệp THPT.
Video đang HOT
“Sở đã xây dựng phương án thi trong tình hình dịch bệnh nhưng về nguyên tắc phải có sự góp ý, tham mưu của Sở Y tế TP và quyết định của lãnh đạo TP HCM” – vị này cho biết.
Tiếp tục dạy học trực tiếp cho học sinh cuối cấp
Trong thời gian chờ đợi phương án thi chính thức, đa dạng hình thức dạy học trên internet, tổ chức dạy học trực tiếp cho HS lớp 9 và 12 là cách mà nhiều trường phổ thông tại TP HCM đang thực hiện.
Theo ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), trước mắt, trường sẽ cho HS tất cả các khối học trên internet đến ngày 25-5. Từ nay đến lúc đó, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, trường sẽ xin dạy trực tiếp. Còn nếu ngược lại, trường sẽ tổ chức ôn thi theo hình thức trực tuyến cho HS khối 12.
Ông Huỳnh Thanh Phú cho rằng hiệu quả của dạy học trực tuyến không thể bằng trực tiếp nhưng trong tình huống dịch bệnh bất khả kháng thì nhà trường không thể cầu toàn. Trường THPT Nguyễn Du năm nay có 544 HS khối 12. Ông Phú cho biết từ ngày 25-5, sau khi có kết quả kiểm tra học kỳ II, trường sẽ lập danh sách những HS khối 12 có kết quả chưa tốt để phụ đạo thêm cho đến khi thi tốt nghiệp THPT.
Tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (TP HCM), ông Đỗ Minh Hoàng, giám đốc trung tâm, cho biết trung tâm tổ chức dạy trực tuyến cho toàn bộ HS các khối, chia làm 2 phần. Trong đó, phần 1 là dạy trực tuyến theo thời khóa biểu và ôn tập, củng cố kiến thức.
Phần 2 là làm các dạng đề thi trắc nghiệm trên một hệ thống phần mềm. Dựa theo kết quả này, GV sẽ tổ chức phụ đạo thêm cho HS thông qua nhiều hình thức như lập các nhóm ôn tập riêng hoặc một thầy một trò cùng ôn tập qua mạng. Đến cuối tháng 5, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát và TP có chỉ đạo thì trung tâm sẽ có phương án dạy và học tiếp theo.
Ông Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4), cho hay HS khối 10, 11 từ ngày 10-5 đến kết thúc năm học sẽ chuyển sang hình thức học trên internet theo hướng dẫn của GV bộ môn (không thực hiện buổi 2); bảo đảm đủ thời lượng, kiến thức, kỹ năng để hoàn tất chương trình năm học 2020-2021 theo quy định.
Riêng với HS lớp 12, để bảo đảm chất lượng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, ông Đảo nói: “Ban giám hiệu nhà trường đang xem xét, họp bàn với Ban Đại diện cha mẹ HS và báo cáo Sở GD-ĐT TP HCM để xây dựng phương án duy trì tổ chức học tập trực tiếp. Khi tổ chức học tập trực tiếp cho HS lớp 12, nhà trường sẽ rà soát, tuân thủ đầy đủ các tiêu chí được quy định tại Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 và các quy định về phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là yêu cầu 5K”.
Ông Trương Quốc Hưng, Hiệu trưởng Trường THCS Đức Trí (quận 1), cho biết nhà trường vẫn duy trì việc dạy và học trên internet cho HS các khối để hoàn tất chương trình vào ngày 22-5. Riêng với HS lớp 9, bởi trước đó ở năm lớp 8 là lớp nền tảng cũng vào thời gian bị dịch, các em phải học theo chương trình giảm tải, đến khi lên lớp 9, gần kết thúc năm học lại gặp ngay đợt dịch nữa nên lượng kiến thức sẽ bị hụt nhiều. “Chỉ còn 3 tuần nữa là đến kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Không những riêng tôi mà nhiều trường mong muốn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tới, đề thi cho các em sẽ được ra nhẹ nhàng, bớt những câu hỏi khó” – ông Hưng bày tỏ.
Trong khi đó, theo khẳng định của Sở GD-ĐT TP, đề thi tuyển sinh lớp 10 ở cả 3 môn sẽ giữ vững ổn định về cấu trúc. Tuy nhiên, sở sẽ cân nhắc số lượng các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao cho phù hợp tình hình dạy và học, theo nguyên tắc học đến đâu thi đến đó.
Hà Nội muốn giảm số môn thi vào lớp 10
Dù HS phải tạm dừng đến trường vì dịch bệnh nhưng đến thời điểm này, Hà Nội vẫn giữ nguyên kế hoạch thi 4 môn là toán, ngữ văn, ngoại ngữ, lịch sử vào các ngày 10 và 11-6. Việc phải thi 4 môn trong hoàn cảnh HS phải học trực tuyến, các lớp luyện thi phải tạm nghỉ đã khiến rất nhiều HS và phụ huynh căng thẳng, lo lắng.
Em Nguyễn Anh (HS lớp 9 Trường THCS Trung Yên) cho biết thật sự căng thẳng khi trong một năm học phải nghỉ đến 3 đợt để học trực tuyến. “Rõ ràng việc thu nạp kiến thức từ học trực tuyến và trực tiếp là khác nhau nên em rất lo lắng. Với tình hình thế này thì rất khó có thể bảo đảm thi tốt để giành suất vào trường công lập” – Hải Anh chia sẻ.
Anh Nguyễn Văn Dũng, có con đang học lớp 9 tại quận Nam Từ Liêm, bày tỏ sự bức xúc khi nhiều tỉnh, thành giảm số môn thi vào lớp 10 để giảm bớt căng thẳng cho HS thì Hà Nội vẫn yêu cầu thi tới 4 môn. “Cũng như rất nhiều phụ huynh khác, tôi mong muốn giảm số môn thi còn 3 môn như năm 2020 để giảm bớt căng thẳng cho các con” – anh Dũng thổ lộ.
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều trường học tại TP Hà Nội mong muốn được tổ chức kiểm tra cuối kỳ bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội, cho biết Thông tư 09/2021của Bộ GD-ĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến đến ngày 16-5 mới có hiệu lực. Vì thế, các trường vẫn triển khai dạy và ôn tập bằng hình thức trực tuyến nhưng chưa vội kiểm tra cuối kỳ trực tuyến.
Trước những băn khoăn của HS và GV về kế hoạch thi chuyển cấp trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học – Bộ GD-ĐT, cho biết kỳ thi chuyển cấp như thi vào lớp 10. Việc quy định về hình thức thi, địa điểm, thời gian thi… sẽ do các địa phương chủ động điều chỉnh, căn cứ vào tình hình thực tế.
Lấy mẫu xét nghiệm, phân loại thí sinh
Ông Nguyễn Văn Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Kinh Bắc – nơi có HS dương tính với SARS-CoV-2, cho biết toàn bộ HS và GV nhà trường đang được lấy mẫu xét nghiệm. Số này gồm hơn 200 HS (không tính 42 HS lớp 12A1 đã đi điều trị do dương tính và F1 cách ly tập trung) cùng 30 GV.
Về việc học tập của HS, ông Thảo cho biết do Bắc Ninh cho HS tạm dừng đến trường từ ngày 6-5, nhà trường tổ chức dạy học, ôn tập trực tuyến nên dù cách ly, HS của trường vẫn có thể ôn tập trực tuyến. Với các HS mắc Covid-19, ông Thảo cho hay nhà trường đề nghị Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh nếu trường hợp thời gian cách ly trùng với lịch thi tốt nghiệp THPT thì sẽ cho các em thi vào đợt sau.
Trong mùa tuyển sinh năm 2020, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu ban chỉ đạo thi các tỉnh, thành phải có phương án phân loại thí sinh theo 4 nhóm: F0 (ca bệnh xác định, dương tính với SARS-CoV-2), F1 (tiếp xúc gần với F0, phải cách ly tập trung), F2 (tiếp xúc với F1, cách ly tại nơi cư trú) và các thí sinh khác.
Thí sinh F0 được đặc cách xét tốt nghiệp và được tạo điều kiện tham gia xét tuyển đại học bằng các hình thức phù hợp. Thí sinh diện F1, F2 được bố trí thi tại phòng hoặc điểm thi riêng. Cụ thể, thí sinh diện F1 có thể được tổ chức thi tại khu cách ly hoặc điểm thi riêng gần khu cách ly. Thí sinh diện F2 có thể bố trí thi tại phòng thi dự phòng của các điểm thi hoặc tại điểm riêng phù hợp với điều kiện mỗi địa phương.
Học sinh là F0, thi tốt nghiệp THPT như thế nào?
Đến thời điểm này, đã có nhiều học sinh lớp 12 Trường THPT Kinh Bắc (Bắc Ninh) được xác định mắc COVID-19. Nhiều học sinh, phụ huynh băn khoăn, tình hình dịch bệnh phức tạp, thời điểm tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2021 thí sinh mắc COVID-19 sẽ xử lý như thế nào?
Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) ông Mai Văn Trinh.
Trước vấn đề này, trả lời PV, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) ông Mai Văn Trinh cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, nếu thí sinh là F0 (mắc COVID-19) là bệnh nhân không thể dự thi sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp.
Theo ông Trinh, trước tình hình dịch COVID-19 phức tạp, Bộ GD&ĐT đã tính đến kịch bản sẽ tổ chức kỳ thi đối với các địa phương an toàn (không bị giãn cách xã hội). Các địa phương phải tiến hành các biện pháp khử khuẩn, trang bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tại các điểm thi, đảm bảo khoảng cách...
Tại các điểm thi, khu vực thi sẽ bố trí phòng thi cho thí sinh diện F1, F2, F3. Thí sinh là F1 sẽ được trang bị quần áo bảo hộ, phòng thi riêng. Thí sinh là F2, F3 cũng sẽ có giải pháp phù hợp và được lực lượng y tế hỗ trợ để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
"Trường hợp cần thiết, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các địa phương để tổ chức thêm đợt thi. Hiện nay, đơn vị đã chủ động xây dựng ngân hàng đề với số lượng câu hỏi đủ đáp ứng số lượng, chất lượng để xây dựng đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi nhiều đợt khác nhau", ông Trinh nói.
Đối với thí sinh là F0, các em là bệnh nhân phải đi điều trị, không dự thi được, thì căn cứ theo Quy chế hiện hành, các em sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp THPT.
"Trường hợp này cũng giống với các trường hợp đặc biệt khác như: tai nạn, ốm đau, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và các tình huống bất thường khác, không thể tham dự được kỳ thi, thí sinh sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp", ông Trinh khẳng định.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 được Bộ GD&ĐT quyết định sẽ diễn ra từ ngày 6-9/7. Như vậy, từ nay đến kỳ thi còn khoảng 2 tháng để học sinh các trường vừa học tập, vừa có giải pháp phòng chống dịch bệnh.
Học sinh nhiễm Covid-19, sẽ thi tốt nghiệp THPT thế nào? Ngày 9.5, tại một số địa phương đã xuất hiện ca bệnh Covid-19 là học sinh, đặc biệt có học sinh khối 12 đang chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT vào tháng 7. Học sinh lớp 12 nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) - ẢNH: ĐĂNG NGUYÊN Bộ GD-ĐT nói gì ? Chiều 9.5, Bộ...