Cả triệu đồng một kg cua cốm vẫn không đủ hàng cung cấp
Gần đây, giá cua cốm có nơi lên đến gần 1 triệu một kg, dân tình săn lùng mà vẫn không đủ hàng để cung cấp.
Cua cốm hay còn gọi là cua hai da bởi đây là cua ở giai đoạn vài ngày trước khi lột bỏ lớp vỏ cũ để thay lớp vỏ mới (đã có lớp vỏ mới bên trong lớp vỏ cứng cũ). Đây là giai đoạn cua tích tụ nhiều chất dinh dưỡng nhất, thịt ngon, ngọt thơm, mềm nên dù giá có cao hơn giá cua thường vẫn được dân tình ráo riết săn lùng.
Tuy nhiên, vì không phải lúc nào cũng có thể tính toán được chính xác thời điểm cua lột vỏ, và khi cua lột vỏ xong lại trốn tại hang, tự lấp miệng hang chờ cơ thể cứng lại, tránh kẻ thù nên rất khó để người dân bắt được cua vào thời điểm này. Chính vì vậy, cua cốm dù được thị trường rất ưa chuộng nhưng lại rất khan hàng. Nhiều người dân Cà Mau cho biết, có bắt được cua cốm cũng để nhà ăn chứ không bán, có câu “cua 2 da có gà cũng không đổi”.
Cua cốm giá cả triệu đồng một kg vẫn không có hàng để cung cấp
Anh Tuấn Minh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết “Tôi đã từng ăn tôm hùm Alaska, cua hoàng đế Canada nhưng phải nói thật là vị ngọt và độ ngon của 2 loại này ko bằng cua cốm Việt Nam! Gần đây muốn mua cua cốm cũng phải đặt trước vài ngày. Tôi thường mua giá 750.000 đồng/kg cua cốm size 3-4 con/kg tại một đại lý trong Tp. HCM, tính cả tiề.n chuyển ra Hà Nội cũng phải vào khoảng 1 triệu/kg. Mà phải mua từ 2kg trở lên người ta mới chuyển ra!
Video đang HOT
Còn theo chị Ngọc Minh (Cầu Giấy, Hà Nội), so với cua thịt, độ chắc thịt của con cua cốm luôn là 100%, không có rủi ro cua bị ốp (ít thịt). Thêm nữa, gạch của con cua cốm, thực ra là lớp chất dinh dưỡng cua tích lũy để sử dụng dần trong thời gian trú ẩn sau khi lột, rất béo và bùi, không bị cứng và ăn dễ gây ngán như ở con cua gạch. Chính vì vậy, nhà chị cực kỳ thích ăn loại cua này. Giá chị mua tại Hà Nội vào khoảng 650.000 đồng/kg cua size 5-6 con/kg, tuy nhiên phải đặt trước nhiều ngày mới có.
Cua cốm là giai đoạn cua sắp lột vỏ, nhiều chất dinh dưỡng nhất
Liên tục cháy hàng cua cốm, chị Thu, chủ một hàng hải sản tại Trung Hòa, Cầu Giấy cho biết, “Vào mùa khô cua cốm càng ít hơn. Cuối tuần khách tranh nhau lấy mà không có hàng bán. Nhiều khách đặt hàng từ nhiều ngày trước, nhưng cua về đến nơi là khách sỉ đã chờ sẵn lấy, nên cứ phải khất hẹn với khách lẻ suốt!”.
Theo chị Thu, do hàng phải chuyển từ Cà Mau ra nên chị bán lẻ cua cốm với giá 800.000 đồng/kg với loại 5-6 con/kg, 950.000 đồng/kg loại 3-4 con/kg. “Gần đây cua cốm hiếm nên giá tăng 15% so với năm ngoái, mỗi đợt chỉ về được 15-20 kg. Mỗi mùa tôi bán khoảng 5-7 đợt là hết”.
Cua cốm khan hàng do rất khó để bắt được cua trong giai đoạn này
Theo dân địa phương ở Cà Mau, cua cốm là loại đặc sản quý hiếm nên khi đán.h bắt được người dân chủ yếu để làm quá biếu hoặc để lại thưởng thức chứ ít bán thương phẩm. Do đó, hàng bán trên thị trường đa phần là hàng nuôi. Để phân biệt cua nuôi và tự nhiên thì cần quan sát bụng cua. Với cua tự nhiên, bụng thường sậm màu, có thể là xanh rêu hoặc nâu đất. Còn cua nuôi, phần bụng dưới thường trong, dáng vẻ yếu ớt, thịt mỏng.
Cũng theo kinh nghiệm của người dân Cà Mau, đối với cua cốm cái, khi mở nhẹ phần yếm sẽ thấy lông màu hồng đỏ. Lớp lông càng hồng đỏ thì cua sẽ càng ngon. Tuy nhiên, đối với cua cốm đực, phần lông cua cốm đực vẫn trắng nên thường phải để ý chân bơi và hông cua, nếu chân bơi thấy có đường viền đỏ, hoặc bên hông bị nứt vỏ thì đó là cua cốm.
Theo dân trí
Triệu đồng một kg cua cốm
Cua cốm tự nhiên hiện nay khá hiếm nên dù giá lên tới gần triệu đồng một kg vẫn không đủ hàng để bán.
Liên tục cháy hàng cua cốm, chị Hằng, chuyên bán hải sản ở quận 8 (TP HCM) cho biết mỗi đợt về khoảng 20 kg nhưng đều được khách đặt mua hết trong ngày.
"Loại 4-5 con một kg tôi bán giá 700.000 đồng. Năm nay cua cốm hiếm hàng nên giá tăng 15% so với năm ngoái. Mỗi mùa tôi chỉ bán được 5-7 đợt là hết hàng" - chị Hằng nói và cho rằng sở dĩ cua cốm luôn hút khách vì số lượng khan hiếm. Loại cua này có lớp da non bên trong. Trong khoảng thời gian lột xác, cua cốm vào hang trú ngụ, không di chuyển và lấp kín miệng hang để trốn tránh kẻ thù. Do đó, để bắt được cua cốm, phần lớn người dân chỉ còn cách đào hang nên số lượng cua bán trên thị trường rất hiếm.
Cua cốm tại một cửa hàng hải sản ở TP HCM. Ảnh: HSHL.
Cũng săn lùng mua sỉ cua cốm mỗi ngày, anh Hoàng, chủ cửa hàng hải sản ở quận Tân Bình (TP HCM) cho biết, phải thu mua cua của hàng chục người dân bắt mỗi ngày nhưng vẫn không đủ cung ứng cho đơn đặt hàng của khách.
"Vì cua tự nhiên không nhiều nên mỗi kg cua cốm loại 3-4 con một kg tôi bán với giá trên 1 triệu đồng, còn loại 4-5 con một kg có giá 800.000 - 900.000 đồng" - anh Hoàng nói và cho hay cua bắt ngoài tự nhiên thịt sẽ ngon hơn do nó phải thường xuyên vận động để tìm thức ăn, thịt dai, đậm vị và giàu dinh dưỡng. Còn cua nuôi, thịt sẽ bở và mềm hơn.
Theo dân địa phương ở Cà Mau, cua cốm là loại đặc sản quý hiếm nên khi đán.h bắt được người dân chủ yếu để làm quá biếu hoặc để lại thưởng thức chứ ít bán thương phẩm. Do đó, hàng bán trên thị trường đa phần là hàng nuôi. Để phân biệt cua nuôi và tự nhiên thì cần quan sát bụng cua. Với cua tự nhiên, bụng thường sậm màu, có thể là xanh rêu hoặc nâu đất. Còn cua nuôi, phần bụng dưới thường trong, dáng vẻ yếu ớt, thịt mỏng.
Cua cốm còn được gọi là cua hai da, một trong những đặc sản hiếm chỉ có theo mùa. Chúng thường có nhiều vào giữa tháng 10. Điểm đặc biệt của loại này là có phần gạch ngon và nhiều dinh dưỡng. Đây là lớp chất dinh dưỡng mà cua dự trữ để nuôi cơ thể trong những ngày lột xác không đi kiếm ăn được. Gạch cua cốm có màu vàng nhạt, thơm ngon, béo, bùi, không bị cứng và ăn không ngán như gạch son ở cua gạch.
Theo người lao động
Samothraki: Hòn đảo đang trở nên "trọc lóc" vì dê Ở hòn đảo Samothraki của Hy Lạp thì ngược lại, nơi đây không hề có khách du lịch nhưng môi trường lại bị đ.e dọ.a nghiêm trọng. Nhiều đồng cỏ xanh tươi trở nên "trọc lóc" chỉ vì... dê. Thường những địa điểm nổi tiếng có lượng khách du lịch đến quá nhiều thì môi trường sinh thái và cảnh quan tự nhiên...