Cả làng trồng sen, chỉ bán hạt cũng lãi gấp đôi so với cấy lúa
Từ vùng đầm lầy trồng lúa bấp bênh bị bỏ hoang, 5 năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Thanh Châu (Thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã chuyển sang trồng sen.
Việc trồng sen đã mang lại thu nhập gấp đôi thậm chí gấp ba so với cấy lúa. Sau mỗi vụ sen mang về cho người dân gần 70 triệu đồng/ha.
Khu trồng sen của bà con thôn Thanh Châu vốn vùng đồng ruộng bùn sâu quá đầu gối, sình lầy, mỗi năm chỉ làm được một vụ lúa nhưng năng suất bấp bênh.
Từ vùng đầm lầy bỏ hoang nay được người dân thôn Thanh Châu thay thế bằng cánh đồng sen bạt ngàn.
Cấy lúa liên tục bị thua lỗ, mất mùa, nên người dân chán nản đành bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Lúc đầu, một số hộ dân đưa cây sen về trồng để làm cảnh. Khi cây sen mọc lan rộng, ra hoa, đậu gương, người dân bóc hạt sen đem bán thấy có thu nhập khá.
Càng ngày thấy bán hạt sen chạy nên người dân thôn Thanh Châu đã tiến hành trồng sen trên diện rộng. Đến nay, diện tích trồng sen tại đây lên tới gần 8 ha.
Chị Đức, một hộ trồng sen cho hay: Nhà tôi trồng hơn 2 sào sen, mấy năm nay việc bán hạt sen cũng mang lại thu nhập khá cho gia đình. Cứ 2 ngày tôi đi hái đài sen (gương sen) 1 lần, về bóc hạt cũng được hơn 10kg.
Mỗi năm, khi mùa đông đến cũng là lúc cây sen tàn, người dân thôn Thanh Châu dùng máy cày để làm đất, diệt trừ cỏ dại, bón phân để bắt đầu vụ sen mới. Có người để sen tự mọc, nhưng cũng có gia đình cấy sen mới để cây phát triển tốt hơn.
Là hộ trồng sen nhiều và lâu năm tại thôn Thanh Châu, anh Lê Phi Quốc chia sẻ: “Lúc đầu, thấy sen mọc hoang ở một số ao hồ trong làng nên tôi thu gom đưa về trồng ở ruộng bỏ hoang cho đẹp. Nhưng càng ngày sen càng phát triển và thu hoạch hạt sen bán được giá, có thu nhập nên lúc đó chúng tôi mới tập trung chăm bón…”.
Người dân thôn Thanh Châu. thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trồng sen trên diện tích đất cấy lúa bỏ hoang để lấy hạt.
Gia đình anh Phi Quốc trồng sen đã được 5 năm. Cứ đến mùa sen các thương lái ở TP Vinh (Nghệ An) vào thu mua. Có ngày anh bán tới 50kg hạt sen….
Nhiều hộ dân thôn Thanh Châu còn bán cả hoa sen khi khách có nhu cầu.
Với những ruộng sen được chăm sóc tốt, cây sen cao quá đầu người, đài sen to, hạt chắc. Không chỉ bán hạt sen, có hộ dân còn hái cả hoa sen để bán…
Những hôm khách đặt số lượng hạt sen nhiều, hai vợ chồng anh Quốc làm không kịp thì phải nhờ thêm anh em hoặc thuê người để bóc hạt sen để kịp giao cho khách.
Người dân thôn Thanh Châu tách hạt sen để bán.
Khi sen ra hoa đến khoảng 1 tháng thì bắt đầu cho thu đài sen, cứ 2 ngày người dân sẽ đi hái đài sen một lần.
Theo nhiều hộ dân, trồng sen vừa có thêm thu nhập nhưng cũng vừa làm cho vui và đam mê. Với bà con, chỉ cần nhìn vào cuống sen là sẽ biết đài sen đó đã hái được hay chưa. Hái sen tuy mệt vì phải lội bùn lầy nhưng cũng vui vì hạt sen có giá. Thời gian gần đây, cánh đồng sen của người dân thôn Thanh Châu đã thu hút khá nhiều người đến ngắm cảnh, chụp ảnh…
Video đang HOT
Ranh giới ruộng sen của các hộ gia đình được đánh dấu bằng những chiếc cọ buộc dây và túi nilon.
Để tiêu thụ hạt sen, mỗi hộ dân thôn Thanh Châu có một cách riêng. Có người liên hệ được với các lái buôn họ lấy số lượng lớn, có người lên bán trên mạng xã hội, có người tự đưa đi bán lẻ ở các chợ. Mỗi kg hạt sen tươi được bán với giá từ 30 – 50 ngàn đồng tùy thời điểm. Còn hạt sen khô, đã tách vỏ được bán với giá 160 ngàn đồng/kg.
Sen trồng ở vùng ruộng lầy trũng thôn Thanh Châu được đánh giá chắc hạt nên được thị trường ưa chuộng.
Đài sen to, trồng ở khu ruộng trũng thôn Thanh Châu to và hạt chắc
“Nhà tôi trồng 6 sào sen, vụ này tôi đã bán được hơn 100kg hạt sen rồi. Đầu mùa hạt sen bán được 40 ngàn/kg, nay có giảm hơn nhưng tính ra vẫn lời. Đài sen còn rất nhiều và chúng tôi sẽ thu hoạch đến hết tháng 8. Mỗi ngày, cứ buổi sáng và chiều mát thì chúng tôi ra ruộng hái sen, còn buổi trưa nắng thì ở nhà tách hạt” – vừa hái sen, ông Trương Công Mạnh vừa vui vẻ cho biết.
Ông Lê Thuần Dũng, trưởng thôn Thanh Châu cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, hiện nay, trong thôn có hơn 7 ha ruộng lầy được trồng sen, chủ yếu là vùng đất trước đây được quy hoạch sản xuất lúa – cá. Nhưng cấy lúa, nuôi cá không có hiệu quả nên người dân bỏ hoang.
“Nay khu ruộng hoang đó lại được người dân trồng sen để bán hạt. Trong thôn có 35 hộ trồng sen. Hiện nay, diện tích vùng đầm lầy ở địa phương còn khá lớn nên chúng tôi rất muốn người dân tiếp tục trồng sen….”, ông Dũng chia sẻ.
Mỗi buổi mỗi người dân thôn Thanh Châu hái dược gần 20 kg hạt sen.
Hiện nay, tại thôn Thanh Châu, hộ trồng ít thì vài thước, hộ trồng nhiều lên 1,5 ha sen. Một vùng đầm lầy rộng lớn được trồng bạt ngàn sen. Để phân biệt ranh giới ruộng của mỗi hộ, người dân cắm những chiếc cọc hoặc chăng dây.
Hạt sen được tác chuẩn bị cho khách đến lấy.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Đình Đức-Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Thạch Hà cho biết: “Trước đây, người dân trồng sen chỉ là tự phát và chỉ để làm cảnh cho đẹp. Sau đó thấy cây sen mang lại thu nhập nên mở rộng diện tích. Hiệu quả từ cây sen cao hơn nhiều lần so với cây lúa. Mỗi ha thu về hơn 60 triệu đồng/vụ. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn vẫn còn khá nhiều diện tích trũng thấp, bỏ hoang và chúng tôi đang khuyến khích người dân trồng sen để mang lại thu nhập…”.
'Biến' đồng hoang thành đầm sen, nông dân thu hàng chục triệu mỗi vụ
Từ một khu ruộng lúa trũng nước bỏ hoang, hàng chục hộ dân ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trồng sen thay thế, đến nay đã cho thu nhập từ 10 đến 30 triệu đồng mỗi vụ.
Thời gian này, hơn 60 hộ dân tại thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) ra đầm sen có diện tích rộng 7ha để thu hoạch đài hoa sen. Họ tranh thủ vào lúc rạng sáng và chiều muộn để thu hoạch.
Trước đây, đầm sen này là ruộng trũng nước, trồng lúa năng suất thấp nên người dân bỏ hoang. Khoảng 5 năm trở lại nay, người dân bắt đầu đổ xô trồng sen ở ruộng để kiếm thêm thu nhập.
Người dân bắt đầu hái đài sen từ rạng sáng hoặc xế chiều để tránh nắng.
Bắt đầu, họ cắm những chồi sen xuống đất rồi sau đó bám vễ và lán ra xung quanh. Những năm đầu, sen mọc lưa thưa, nhưng đến nay qua bàn tay chăm sóc tỉ mỉ của người dân, đầm sen này phát triển tốt và đã cho thu hoạch.
Người dân tất bật ra đồng thu hoạch đài sen.
Mùa hoa sen nở bắt đầu từ tháng 2, đến cuối tháng 7 tự tàn. Thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8 sẽ vào vụ thu hoạch đài sen.
Để hái đài sen thuận lợi, người dân tự thiết kế rồi mang túi một bên người để dễ di chuyển.
Vào vụ, khoảng 3 ngày, người dân sẽ ra đồng thu hoạch đài sen một lần. Mỗi buổi, một người có thể hái được khoảng 20 - 50 kg đài sen.
Người dân thu hoạch sen giữa cánh đồng rộng 7ha.
Để phân biệt ruộng của ai, người dân phải chằng dây để xác định vị trí, tránh hái nhầm.
Những cọc cùng dây và túi bóng được đóng xuống ruộng xác định vị trí sen của từng hộ.
Bà Lê Thị Thỏa (52 tuổi) nói, gia đình trồng được 5 sào, năm nay ước tính một ruộng cho năng suất từ 3 - 4 tạ hạt tươi, thu nhập từ 10 - 30 triệu đồng.
"Mỗi vụ trừ chi phí so với trồng lúa thì cao hơn. Ngoài ra, thu hoạch sen cũng chỉ làm việc nửa ngày nên khỏe hơn trồng lúa bởi trước đây đồng ruộng này bỏ hoang nhiều", bà Thỏa nói.
Sen có thân gai, mọc giữa bùn lầy, để thu hoạch người dân phải mặc quần dài, đeo ủng, gang tay để hái đài sen.
Người hái cho biết, chỉ những đài sen có hạt màu đen mới được thu hoạch. Những đài non quá khi bóc ra hạt rất nhỏ, không được ưa dùng.
Giữa ao sen có hàng nghìn đài sen, nhưng bằng kinh nghiệm, người dân có thể nhận biết đài sen nào đã già. "Hạt sen có màu đen thì mình thu hoạch, non quá cũng không được, khi bóc ra phơi khô hạt rất nhỏ, thương lái không thu mua", ông Nguyễn Đình Thắng cho hay.
Việc hái đài sen chỉ cần mỗi ngày bỏ ra 2-3 tiếng đồng hồ nhưng thu hoạch về 20-30kg đài sen tươi. Gía bán từ 30-50 ngàn đồng/1kg.
Hạt sen tươi có thể dùng để nấu chè, nấu cháo hoặc nấu canh, có tác dụng kích thích ăn ngon, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, giúp ngủ ngon, phục hồi sức khỏe...
Trên các con đường dẫn ra ruộng, người dân cắm biển cảnh báo, nhắc nhở bà con ý thức bảo vệ đồng sen, không nên phá hoại.
Sau khi hái xong, người dân thu gom và chở về nhà để tách hạt sen mang đi bán.
Thu nhập 15 triệu, gia đình 5 người chỉ tiêu 2,7 triệu/tháng mùa dịch Dù thu nhập chỉ 15 triệu đồng/tháng nhưng chưa tháng nào gia đình trẻ này lại chi tiêu quá 5 triệu đồng/tháng dù gia đình có tới 5 thành viên. Nhất là từ đầu mùa dịch đến giờ, họ càng tiết kiệm chi tiêu hơn, chỉ tiêu 2,7 triệu đồng. Bài toán tiết kiệm chi tiêu mùa dịch trên đang được gia đình...