Cá tốt cho đàn ông như thế nào
Nam giới ăn nhiều cá thường xuyên sẽ ít mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nghiên cứu thuộc Trung tâm Sức khỏe ĐH McGill (Mỹ) khuyến cáo.
Những người ăn cá thường xuyên có tỷ lệ thấp mắc các bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tim và một số dạng ung thư. Tại Mỹ, một nghiên cứu được công bố từ tổ chức phòng chống ung thư tuyến tiền liệt đưa ra kết luận: nam giới ăn nhiều cá thường xuyên sẽ ít mắc bệnh này. Trong cá có chứa hàm lượng cao axit béo Omega-3, chất này làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
Ảnh: health.
Khi đo nồng độ các axit béo trong máu của 3.461 người đàn ông, trong đó có 1.658 người đang phát triển ung thư tuyến tiền liệt, nhóm nghiên cứu nhận thấy những người có mức DHA (các axit béo chưa no thuộc nhóm omega-3, được bổ sung từ thức ăn) cao hơn bình thường 2,5 lần có thể kéo dài sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt (trong khoảng thời gian 7 năm) so với những người có mức DHA thấp.
Những gì có thể giải thích kết quả này? Nghiên cứu về mức độ các chất dinh dưỡng trong máu, bao gồm cả axit béo Omega-3, cho thấy dầu cá bổ trợ chứa axit béo Omega-3 làm chậm quá trình phát triển ung thư, nhờ làm giảm viêm, sưng cũng như các cơ chế gây bệnh khác. Giáo sư Konrad M. Szymanski thuộc Trung tâm Sức khỏe ĐH McGill cho biết, qua nghiên cứu theo dõi, người ăn nhiều cá thường xuyên thì giảm được hơn 50% nguy cơ chết vì bệnh sau khi bị chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
Video đang HOT
Ngoài ra, khoa học còn phát hiện ăn nhiều cá giúp nam giới giảm được 44% nguy cơ ung thư ruột kết, và phòng tránh rất tốt các bệnh về tim.
Vũ Hào
Theo askdoctork
Vướng bệnh lậu, bệnh vô sinh từ gái mại dâm
Bị bạn bè thách đố nên anh Nam đã cùng bạn đến một cơ sở đèn mờ ở trên phố Mai Động để chia tay đời trai. Và chỉ vì phút nông nổi đó vợ chồng anh phải trả giá suốt đời.
Bi kịch gia đình
Chúng tôi gặp chị Phan Thị Hà đến khám bệnh tại phòng khám 178 Thái Hà, Hà Nội. Người phụ nữ gầy xanh và đôi mắt buồn không giấu được nỗi khổ của chị. Chị đã nhiều lần "đặt gạch" ở đây để khám bệnh. Có lẽ, chị là người phụ nữ bất hạnh hơn các chị em cùng cảnh hiếm muộn ở đây vì chị đang mang trong mình căn bệnh lậu khiến sinh hoạt hàng ngày cũng khó khăn.
Chị Hà hiện đang sống tại phố Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội. Câu chuyện của chị khiến bác sĩ ở trung tâm này ám ảnh. Chỉ vì giây phút nông nổi của người chồng mà bất hạnh đến với cả cuộc đời chị.
Chị Hà và chồng cưới nhau đã 6 năm nay nhưng vẫn chưa có con. Ít ai biết được rằng chị vốn là cô gái khỏe mạnh, nhanh nhẹn thì giờ đây lại mắc căn bệnh xã hội khó nói đó là bệnh lậu mãn tính.
Ít ai biết được rằng chị vốn là cô gái khỏe mạnh, nhanh nhẹn thì giờ đây lại mắc căn bệnh xã hội khó nói đó là bệnh lậu mãn tính.
Năm 2007, hai vợ chồng cưới nhau trong niềm hạnh phúc. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì chị Hà luôn cảm thấy đi tiểu buốt, vùng kín nhiều khí hư. Lúc đó, chị Hà nghĩ có thể bị viêm tiết niệu nên chị mua thuốc bổ thận, chữa viêm về uống. Nào ngờ, bệnh không đỡ. Càng ngày, khí hư càng nhiều và đặc quánh như mủ. Còn chồng chị cũng có biểu hiện tương tự như vợ. Hai vợ chồng không dám quan hệ tình dục. Họ đến bệnh viện khám thì cả hai cùng mắc bệnh lậu mãn tính. Việc điều trị vô cùng khó khăn.
Mỗi lần điều trị là một lần tình cảm vợ chồng của họ nguội lạnh. Nhất là từ khi bác sĩ khuyên họ không nên sinh con vì có thể biến chứng cho trẻ em. Chị Hà như người phụ nữ có xác mà không có hồn. Còn chồng chị thấy mình có lỗi với vợ nên cũng thể hiện sự ăn năn hối hận.
Theo tâm sự của anh, trước ngày cưới 2 hôm, anh có mời bạn bè đi liên hoan chia tay đời trai độc thân. Tàn tiệc, bạn bè rủ nhau đi giải ngố. Dù anh đã từ chối nhưng vì bạn bè khích bác "nếu ông không đi có vợ rồi chẳng còn cơ hội. Một lần cũng chẳng gì là to tát". Anh chậc lười "thôi đi thì đi, đàn ông nào chẳng thế". Từ hôm liên hoan đó, anh mang căn bệnh nguy hiểm về cho vợ mình.
Tắc vòi trứng, khánh kiệt vì bệnh lậu
Từ ngày bị bệnh, tiền họ kiếm được bao nhiêu lại chi tiêu cho chữa bệnh. Mỗi chu kỳ điều trị khỏi được một thời gian bệnh lại trở lại. Bao đêm, chị Hà chỉ nằm khóc. Chị trừng phạt chồng bằng "chiến tranh lạnh". Một năm, hai năm rồi bốn năm, niềm khát khao làm mẹ của chị Hà ngày càng nhân lên. Bạn bè bằng tuổi khoe con còn chị lủi thủi ra vào bệnh viện để chữa bệnh lậu. Gia đình chỉ biết anh chị đang có vấn đề về sinh sản chứ không ai biết họ đang mắc bệnh không đẻ được con.
Nhiều lần, mẹ chồng chị Hà nói bóng, nói gió chuyện con cái. Những lúc đó chị chỉ muốn nói ra sự thật để mọi người được biết. Nhưng chồng chị lại xin vợ được giấu kín. Niềm đau bị dồn lại cho đến khi chị Hà được biết vi trùng lậu đã ăn sâu vào đến vòi trứng gây tắc vòi trứng. Khát khao có đứa con trở nên xa vời với đôi vợ chồng trẻ.
Đến nay, chị Hà vẫn không tin rằng mình đang sống dở, chết dở vì bệnh. 32 tuổi mà chị héo hắt già hơn rất nhiều vì bệnh tật. Hai vợ chồng chị vẫn đi về như cái bóng trong căn nhà nhỏ của họ. Họ chẳng sắm sửa thêm được gì từ sau ngày cưới chỉ vì bệnh. Chồng chị Hà hàng tháng vẫn phải đi thông tiểu vì bị lậu xâm nhập vào niệu đạo.
Nói đến tương lai của mình, chị Hà chỉ nghĩ sẽ xin một đứa con nuôi. Đôi lần áp lực từ hai gia đình, chị cũng muốn nói thật bệnh của hai vợ chồng nhưng họ sợ bố mẹ hai bên đau lòng nên đành im lặng chịu đựng.
Bác sĩ Lê Kim Dung cho biết, bệnh lậu sẽ lây trong vòng một đến hai tuần. Biểu hiện ở nam giới thường là buốt khi đi tiểu, có mủ chảy ra ở đầu dương vật, ban đầu có thể là loãng nhưng sau đó đặc dần, có màu trắng đục, sưng tinh hoàn. Để lâu, bệnh lậu ăn sâu vào niệu đạo, tuyến tiền liệt, túi tinh, ống dẫn tinh, tinh hoàn, dẫn đến vô sinh. Đối với nữ nữ giới bị bệnh lậu ở bộ phận sinh dục cũng có những triệu chứng gần giống nam giới như ngứa, sưng nặng thì có mủ...
Theo TTVN
Những bệnh về tinh dịch có thể khiến nam giới lãnh cảm, vô sinh Các bất thường về tinh dịch có thể gây vô sinh ở nam giới mà không phải ai cũng biết. Tinh dịch đông đặc Khi nam giới xuất tinh, tinh dịch đặc quánh, đợi khoảng 60 phút tinh dịch vẫn đặc quánh không hóa lỏng, hoặc hóa lỏng 1 phần nhỏ không đáng kể. Tinh dịch đông đặc khiến tinh trùng bị "nhốt"...