Cà phê chồn đúng điệu được tạo ra như thế nào?
Cà phê chồn là một loại thức uống rất đặc biệt, được xếp vào hàng cực phẩm trong giới cà phê.
Cà phê chồn là cái tên không lạ lẫm gì với những tín đồ sành cà phê. Được đánh giá là loại cà phê thượng hạng với mùi vị đặc biệt và mùi hương độc đáo, cà phê chồn là đặc sản của Tây Nguyên- vùng đất vốn được biết đến là thánh địa của cà phê Việt Nam.
100% loại cà phê chồn được tạo ra bởi loài chồn hương. Các chuyên gia tự nhiên này sẽ tuyển chọn những quả chín, ngon nhất để ăn, sau đó enzyme tiêu hóa trong dạ dày loài động vật này sẽ làm thay đổi các phần tử bên trong hạt cà phê. Hạt cà phê trở nên cứng, giòn, ít protein hơn nên giảm độ đắng, tạo ra một hương vị mạnh.
Điểm đặc biệt nhất ở cà phê chồn Đắk Lắk là sau khi trải qua quá trình tiêu hóa của chồn, mùi cà phê rất đậm đà và phảng phất mùi chocolate. Vì vậy những ai đã trải nghiệm loại cà phê này đều miêu tả là nó có mùi mốc rất hấp dẫn, ngọt ngào như siro, hương vị đậm đà nhưng lại thoang thoảng vị caramel, chocolate, đắng nhưng rất dễ chịu.
Thức ăn cho chồn hương là những trái cà phê chín, ngon nhất. Ảnh: Mytour
Ngày nay, chồn tự nhiên ngày càng hiếm nên người nông dân đã xây dựng những trang trại nuôi chồn hương để sản xuất cà phê chồn. Mỗi ngày, một con chồn tiêu thụ khoảng 200 gram trái cà phê tươi và cho ra khoảng 60 gram cà phê nhân. Chồn thường ăn cà phê vào buổi chiều tối, sau khoảng 4 giờ thì những hạt cà phê được thải ra ngoài.
Video đang HOT
Tùy vào thời gian nhưng thường là ngay lập tức được người nông dân thu gom và đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Sau khi phân chồn khô đi, người nông dân sẽ tách hạt cà phê khỏi phân chồn rồi đem đi rửa sạch, thỉnh thoảng chà nhẹ cho lớp vỏ thóc bong ra.
Những cục cà phê phân chồn. Ảnh: Cafechon
Sản lượng ít, cộng thêm quy trình sản xuất vừa tinh tế, vừa phức tạp, đó là lý do vì sao cà phê chồn Đắk Lắk được xếp vào hàng “xa xỉ phẩm”. Mức giá để sở hữu 1kg cà phê chồn lên đến hàng chục triệu đồng.
Nhưng đắt xắt ra miếng, nếu đã một lần thử qua loại cà phê này, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị tuyệt vời của nó. Vị đắng dịu hòa quyện với vị thanh tao, tạo dư vị ngọt ngào, lưu luyến mà tinh tế.
Ngoài cảnh đẹp hữu tình, Tây Nguyên còn có ẩm thực độc đáo
Du lịch Tây Nguyên bạn không chỉ được thưởng lãm phong cảnh hữu tình mà còn có cơ hội nếm thử nền ẩm thực phong phú, độc đáo. Bởi thế du khách có dịp ghé chân tới nơi đây đều lưu luyến mãi không muốn rời đi.
PHỞ KHÔ GIA LAI
Phở khô hay còn được gọi là phở hai tô được coi là món ăn độc đáo ở Gia Lai, rất được lòng du khách. Món này thường được phục vụ trong 2 tô, một đựng phở, một đựng nước lèo. Người ăn sẽ thưởng thức phở riêng, rồi húp một ngụm nhỏ nước lèo, ăn kèm rau sống và một chút tương đen đặc biệt, được chế biến theo phương thức gia truyền của mỗi quán. Thưởng thức món ăn tưởng chừng dân dã này, dường như bạn có thể cảm nhận được phong vị núi rừng Tây Nguyên nồng ấm, ngọt ngào.
BÚN ĐỎ ĐẮK LẮK
Khi thưởng thức món bún đỏ, nhiều người cho rằng đó là sự kết hợp tuyệt hảo, sự biến tấu tài tình của nhiều đặc sản quen thuộc như bún riêu Hà Nội, bánh canh Huế để tạo nên được một món ăn thơm ngon khó lòng cưỡng lại được. Hương thơm đậm đà, phong vị ngọt thanh, màu sắc quyến rũ, tất cả tạo nên một món ăn đường phố gây thương nhớ cho những ai đã từng thưởng thức, và rồi dư vị ấy cứ theo mãi đến tận ngày sau. Cái tên bún đỏ được gọi theo màu sắc của món ăn, bản thân sợi bún ở đây trông đã khác lạ so với sợi bún ở nơi khác, bởi nó to cỡ chiếc đũa, ăn dai dai giòn giòn và có sắc đỏ "nhuộm" từ nước dùng hạt điều vô cùng an toàn cho sức khỏe.
CƠM LAM TÂY NGUYÊN
Nhắc đến ẩm thực Tây Nguyên không thể không kể đến cơm lam nồng đượm, chắt lọc vị ngọt của dòng suối mát và hương thơm của tre nứa xanh ngút nơi đầu ngàn, tất cả đều làm nên nét đặc trưng nơi đây. Cơm lam được nấu trong các ống tre, ống nứa, ống giang... Sau khi cho gạo đã vo vào ống, người ta dùng lá chuối tươi nút chặt lại và nướng trên lửa. Món cơm độc đáo này ăn kèm cùng với muối vừng và thịt kho. Cơm lam không chỉ thơm ngon mà còn chứa đựng tình cảm của người dân miền sơn cước đối với những vị khách từ phương xa.
GỎI LÁ KON TUM
Người ta vẫn thường nói rằng đến Kon Tum mà chưa thưởng thức gỏi lá thì xem như phí hoài công sức. Gỏi lá được ví như tinh hoa của Tây Nguyên, mang đậm hồn cốt núi rừng với hơn 40 loại lá mọc trên vùng đất đỏ bazan sẽ khiến bạn thích mê. Gỏi lá ăn kèm cùng thịt ba chỉ thái mỏng, tôm đất được rang khô, bì heo thái sợi trộn với riềng giã mịn và thêm chút gia vị. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị chát của lá ổi, bùi bùi lá sung, chua chua lá xoài, rồi vị ngọt của thịt, béo, của tôm và độ ngậy của nước chấm...
CÁ LĂNG
Món cá lăng nướng muối ớt rất được lòng du khách, Để có được món ngon đúng điệu, người ta sẽ mang cá ướp qua cùng muối ớt, rồi nướng chín trên bếp than lửa hồng. Ăn cá kèm bún, thêm một số loại rau và chấm nước mắm chanh tỏi ớt lại càng khiến món ăn dậy mùi thơm ngon. Ngoài ra bạn cũng có thể thưởng thức món lẩu cá lăng, canh chua cá lăng... cũng được lòng thực khách không kém.
Ẩm thực Đắk Nông "ngon quên sầu" khiến thực khách nhớ mãi Ẩm thực Đắk Nông với những món ăn dân dã, bình dị nhưng để lại dư vị ấn tượng trong lòng thực khách. Nhiều người cho rằng chính nét ẩm thực độc đáo này đã trở thành lý do níu chân du khách đến với miền đại ngàn xanh thẳm Đắk Nông. CÁ LĂNG SÔNG SÊRÊPỐK Dòng sông Sêrêpốk hiền hòa đã ban...