Cà Mau ra 2 kênh dạy và học trực tuyến trên truyền hình
Chiều 27/9, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ ra mắt truyền hình hỗ trợ dạy và học trực tuyến “VnEdu – Cà Mau” trên kênh My TV của VNPT và “Tivi360″ trên kênh Viettel Tivi của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
UBND tỉnh Cà Mau ra mắt “VnEdu – Cà Mau” trên kênh My TV của VNPT
Thông cáo tại lễ ra mắt, “VnEdu – Cà Mau” trên kênh My TV giúp người dùng có thể đăng nhập sử dụng dịch vụ trên 5 thiết bị không phân biệt tivi, máy tính bảng hay điện thoại thông minh.
Phụ huynh có thể giám sát việc học tập của con em mình bằng tính năng sử dụng đồng thời 1 tài khoản trên 2 thiết bị (1 thiết bị con học tập và 1 thiết bị cha, mẹ giám sát) nhưng chỉ cần đăng ký duy nhất một tài khoản sử dụng. Phụ huynh có thể tham gia hướng dẫn, đồng hành, chia sẻ cùng con, em trong các bài học mỗi ngày, đặc biệt là các em học sinh đang ở giai đoạn cuối cấp như lớp 5, lớp 9 và lớp 12; chủ động hơn trong việc lên kế hoạch học tập, điều chỉnh sao cho phù hợp với lịch sinh hoạt và học tập với trường, lớp, không bỏ lỡ bất kỳ kiến thức quan trọng nào mà vẫn bảo đảm sức khỏe, tinh thần cho các em trong giai đoạn học tập khó khăn hiện nay.
UBND tỉnh Cà Mau ra mắt “Tivi360″ trên kênh Viettel Tivi của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
Trong khi đó, “Tivi360″ trên Kênh Viettel Tivi giúp học sinh trên địa bàn Cà Mau chủ động trong việc học tập, tiếp cận với các bài giảng của các giáo viên giỏi của tỉnh, cũng như các bài giảng trên toàn quốc; giúp cho học sinh có thể tự học và bổ túc các kiến thức trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19. Ngoài ra, “Tivi360″ còn giải quyết được bài toán ANY WHERE, ANY TIME, ANY TEACHER, tức là học sinh có thể học bất cứ thời gian nào, ở mọi nơi, cùng thầy, cô giáo giỏi với Tivi hoặc điện thoại Smartpone thông thường mà hệ thống K12 online không làm được trên tivi. Việc này sẽ góp phần lớn giải quyết những vướn mắc còn lại của hệ thống học trực tuyến trên phần mềm hiện nay như vấn đề thiết bị, khả năng sử dụng công nghệ thông tin…
Video đang HOT
Theo đánh giá của Sở giáo dục và đào tạo Cà Mau, cả “VnEdu – Cà Mau” và “Tivi360″ còn có ưu điểm vượt trội khi tham gia học tập trực tuyến là phụ huynh, học sinh có thể sử dụng các tính năng tương tác mà không bị phụ thuộc vào giờ phát sóng của kênh, như tính năng tua đi, tua lại, tạm dừng khi đang học để tìm hiểu kiến thức và tính năng xem lại bài học lên tới 72 giờ. Đây là các tính năng rất hữu ích, giúp học sinh và phụ huynh an tâm theo kịp chương trình học trực tuyến.
Lãnh đạo chi nhánh Viettel Cà Mau giới thiệu chương trình hỗ trợ dạy và học trực tuyến “Tivi360″ trên kênh Viettel Tivi.
Tại lễ ra mắt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân, cho biết: Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên từ khai giảng năm học mới đến nay, hầu hết học sinh Cà Mau chưa thể đến trường mà phải dạy và học trực tuyến, còn khối mầm non chưa biết khi nào sẽ đến trường. Chính vì thế, việc ngành giáo dục Cà Mau chủ động phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện chuyển đổi số để đưa thêm hai kênh hỗ trợ học trực tuyến vào lúc này là rất kịp thời, góp phần bảo đảm nhu cầu dạy và học trên địa bàn theo phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không ngừng học”.
Chạy thử chương trình hỗ trợ dạy và học trực tuyến “VnEdu – Cà Mau” trên kênh My TV của VNPT.
“Thay mặt lãnh đạo tỉnh Cà Mau, tôi xin ghi nhận sự đồng hành, chia sẻ của VNPT và Viettel trong suốt thời gian qua “vì sự nghiệp trồng người” của địa phương”, đồng chí Trần Hồng Quân, chia sẻ và đề nghị ngành giáo dục và các đơn vị liên quan khi đưa vào hoạt động 2 kênh hỗ trợ dạy và học trực tuyến nêu trên, cần lưu ý việc kiểm soát và quản lí tốt nội dung bài giảng, bảo đảm đa đạng, phong phú, tránh nhàm chán cho học sinh; tận dụng nhiều cách khác nhau để cập nhật, đưa thêm những bài giảng chất lượng tốt nhất lên nền tảng số… để đến được với học sinh, phục vụ tốt hơn nữa công tác dạy và học của các trường tại địa phương trong tình hình dịch Covid-19.
Cà Mau: Khẩn trương xây dựng kế hoạch dạy và học trực tuyến
UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo Sở GD&ĐT và Sở Y tế tỉnh khẩn trương trình kế hoạch dạy và học trên truyền hình, trực tuyến qua Internet....
Học sinh học trực tuyến để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 (ảnh CTTĐT Cà Mau).
Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Sở GD&ĐT khẩn trương trình kế hoạch tổ chức dạy và học trên truyền hình, trực tuyến qua Internet, báo cáo kết quả thực hiện gửi UBND tỉnh.
Bên cạnh đó, Chủ tịch tỉnh còn đề nghị Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở y tế địa phương theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường.
"Nếu phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch", công văn của Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo rõ.
Ngoài ra, chỉ đạo các đơn vị trường học tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế (đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay).
Trước đó, Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau cũng đã "lên kịch bản" về việc tổ chức dạy học trực tuyến khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp theo 3 phương án: Tình hình bình thường; Có nguy cơ xảy ra dịch bệnh và dịch bệnh xảy ra, học sinh phải nghỉ học.
Theo phương án tình hình bình thường, Sở này chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục khác theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Còn phương án có nguy cơ xảy ra dịch bệnh thì chỉ đạo các đơn vị, trường học rà soát, điều chỉnh lại chương trình, kế hoạch dạy học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT.
Chỉ đạo các nhà trường kết hợp vừa tổ chức chức dạy học trên lớp, vừa tổ chức dạy học qua Internet thông qua các phần mềm, ứng dụng như VNPT-Elearning (VNPT Cà Mau), ViettelStudy (Viettel Cà Mau), Trí Việt E-Learning, Zoom Cloud Meetings trên PC, Zalo, Facebook...
Riêng đối với phương án có dịch bệnh xảy ra, học sinh phải nghỉ học, Sở GD&ĐT Cà Mau sẽ tổ chức dạy học trên tuyền hình và dạy học qua internet.
Cụ thể, với việc dạy học qua truyền hình, Sở GD&ĐT chủ trì thành lập Ban Tổ chức, Ban Biên soạn chương trình, bài dạy; tổ chức xây dựng chuyên đề/chủ đề/bài dạy; tổ chức kiểm tra, giám sát việc dạy học trên truyền hình, việc quản lý, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trường học.
Các trường học chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thông báo cụ thể lịch phát sóng của từng môn đến tất cả học sinh, phụ huynh học sinh.
Thông qua Gmail, Zalo, Facebook... giáo viên bộ môn giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn nội dung bài học và theo dõi nhận xét, đánh giá kết quả của từng học sinh; giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh đôn đốc, theo dõi, kiểm tra tình hình học tập của học sinh theo từng môn học, từng buổi học.
Đối với dạy học trực tuyến trên Internet, Sở GD&ĐT lựa chọn phần mềm đảm bảo vừa dạy học, vừa tổ chức kiểm tra, đánh giá phù hợp với điều kiện của nhà trường, khả năng tiếp nhận của học sinh để sử dụng chung cho toàn tỉnh và Sở GD&ĐT quản lý được toàn bộ hoạt động dạy học của các trường.
Nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch dạy học, thời gian biểu từng môn học để tổ chức dạy học qua Internet; biên soạn bài giảng, bài tập, bài kiểm tra... tổ chức dạy qua internet cho từng khối lớp của nhà trường.
Trường học TPHCM bao giờ mở lại? Nếu như sau ngày 30/9, TPHCM từng bước trở lại trạng thái bình thường mới, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội sẽ từng bước khôi phục hoạt động. Cần Giờ có thể tiên phong Những ngày cuối tháng Chín, khi mà TPHCM đang ráo riết chuẩn bị nhiều phương án để tái thiết lại cuộc sống bình thường mới sau thời...