Các gia đình mua đất rộng nhưng không thể xây nhà
Chị Loan (quận 12, TP HCM) phải bán rẻ khu đất và mất luôn 160 triệu tiền thiết kế vì không thể vận chuyển vật liệu vào xây nhà.
Cách đây nhiều năm, chị Loan quyết định mua một khu đất ở vùng ven Sài Gòn. Chị dự định khi nghỉ hưu sẽ cùng chồng rời trung tâm về đây tận hưởng cuộc sống thanh bình, tĩnh lặng. Khu đất rộng 1.000 m2 có địa thế đẹp với một con sông nhỏ sau nhà, phía trước là con đường 12m song song với rạch nước rộng tầm 5m.
Nhiều gia chủ mua đất, lên kế hoạch làm nhà chi tiết nhưng không quan tâm tới cơ sở hạ tầng xung quanh. Ảnh minh họa: Cát Mộc.
Bận rộn công việc nên mãi tới năm 2006, chị Loan mới tính tới chuyện xây nơi ở mới. Chị định làm nhà trên mặt bằng 300 m2, phần diện tích còn lại sẽ bố trí vườn cây. Thích kiến trúc kiểu Nhật nên chị tính sẽ làm nhà 2 tầng mang phong cách tương tự, trong khuôn viên cũng sẽ có những lạch nước nhỏ để nuôi cá, bố trí nhiều loại cây, hoa phù hợp.
Sau đó, chị Loan thuê một công ty kiến trúc để hoàn thành bản vẽ chi tiết cho công trình. Ưng ý với đề xuất và giải pháp của kiến trúc sư, chị chốt phương án cuối và trả 160 triệu tiền thiết kế. Gia đình cũng đã hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, tiến hành san lấp cả nghìn m2 mặt bằng.
Khu đất nhà chị Loan nằm ở một ốc đảo thưa dân, chưa có nhà xây dựng kiên cố. Đường duy nhất để tiếp cận khu vực này là đi qua một cây cầu bắc ngang con rạch. Thời điểm đó, cầu bắc tạm bợ, chỉ đủ an toàn cho xe máy, xe đạp và người đi bộ. Bởi vậy, chị Loan quyết định đầu tư tiền làm một cây cầu kiên cố hơn để xe ôtô có thể đi lại. Như vậy, gia đình chị mới có thể lưu thông dễ dàng và vận chuyển vật liệu xây dựng nhanh chóng.
Tuy nhiên, kế hoạch không thuận lợi như gia đình dự tính mà vấp phải sự phản đối dữ dội của gia đình ở phía bên kia cầu. Người hàng xóm – cũng sở hữu khu đất lớn – nhất quyết không cho bắc cầu kiên cố vì họ nói “cây cầu chĩa thẳng vào nhà sẽ khiến gia đình tôi gặp xui xẻo”.
Mảnh đất nhà hàng xóm có mặt tiền rộng đối diện rạch nước, nên cầu xây ở khu vực nào cũng sẽ đâm thẳng vào nơi ở của họ. Chị Loan không biết làm sao để tránh được sự phản đối của gia đình này. Chị đề nghị đền bù một khoản tiền nhưng hàng xóm cũng không đồng ý.
Quá mệt mỏi sau hơn 2 năm tranh chấp, chị Loan quyết định bán lại khu đất và tạm biệt ước mơ có ngôi nhà lý tưởng ở đây.
Cũng lâm vào cảnh mua đất không tìm hiểu kỹ, anh Vỹ (huyện Bình Chánh, TP HCM) phải bán rẻ để đi tìm nơi ở khác. Trước đó, anh mua lô đất 180 m2 (6×30m) và háo hức chuẩn bị xây nhà. Chỉ tới khi đi xin phép xây dựng, anh mới biết đất nhà mình nằm dưới đường dây điện 500 KV. Bởi vậy, anh không thể xây dựng nhà cao tầng như mong muốn. Không chỉ thế, khi sang các nhà lân cận hỏi thăm, anh còn phát hiện các thiết bị điện cũng bị ảnh hưởng như tivi nhiễu sóng, không rõ nét. Lay lắt suốt thời gian dài mua bán đất, anh chị vẫn chưa có chỗ định cư lâu dài.
Nhà anh Quang ở quận Bình Tân (TP HCM) mua nhà xây sẵn, có đầy đủ giấy tờ cũng gặp trắc trở vì không tìm hiểu quy hoạch. Tới khi tháo dỡ nhà cũ và đi xin phép xây dựng, anh mới biết, ngôi nhà nằm trong diện quy hoạch mới, bị giải tỏa toàn bộ để mở đường.
Video đang HOT
KTS Phạm Thanh Truyền cho biết, với hầu hết các gia đình, việc mua nhà, đất là chuyện trọng đại. Số tiền bỏ ra không hề nhỏ, có thể là cả gia tài chắt chiu nhiều năm. Một số người thấy khu đất vuông vắn, có địa thế tốt, giá phải chăng nên vội vàng bỏ tiền ra mua mà không cân nhắc tới cơ sở hạ tầng xung quanh.Trước khi mua nhà đất, gia chủ nên tìm hiểu mọi vấn đề liên quan như quy hoạch chung của khu, cơ sở hạ tầng. Mảnh đất cần nằm trong các khu đã được định làm nhà ở, có lối vào thuận lợi, đất cao ráo, ít úng ngập. Bạn nên tìm hiểu xem mình có thể xây nhà có số tầng và diện tích như mong muốn không.Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu mặt bằng dân trí trong khu vực, an ninh có đảm bảo không. Khi xây nhà sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường xung quanh, đặc biệt là những người hàng xóm. Sau khi chắc chắn mọi yếu tố trên, bạn mới nên bỏ tiền ra mua đất và thiết kế, xây nhà.
An Yên
Theo vnexpress.net
Tết tha hương ở vùng ven Sài Gòn
Trong khi không khí Tết đang chộn rộn khắp nơi thì đâu đó ở ngoại ô TP.HCM, những mảnh đời tha hương vẫn đang dầm mình trong bùn đất. Cái Tết sum vầy càng làm họ càng xao xuyến nỗi hồi hương.
Sông Vàm Thuật chia làm nhiều mương rạch, uốn lượn quanh những cánh đồng ở Thới An, Thạnh Xuân (quận 12) và Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) là nơi nương náu của những mảnh đời tha hương tìm về cư ngụ.
Ở vùng ngoại ô, nhiều nông dân tha phương vẫn còn đang dầm bùn trong bùn đất. Ảnh: Nguyên Vỹ
Mùa thuốc lào tiếp theo qua Tết mới thu hoạch. Những mảnh đời tha hương, hoặc đến rồi đi theo thời vụ, hoặc ở hẳn giữa bưng biền lại nôn nao ngồi nhìn cây thuốc. Gió xuân thổi vào tận đồng sâu, một mùa thương nhớ lại bắt đầu.
Xóm ngụ cư nghèo bên bờ sông Vàm Thuật. Ảnh: Nguyên Vỹ
Buông đôi tay mệt mỏi sau một ngày xách nước tưới thuốc lào, anh Thạch Mong (quê Trà Vinh) nằm nghiêng người trên phản gỗ, kê tạm bình trà, ngồi tâm sự hàn huyên.
Những người lao động nghèo vẫn đang vất vả trong đồng sâu. Ảnh: Nguyên Vỹ
Anh Mong và vài người hàng xóm, người Kinh lẫn Khmer tá túc quanh đây, đều là dân tha phương. Hết mùa thuốc đầu tiên, nhiều người ta đã về quê, anh Mong vẫn ở lại.
Người dân tha phương tự tạo lập cuộc sống cho qua mùa tết. Ảnh: Nguyên Vỹ
"Những dịp tết nhất, ruộng vắng đồng thưa, buồn lắm nhưng ráng đợi thu hoạch xong mùa thuốc lào nữa tôi mới về đón Tết Chool Chnam Thmay của dân tộc mình", anh Mong nói.
Ở bên kia cánh đồng, chị Nguyễn Thị Vân cũng đếm từng mùa thuốc lào đi qua trong thương nhớ. Đã 5 năm chị từ biệt mẹ già lên TP.HCM kiếm sống, cứ nhìn cây thuốc trổ bông, chị lại thấp thỏm nuôi hy vọng được đón tết sum vầy tận Cà Mau.
Khi hoa thuốc nở trắng hồng cả bến sông, những người làm công mới trở về cố hương. Ảnh: Nguyên Vỹ
Sau khi hái hết lá thuốc, cây ngoài đồng không ai bẻ. Ngọn cây lại tiếp tục đâm chồi kết hoa, trắng hồng cả cánh đồng. Lúc đó đã là cuối vụ, những người làm công mới lục tục nghĩ đến chuyện trở về cố hương.
Họ mướn đất rồi trồng rau nhút quanh năm để kiếm sống. Ảnh: Nguyên Vỹ
"Đã mấy cái Tết không được đón giao thừa với ông bà. Mỗi lần gọi điện về nhà, mẹ già cứ trách. Tôi ậm ừ rồi lại hẹn mùa sau", chị Vân nhìn ra đồng thuốc buồn vời vợi.
Ở đây không màu vàng của hoa mai mà chỉ có màu vàng của hoa rau nhút. Ảnh: Nguyên Vỹ
Kế bên rạch Bến Đá (xã Đông Thạnh), vài ba căn chòi lá lụp xụp, vắng tanh vì chủ nhà còn ở ngoài ruộng rau nhút. Anh Trần Công Minh (quê ở Tiền Giang) kể chỉ có chiều nay (ngày 30 Tết) mới được một lát rảnh tay.
Những đứa trẻ lớn lên trên xóm ngụ cư. Ảnh: Nguyên Vỹ
Nghề trồng rau nhút chẳng lúc nào ngơi việc. Sang mùng 1 Tết, hàng hóa giao dịch lại bình thường, anh lại đi hái rau giao các nơi. "Đã mấy mùa tha hương bên dòng sông Vàm Thuật. Giữa đồng không mông quạnh này thì làm gì có Tết", anh Minh nói.
Niềm vui ngày tết cũng rất giản đơn bên mái tranh nghèo. Ảnh: Nguyên Vỹ
Mặt trời dần xuống, xóm ngụ cư ven sông cũng thưa thớt tiếng người. Mấy người đàn ông ngồi hàn huyên trên phản gỗ. Đàn bà, trẻ em thì tụ họp trên bờ đê nhìn ra đồng ruộng. Những câu chuyện về quê hương xen lẫn cùng rau nhút và thuốc lào, những thứ hôm nào họ cũng gặp.
Theo Danviet
Những bước cần tiến hành để sang tên sổ đỏ khi mua đất Tại các đô thị phát triển trong cả nước, hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang diễn ra rất sôi động. Thực ra, đây chính là một dạng mua bán đặc biệt nên muốn an toàn người tham gia phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục pháp lý theo quy định. Để được sang tên sổ đỏ khi mua đất...