Cá hố ma
Chỉ cần nghe qua cái tên gọi thôi, chắc hẳn không ít người đã cảm thấy… ghê, chứ nói chi đến việc thưởng thức. Tuy nhiên, đối với dân chài thích lai rai cho ấm bụng, đó lại là món rất ngon khi mỗi chiều về, ngoài kia lấp lánh những ánh nắng cuối ngày in hình trên mặt biển xanh lơ.
Người dân miền biển thường lý giải tên gọi của một vài loại cá theo cảm quan về hình dáng và màu sắc, chẳng hạn như cá chìa vôi có cái miệng dài như cái chìa vôi ăn trầu, cá bã trầu có màu sắc hồng hồng của bã trầu mà các bà các mẹ hay dùng, cá rựa có hình cái rựa đốn củi… Còn tại sao gọi là cá hố ma thì ngay những bậc trưởng thượng trong nghề đi biển cũng không biết. Họ bảo ông bà ngày xưa gọi thế nào thì mình gọi theo mà thôi.
Cá hố ma có hình dáng như cá hố thường nhưng rất nhiều xương. Có thể nói cả thân hình của nó toàn là xương với xương, vì thế đây còn gọi là cá của người lớn, trẻ con thì không dám đụng đến. Ấy vậy mà với cách chế biến đơn giản, ngư dân có thể xem đây là món ngon thuộc hàng “độc” không phải lúc nào cũng có. Chỉ cần chặt thân cá theo bề ngang khoảng 10 cm, ngâm sơ qua nước lạnh, vớt ra để ráo, phi hành dầu nóng lên cho vào cùng với thơm xắt lát, gia vị (bột ngọt, nước mắm, tiêu, ớt đỏ nguyên trái) và đậy kín nồi, để lửa liu riu khoảng 15 phút, mở vung ra, mùi thơm lan tỏa quyện khắp gian bếp. Múc cá ra đĩa, rắc lên một ít hành lá xắt nhỏ là có ngay món cá hố ma kho thơm mời gọi.
Video đang HOT
Những chuyến ra khơi, ngoài những loài cá phơi khô đem vào đất liền như cá chìa vôi, cá giỏi, cá chuồn… người đi biển còn lủng lẳng mang về một xâu cá hố ma làm quà cho bạn. Cá hố ma ít có giá trị kinh tế, nhưng lại là món quen thuộc mà ngư dân quê tôi thường dự trữ trong nhà để vui vẻ cùng bạn bè, sau những ngày lênh đênh sóng nước.
Theo người lao động
Đậm đà cá thóc
Những tháng giáp tết, biển thường chênh chao, ngả màu đùng đục. "Chớn nước này là cá thóc rộ dữ lắm", ngư dân Sa Huỳnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) quê tôi thường nói vậy. Cứ khoảng xế chiều là thuyền về. Những giỏ cá nặng trịch được khiêng lên bến. Khá nhiều loại cá, mỗi loại cá có một màu riêng, nhưng màu hồng đỏ của cá thóc là "lấn lướt" hơn cả, không lẫn vào đâu được. Con nào con nấy mập mạp, bằng bàn tay người lớn, da đỏ ấm au.
Tôi có mấy lần ghé Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết... ăn cơm. Hỏi cá thóc nấu ngót, nhân viên quán lắc đầu. Nghĩ không ăn được cá quen thì ăn cá lạ cho biết, tôi chỉ đại "cá bã trầu" trong thực đơn. Không ngờ lát sau nhà bếp bưng lên tô canh cá... thóc thơm lừng. Thật bất ngờ. Hỏi ra mới hay cá thóc còn có tên là "cá bã trầu".
Tôi còn nghe ở đâu đó gọi là "cá thao láo" rồi "cá trao tráo" nữa. Hai cái tên "tượng hình" này thì tôi hiểu: do mắt cá lồi ra, lại cứ mở thao láo (trao tráo) nên người ta gọi vậy. Nhưng có lẽ do cái âm "thóc" gần với "thóc lúa" nghe có vẻ hiền hiền nên tôi vẫn cho rằng cái tên cá thóc là gọn và hay hơn cả.
Làm cá thóc khá dễ, chỉ cắt vi, đuôi, móc bỏ mang ngoài là xong. Đừng có đụng đến lớp bì nhám và dày của cá, nó giữ chất ngọt của cá khi kho nấu đấy. Mà có muốn đụng cũng chả được vì nó dai lắm, hổng chừng "mẻ" dao như chơi.
Cá thóc nướng là món đệ nhất của giới "chiều chiều". Khi da cá bắt lửa ngả sang màu vàng đượm là cá chín. Bóc bỏ lớp vỏ, thịt cá lồ lộ trắng nõn nà, săn cứng lại, dậy mùi thơm đến mức tay nhậu nào cũng muốn "động thủ" ngay. Chấm ít muối đã được giã giập với ớt xanh sẽ nghe miếng cá thóc dai dai, cay cay, mằn mặn quẩn quanh trên đầu lưỡi...
Làm biếng, muốn khỏi quạt lò với tro than lỉnh kỉnh thì thả cá vào chảo chiên. Chất lượng thịt cá không thua món nướng. Đưa cá ra đĩa, bóc vỏ và rưới chút mắm ớt tỏi lên, ăn với cơm nóng thì ý vị vô cùng.
Tuy nhiên, món được các bà nội trợ ưa chuộng nhất là cá thóc nấu ngót với cà chín hoặc giá đỗ. Cách làm món này đơn giản. Nước sôi, cho cá "tắm", nêm nếm vừa miệng rồi thả một trong hai thứ cà hoặc giá vào trước khi tắt bếp. Nên điểm chút hành ngò, vừa để tạo hương, vừa để tạo cho nồi canh một chút xanh thẩm mỹ. Món này nước ngọt thanh, chan với cơm ăn rất "vào". Miếng cá thóc trắng ngần chấm ít mắm ớt cho hương vị ngòn ngọt, thơm thơm, rất đậm đà.
Theo thanh niên
Mắm thính Những loại cá được đánh bắt từ khơi xa như cá thu, cá giỏi, cá nhám..., hay những loại cá đánh bắt gần bờ như cá de, cá nục, cá cơm... đều có thể dùng làm thính. Nguyên liệu chủ lực làm mắm thính là hạt bắp luộc chín, phơi thật khô, xay nhỏ và muối sống. Chỉ vậy thôi, qua bàn tay...