Các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ kêu gọi tái khởi động đàm phán thương mại với Trung Quốc
Theo nguồn tin riêng của tờ Wall Street Journal ngày 6/8, khoảng hơn 30 hiệp hội doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng mạnh nhất ở Mỹ đại diện cho nhiều ngành nghề, trong đó có ngành bán lẻ, sản xuất chip điện tử và nông nghiệp đã kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden tái khởi động đàm phán thương mại với Trung Quốc và cắt giảm thuế quan nhập khẩu vì lợi ích kinh tế của chính nước Mỹ.
Quốc kỳ Trung Quốc (trái) và quốc kỳ Mỹ tại một hội nghị. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Các công ty nhập khẩu của Mỹ hiện phải chịu thuế quan cao đánh vào đồ điện tử, may mặc và nhiều hàng hóa khác của Trung Quốc mà các loại thuế này vẫn có hiệu lực cho tới khi nào phía Trung Quốc hoàn thành các cam kết của họ theo thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 ký với Mỹ năm 2020.
Trong bức thư gửi tới Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen ngày 5/8, các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho rằng Bắc Kinh cơ bản đã thực hiện các cam kết quan trọng trong thỏa thuận, trong đó có việc mở cửa thị trường cho các công ty tài chính của Mỹ và cắt giảm rào cản đối với hàng nông sản của Mỹ xuất tới Trung Quốc.
Video đang HOT
Bức thư có đoạn nhấn mạnh rằng chính sách thương mại lấy người lao động làm trung tâm của Mỹ cần cân nhắc rằng người dân Mỹ đang phải gánh chịu thuế quan của cả Mỹ và Trung Quốc trên chính đất Mỹ và rằng Mỹ nên bãi bỏ các loại thuế quan làm phương hại tới lợi ích của người Mỹ.
Trao đổi với tờ Wall Street Journal, người phát ngôn của bà Tai cho biết hiện đang tiến hành rà soát chiến lược kinh tế với Trung Quốc để có thể đưa ra chính sách tốt nhất cho người dân Mỹ, đặc biệt là nông dân và giới doanh nghiệp. Phía Bộ Tài chính Mỹ hiện chưa hồi âm liên quan tới thư các hiệp hội doanh nghiệp gửi.
Các doanh nghiệp Mỹ hiện khá sốt ruột trước tiến độ rà soát chính sách thương mại và chính sách kinh tế khá chậm của chính quyền.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Biden gần như không đưa ra tín hiệu gì cho thấy sẽ thực thi thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 ký với Trung Quốc hay sẽ mở rộng đàm phán. Phía Trung Quốc thì có hàm ý với giới doanh nghiệp Mỹ rằng họ sẽ không đàm phán gì tiếp cho tới khi Washington chấp nhận thực thi thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.
Một nguồn tin không nêu danh tính từ chính quyền của Tổng thống Biden cho biết việc rà soát chính sách kinh tế với Trung Quốc có lẽ sẽ kéo dài đến mùa thu năm nay. Phía Mỹ cũng chưa quyết định có tiếp tục áp các loại thuế quan đang đánh vào khoảng 50% số hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc hay không.
Ngày 5/8, bà Tai đã gặp riêng đại diện một số doanh nghiệp lớn của Mỹ trong lúc dừng chân ở Seattle và ghi nhận nguyện vọng của họ sớm thấy chính quyền rà soát xong các chính sách thương mại với Trung Quốc để có được bước đi tiếp theo, song cũng không để lộ ý định chính sách của Mỹ với Trung Quốc trong thời gian tới sẽ như thế nào.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Chad Bown thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson, người theo dõi sát sao thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 cho rằng Bắc Kinh khá chậm chạp trong việc thực hiện cam kết mua thêm khoảng 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong thời gian hai năm.
Tuy nhiên, các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho rằng Mỹ nên bắt đầu đàm phán các vấn đề hiện chưa đề cập ở thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 với Trung Quốc, ví dụ như trợ cấp của nhà nước, mua sắm chính phủ, an ninh mạng và thương mại kỹ thuật số.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...