Cà phê Phượng Hoàng Lửa có giá 249.000 đồng/ly: Phạt chủ quán hơn 18 triệu đồng
Liên quan đến vụ cà phê Phượng Hoàng Lửa ở TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) gây xôn xao dư luận vừa qua, cơ quan chức năng đã xử phạt chủ quán Photo and Bike Coffee hơn 18 triệu đồng.
Liên quan vụ cà phê Phượng Hoàng Lửa, ngày 22.4, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường Lâm Đồng) đã ban hành quyết định xử phạt quán Photo and Bike Coffee do ông Nguyễn Quốc Huy (45 tuổi, 1037 Trần Phú, TP.Bảo Lộc) là người đại diện tổng cộng 18.750.000 đồng.
Vụ ly cà phê Phượng Hoàng Lửa giá 249.000 đồng: chủ quán bị phạt gần 19 triệu
Cà phê Phượng Hoàng Lửa – GIA BÌNH
Sau khi dư luận xôn xao về ly cà phê Phượng Hoàng Lửa ở quán này có giá 249.000 đồng, cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, xác định quán này đã có 4 hành vi vi phạm hành chính.
Cụ thể 4 hành vi, gồm: không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; thay đổi chủ hộ kinh doanh nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký; kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Quán Photo and Bike Coffee – GIA BÌNH
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, ngày 12.4, mạng xã hội đăng tải dòng trạng thái: “Có gì trong quán cà phê này mà giá cả khiến ai cũng sốc vậy mọi người? Giá này có thật không mọi người???” và đăng kèm theo 1 phiếu tính tiền cà phê. Trên phiếu tính tiền cà phê này ghi tên quán là Photo and Bike Coffee, trong đó có giá cà phê Phượng Hoàng Lửa là 249.000 đồng.
Ông Nguyễn Quốc Huy, giải thích là đã tư vấn trước cho khách khi chọn nước uống và tiến hành thu tiền tại quầy trước khi phục vụ. Cà phê Phượng Hoàng Lửa bản chất là cà phê trứng được gia giảm thêm một số phụ gia và gia nhiệt trực tiếp trên ly cà phê trong một thời gian nhất định.
Ông Huy thực hiện chế biến cà phê Phượng Hoàng Lửa – GIA BÌNH
Ông Huy giải thích nguyên liệu chế biến món này gồm một số loại cà phê nguyên chất được rang thành nhiều mẻ trộn lẫn với nhau sau đó xay thành bột và pha chế. Món thứ 2 là trứng gà ta, đường, cùng với 5 loại rượu ngoại khác nhau. Thời gian chế biến ra ly cà phê Phượng Hoàng Lửa mất từ 30 phút trở lên tùy theo combo khách hàng chọn.
Thực khách gọi món cà phê Phượng Hoàng Lửa và xem ông Huy chế biến – GIA BÌNH
Người thưởng thức món cà phê Phượng Hoàng Lửa này được tham gia trực tiếp vào quá trình chế biến bằng cách rắc đường theo hình dáng mình yêu thích. Sau khi được gia nhiệt trứng nở chín cộng với đường cháy tạo ra mùi caramen đặc trưng của cà phê Phượng Hoàng Lửa.
Vì sao có tên gọi cà phê cappuccino?
Nhắc đến Italy, thức uống đầu tiên mà rất nhiều du khách nói đến chính là cappuccino.
Sự ra đời của cái tên cappuccino có nhiều câu chuyện, trong đó phổ biến nhất liên quan đến Marco da Aviano. Ông là thầy tu thuộc dòng Capuchin, người Italy, được Đức Giáo hoàng cử đến Vienna, Áo vào năm 1683. Ngay khi đến đây, ông được phục vụ một tách cà phê. Thầy tu thấy đồ uống quá đắng nên yêu cầu thêm sữa. Sữa và cà phê hòa vào nhau, tạo ra màu nâu nhạt, giống với màu áo của các thầy tu dòng Capuchin. Và cái tên cappucino ra đời từ đó.
Một giai thoại nữa liên quan đến cựu binh có tên Franciszek Jerzy Kulczycki. Người này trở về khi chiến tranh kết thúc, mang theo những bao cà phê bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ lại trên chiến trường. Ông mở cửa hàng phục vụ đồ uống tại Vienna. Chính Kulczycki đã đặt tên cho loại cà phê mà ông bán là kapuziner, sau khi thêm sữa, mật ong và các gia vị khác để làm ngọt đồ uống. Không ai biết chính xác Kulczycki mở quán khi nào. Nhưng từ đầu những năm 1800, trong các quán cà phê tại Áo, kapuziner đã được hiểu là cà phê với kem và đường.
Italy là quốc gia tiêu thụ cappuccino lớn nhất thế giới, và nó cũng được coi là thức uống hảo hạng của quốc gia hình chiếc ủng này. Ảnh: Wallpaper Tip
Món cà phê được nhắc đến trong các giai thoại trên đều được pha chế theo phương pháp sữa không được đánh bông như cappuccino ngày nay. Công thức cappuccino hiện tại bắt nguồn từ đầu những năm 1900, khi một người Italy là Luigi Bezzera được cấp bằng sáng chế máy pha cà phê espresso cải tiến. Và từ đó, trào lưu uống espresso (cà phê nguyên bản) trở nên phổ biến. Nối tiếp sự phát triển của nền văn hóa cà phê Italy, người dân bắt đầu sáng chế ra các phiên bản đa dạng hơn, dựa trên nguyên liệu cơ bản là espresso. Một trong số đó là cappuccino được nhiều người yêu thích. Một cốc cappuccino thường sẽ gồm 1/3 cà phê espresso, 1/3 sữa và 1/3 bọt sữa.
Nhiều người Áo vẫn tự hào rằng, đồ uống nổi tiếng khắp thế giới này bắt nguồn từ đất nước họ. Nhưng chính người Italy mới biến nó thành một phong cách sống, thành cái tên nổi tiếng trong làng đồ uống thế giới. Ngày nay, tại quốc gia hình chiếc ủng, đây là thức uống phổ biến hơn cả espresso vì nó có hương vị ngọt ngào hơn. Nó cũng là một trong những đại diện cho ẩm thực Italy.
Có một ngạn ngữ nổi tiếng nói về món đồ uống này là "Người Italy uống cappuccino đến 11h". Việc người dân không bao giờ dùng sau bữa trưa có thể chỉ là một giai thoại, hoặc một lời đồn. Tuy nhiên, tin đồn này được coi là khá chính xác. Rất ít người Italy dùng cappuccino buổi chiều vì cho rằng thức uống có sữa này sẽ làm đầy bụng, không tốt cho việc tiêu hóa. Theo truyền thống, họ sẽ uống một ly cappuccino vào buổi sáng cho một sự khởi đầu mới nhiều năng lượng.
Sự khác biệt lớn nhất giữa cappuccino mang phong cách truyền thống của Italy và các nước khác chính là hình thức phần bọt sữa phía trên. Theo phong cách Italy truyền thống, cappuccino gồm lớp bọt sữa màu trắng trên mặt ly, và một vòng nâu (chính là cà phê) bao quanh mép cốc. Với các nước còn lại, cappuccino thường được những người pha chế đồ uống vẽ tỉ mỉ các hình thù nghệ thuật lên lớp bọt.
Cappuccino phong cách truyền thống của Italy (bên phải) và cappuccino được trang trí ở các nước khác. Ảnh: 43factory
Cà phê Việt Nam nằm trong danh sách thức uống ngon nhất thế giới Gần đây, CNN và tạp chí du lịch Canada The Travel đã có những đánh giá cao về cà phê Việt Nam, xem đây là một trong những thức uống ngon nhất thế giới. Theo đó, Việt Nam được xếp vị trí thứ 10 trong 10 nước có văn hóa cà phê độc đáo trên thế giới. Ảnh: Thanh Tâm Cây bút người...