Các công ty thẩm định giá tiếp tay gây thiệt hại 110.064 tỷ đồng của Ngân hàng SCB
Tại phiên tòa sáng nay tiếp tục xét hỏi các bị cáo thuộc nhóm công ty thẩm định giá bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Đáng lưu ý, trong đó có Trần Văn Nhị, Phó Giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC, môi giới thẩm định giá tài sản cho các bị cáo khác tại Ngân hàng SCB.
Bị cáo Trương Mỹ Lan lắng nghe các công ty thẩm định khai về sai phạm của mình.
Công ty cổ phần thẩm định giá Thiên Phú (Công ty Thiên Phú) do Trần Thị Kim Ngân làm Tổng Giám đốc. Trong đó, bị cáo Trần Văn Nhị, Trần Tuấn Hải (thẩm định viên Công ty cổ phần thẩm định giá Thiên Phú) đã thống nhất với Trần Thị Mỹ Dung (Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB), Bùi Ngọc Sơn (nhân viên Phòng Tái thẩm định Ngân hàng SCB), liên hệ, thỏa thuận để Kim Ngân phát hành 2 chứng thư thẩm định giá ghi lùi ngày, nâng khống giá trị tài sản để Ngân hàng SCB đưa vào hợp thức hồ sơ thế chấp, hồ sơ vay vốn, giải ngân cho 65 khoản vay, rút tiền cho Lan sử dụng. Tổng dư nợ các khoản vay trên tính đến ngày 17/10/2022 là 127.384 tỷ đồng. Do vậy, Nhị cùng đồng phạm đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 110.064 tỷ đồng.
Các luật sư tham dự phiên tòa.
Theo cáo trạng, do có mối quan hệ quen biết từ trước nên Nhị được Dung nhờ tìm kiếm các công ty thẩm định giá để thẩm định giá tài sản đảm bảo cho Ngân hàng SCB. Công ty Thiên Phú (tọa lạc số 32 Đường D5, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Đại diện pháp luật là Trần Thị Kim Ngân, Tổng Giám đốc; Trần Tuấn Hải là thẩm định viên.
Năm 2020, Dung yêu cầu Nhị liên hệ, thỏa thuận với Ngân để phát hành 2 chứng thư thẩm định giá ghi lùi ngày, nâng khống giá trị tài sản. Ngân trực tiếp nhận hồ sơ tài sản thẩm định giá theo yêu cầu của Ngân hàng SCB từ Nhị. Khi gửi hồ sơ cho Ngân, Nhị gửi kèm file có sẵn yêu cầu về giá trị tài sản thẩm định giá cần đạt được và ngày phát hành chứng thư lùi ngày so với thời điểm nhận hồ sơ thẩm định giá. Đối với tài sản thẩm định giá là Dự án khu công viên Mũi đèn đỏ và khu nhà ở đô thị tại phường Phú Thuận, quận 7, TP Hồ Chí Minh, Dung yêu cầu Nhị gửi báo cáo định giá của Công ty TNHH Thẩm định giá SVVN Việt Nam cho Ngân và đề nghị thực hiện thẩm định giá, ban hành chứng thư với giá dựa trên báo cáo này; đối với tài sản thẩm định giá là quyền sử dụng đất tại Dự án 100 Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP Hồ Chí Minh, Dung yêu cầu thẩm định giá theo thông số không đúng quy hoạch 1/2000 đã được phê duyệt.
Đối với Hải, nhận sự chỉ đạo của Ngân tiến hành thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng SCB để làm cơ sở tham khảo xác định giá trị tài sản thế chấp, vay vốn ngân hàng. Ngân gửi kèm file có sẵn yêu cầu về giá trị tài sản thẩm định giá cần đạt được; một số hồ sơ tài sản thẩm định giá, Ngân có gửi kèm chứng thư cũ để Hải đã thực hiện theo chỉ đạo của Ngân, nâng khống giá trị tài sản gấp nhiều lần thực tế theo yêu cầu của Nhị. Cụ thể, dự án 100 Hùng Vương, phường 9, quận 5, TP Hồ Chí Minh, thẩm định giá sai quy hoạch đã được phê duyệt (vượt 15 tầng); Dự án Khu Công viên Mũi đèn đỏ và Khu nhà ở tại phường Phú Thuận, quận 7, thẩm định giá sai quy hoạch, tài sản thẩm định giá không đảm bảo pháp lý, chưa thuộc quyền tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Penninsula; thẩm định giá tài sản theo báo cáo thẩm định cũ của Công ty Thẩm định giá SVVN; tiến hành thẩm định giá thực hiện theo yêu cầu của Nhị dựa vào thông số trong báo cáo định giá của Công ty Thẩm định giá SVVN Việt Nam, không tiến hành khảo sát thực tế tài sản so sánh để đưa ra mức giá chỉ dẫn.
Từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020, Hải và Ngân đã ký phát hành 2 chứng thư thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản và ghi lùi ngày phát hành chứng thư, gồm: Chứng thư số 200113-1/TPV-CTTĐ, tài sản Thẩm định giá là Dự án khu công viên Mũi đèn đỏ và khu nhà ở đô thị tại phường Phú Thuận, quận 7, có trị giá trị giá 151.505.000.000.000 đồng; Chứng thư số 200077-6/TPV-CTTĐ ngày 22/8/2020, tài sản thẩm định giá là quyền sử dụng đất tại Dự án 100 Hùng Vương, phường 9, Quận 5, có trị giá 4.427.789.000.000 đồng.
Sau đó, nhóm bị cáo tại Ngân hàng SCB sử dụng 2 chứng thư trên để hợp thức hồ sơ thế chấp tài sản đảm bảo, giải ngân cho khoản vay của 65 khách hàng với tổng số tiền giải ngân là 105.656,35 tỷ đồng, tổng dư nợ các khoản vay này tính đến ngày 17/10/2022 là 127.384.417.850.190 đồng (gồm, dư nợ gốc 105.652,516 tỷ đồng và dư nợ lãi 21.731.901.850.190 đồng). Kết quả thẩm định giá của Công ty Hoàng Quân đối với 2 tài sản trên là 17.320.277.079.010 đồng
Làm rõ liên minh giúp bà Trương Mỹ Lan chở tiền từ ngân hàng về nhà
Ngày 7/3, TAND TP.HCM tập trung xét hỏi các bị cáo để làm rõ về cách bà Trương Mỹ Lan chi phối, điều khiển bộ sậu lãnh đạo SCB để chiếm đoạt tiền thông qua các hợp đồng vay khống, sai quy định.
Video đang HOT
Lãnh đạo SCB thừa nhận quan hệ chủ - tớ với bà Trương Mỹ Lan
Trong phần xét hỏi, HĐXX tập trung làm rõ về hành vi sai phạm của nhóm bị cáo ở Ngân hàng SCB. Trước tiên là 2 bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng giám đốc) và Bùi Anh Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB).
HĐXX xét hỏi các bị cáo Ảnh: TTBC
Cả 2 cùng bị truy tố về tội "Tham ô tài sản" và "Vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng", và đều thừa nhận cáo trạng truy tố đúng người, đúng tội.
Chủ toạ phiên toà hỏi bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn về việc được bà Trương Mỹ Lan đưa lên làm Tổng giám đốc ngân hàng? Bị cáo trả lời, nhận quyết định từ HĐQT chứ không phải bà Lan. Bị cáo rất ít tiếp xúc với bà Lan, sau này mới biết việc mình lên Tổng giám đốc là có sự đồng ý của bị cáo Lan. Bị cáo nghĩ là do bà Lan tin tưởng bị cáo có thể đưa SCB ra khỏi khó khăn....
"Sau một thời gian làm tại SCB, bị cáo mới biết dù không giữ chức vụ gì nhưng bà Trương Mỹ Lan có ảnh hưởng lớn vì là cổ đông chính của ngân hàng; toàn bộ các hoạt động của HĐQT phải theo ý kiến của bà. Bị cáo thừa nhận, ngân hàng SCB thành công cụ tài chính phục vụ cho các mục đích của bà Lan, HĐQT cũng là công cụ của Trương Mỹ Lan" bị cáo Văn khai trước toà.
Chủ toạ phiên toà có đặt vấn đề từ hồ sơ vụ án, đó là Ngân hàng SCB huy động tiền gửi trong dân được hơn 511 ngàn tỷ đồng, với lãi suất gần như cao nhất trong các ngân hàng thương mại, nhưng cho vay thì chỉ cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay dưới sự chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan?".
Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn. Ảnh: TTBC
Bị cáo Văn khai nhận, các khoản vay tại ngân hàng là chỉ phục vụ cho Trương Mỹ Lan, cụ thể 90% khoản vay tại SCB là cho bà Lan vay. Các khoản vay thực hiện không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng là các khoản vay của bà Lan nên buộc cấp dưới phải thực hiện.
"Lúc đó do tin tưởng bà Lan có khả năng giúp ngân hàng có thể tái cơ cấu, nên khi có những khoản vay của bà Lan thì bị cáo chấp thuận" Bị cáo Văn trước toà khẳng định, chỉ là người làm thuê, không hưởng lợi gì, chỉ hưởng lương.
Còn bị cáo Bùi Anh Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB) được Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB - hiện đã bỏ trốn) giới thiệu là người hiền hành, không 'quậy phá' nên bà Trương Mỹ Lan đồng ý cho ông Dũng làm Chủ tịch HĐQT của SCB từ tháng 12/2020.
Cáo trạng truy tố cho biết, bị cáo Dũng nhận trực tiếp chỉ đạo từ bà Trương Mỹ Lan nên biết rõ khoản vay nào liên quan đến Vạn Thịnh Phát, từ đó bỏ qua các quy trình cho vay theo quy định, chỉ ký hợp thức hồ sơ, thủ tục cho vay vốn để giải ngân, rút tiền của SCB.
Tại toà, ông Dũng xác nhận, lương của ông từ 70 - 500 triệu đồng/tháng và còn được sở hữu 500 ngàn cổ phiếu SCB, tương đương 5 tỷ đồng. Ngoài ra, có dịp Tết, ông còn được bà Lan cho 20 tỷ đồng.
Các bị cáo là lãnh đạo ngân hàng SCB thừa nhận có quan hệ chủ - tớ với bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Tại toà, bị cáo Dũng nói "bị cáo chỉ nghĩ, chủ cho tiền nhân viên nên khi chỉ đạo nhân viên phải chấp hành" và ông cũng biết bà Lan không có vị trí nhất định tại SCB nhưng nắm 90% cổ phần, có quyền chi phối ngân hàng.
HĐXX cũng xét hỏi với khoảng 40 bị cáo khác là cán bộ nhân viên ngân hàng SCB, nhân viên của công ty Vạn Thịnh Phát. Tất cả đều thừa nhận hành vi thực hiện như cáo trạng truy tố.
Các bị cáo có khai tại toà rằng, biết bà Lan là chủ thật sự của ngân hàng SCB, các bị cáo thực chất chỉ là người làm thuê, phải theo chỉ đạo của bà Lan. Và 1 số bị cáo nói rằng, nếu không làm theo chỉ đạo thì sẽ bị đuổi việc.
Các bị cáo đã nhận thức được sai phạm của mình, mong sự khoan hồng của pháp luật.
Xét hỏi các bị cáo giúp sức bà Trương Mỹ Lan vay tiền
Trong những người tham gia vào hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, giúp sức bà Lan lấy tiền từ Ngân hàng SCB chở về nhà, Trương Huệ Vân và Dương Tấn Trước bị truy tố về tội "Tham ô tài sản"
Bị cáo Trương Huệ Vân gọi bà Trương Mỹ Lan là cô ruột. Vân là Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor, đồng thời là Tổng giám đốc, Công ty CP đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Bị cáo Trương Huệ Vân. Ảnh: TTBC
Trương Huệ Vân bị cáo buộc làm theo chỉ đạo, giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 1.088 tỷ đồng của SCB, gây thiệt hại 25 tỷ đồng bằng cách lập 52 công ty ma, tạo lập 155 khoản vay khống.
Tại toà, Trương Huệ Vân khai, được nuôi từ nhỏ nên gọi bà Trương Mỹ Lan là mẹ, "Bị cáo được cô nuôi ăn học, rồi cho làm việc tại tập đoàn. Bị cáo luôn tin tưởng tuyệt đối vào cô. Bị cáo tin vào tầm nhìn của cô nên cô nói gì cũng tin tưởng và nghe theo, chỉ đạo gì làm đó, không dám cãi lại", bị cáo Vân nói tại phiên tòa.
Bị cáo Trương Huệ Vân trình bày là không được ăn chia gì; ngày lễ, Tết thì được bà Trương Mỹ Lan cho tiền, cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Một bị cáo khác, là Dương Tấn Trước (cựu Tổng giám đốc Công ty Tường Việt) cũng thừa nhận cáo trạng xác định đúng hành vi của mình.
Theo nội dung cáo trạng, bị cáo Trước thoả thuận, thống nhất với bà Trương Mỹ Lan về việc sử dụng các pháp nhân nhóm công ty Tường Việt, phối hợp với cán bộ Ngân hàng SCB, tạo lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của Ngân hàng SCB để sử dụng. Bị cáo Dương Tấn Trước đã giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền 4.752 tỷ đồng, gây thiệt hại số tiền 505 tỷ đồng.
Các bị cáo tại phiên toà. Ảnh: Nguyễn Huế
Trong đó, bị cáo Trước được bà Lan cho 1.498 tỷ đồng. Sau khi vụ án được khởi tố, Trước đã khắc phục, trả cho SCB hơn 813 tỷ đồng. Ngoài ra, Trước còn nhận của bà Lan 2.204 tỷ đồng, và xin nộp lại số tiền này để khắc phục hậu quả.
Tại phần xét hỏi, bị cáo Trước khai, làm việc với bà Lan, bị cáo có cảm nhận bà Lan là chủ ngân hàng. Do tin tưởng vào uy tín của bà Lan nên bị cáo chấp nhận làm các hồ sơ vay theo yêu cầu của bà này.
Bị cáo Trước còn khai, khi tư vấn pháp lý dự án Mũi Đèn đỏ, bị cáo được bà Lan trả cho 1.500 tỷ. Số tiền này, bà Lan không trả trực tiếp mà chỉ đạo cho lãnh đạo SCB làm hồ sơ ngân hàng cho Công ty Tường Việt vay, nhưng tiền lãi thì bà Lan trả...
Trong những ngày tới, TAND TP.HCM sẽ tiếp tục xét hỏi thêm các bị cáo trong vụ án để làm rõ thêm liên minh biến tiền Ngân hàng SCB thành... của riêng này.
Biết bà Trương Mỹ Lan rút tiền sai quy định nhưng hai cán bộ cấp cao vẫn làm ngơ Biết rõ bà Trương Mỹ Lan rút hàng trăm tỷ đồng từ Ngân hàng SCB để trả nợ cũ tại Ngân hàng SCB, trả khoản vay ở các ngân hàng khác, mua dự án mới... sai quy định nhưng cả Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB vẫn làm ngơ. Ngày thứ 3 xét xử vụ Vạn Thịnh Phát, bị...