Bút ký Pilot – Nét tinh xảo mang văn hóa Nhật Bản
Tại Việt Nam, việc sử dụng bút ký đã trở nên phổ biến, nhất là với giới công sở, doanh nhân, giáo viên thường xuyên gặp gỡ, ký kết văn bản, hợp đồng…
Nổi bật không thể không nhắc tới dòng bút ký cao cấp Pilot mang đậm văn hóa Nhật Bản với hơn 100 năm lịch sử, có giá trị đẳng cấp, sang trọng và tinh tế.
Khám phá tinh thần văn hóa Nhật trong từng cây bút ký
Nếu văn hóa truyền thống Nhật vốn nổi tiếng bởi nghệ thuật thư pháp gắn liền với bút lông và mực đen, thì hình ảnh về những cây bút ký cũng ghi dấu ấn với người dùng thế giới nhờ sự thể hiện rất riêng trong phong cách, tư duy sáng tạo và cách sử dụng trong đời sống. Trên thị trường, dễ thấy không ít thương hiệu bút ký Nhật có tuổi thọ hàng chục, thậm chí cả trăm năm.
Đằng sau cây bút ký là cả linh hồn văn hóa của xứ sở hoa Anh đào. Từng cây bút ký ra đời không chỉ được người Nhật khẳng định bởi chất lượng mà còn bởi sự khéo léo, tinh tế trong đường đường nét, kiểu dáng và hoa văn trang trí. Mỗi nguyên liệu dùng để sản xuất bút ký phải được chọn lọc tỉ mỉ, kiểm tra cẩn thận và kỳ công chế tác. Làm sao để sản phẩm khi đến tay khách hàng phải thật hoàn hảo, đầy đủ ý tứ và chứa cả sự chân thành của các nghệ nhân.
Đặc biệt trong đó phải kể đến là nghệ thuật chế tác ngòi bút tinh xảo – cũng được xem là linh hồn của mọi chiếc bút. Để có được những ngòi bút tinh xảo, đòi hỏi nghệ nhân cần phải có tay nghề hoàn hảo và cực kỳ kiên nhẫn. Chu trình sản xuất và lắp ráp kỳ công được định vị đến từng tiểu tiết để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối về chất lượng cũng như lưu lượng mực. Do đó, người dùng có thể cảm nhận được êm mượt trong từng nét bút và thoải mái của các ngón tay.
Những chiếc bút ký chất lượng cao có giá trị sử dụng lâu dài và thể hiện tính cách người dùng
Ngày nay, bút ký khi đến tay người dùng đã thật đa dạng về kiểu dáng, hoa văn và tính năng riêng biệt của từng dòng. Cầm cây bút ký trên tay như nâng niu sự tinh hoa của cả nền văn hóa Nhật, chứa đựng tâm tư, tình cảm giống như tâm hồn người Nhật.
Bút ký cao cấp Pilot – Món quà tuyệt hảo, tinh tế cho người Việt
Nói về ưu điểm và sự đẳng cấp của bút ký Nhật chúng ta không thể không nhắc đến dòng bút ký cao cấp Pilot – thương hiệu ra đời từ năm 1918. Cũng giống như tinh thần của con người xứ sở hoa Anh đào, bút ký Pilot mang những đặc điểm nổi bật cả về chất lượng và sự tinh tế trong từng thiết kế. Không chỉ nhằm mục đích viết, soạn thảo văn bản thông thường mà bút ký còn mang ý nghĩa đặc biệt hơn. Bút ký là vật phẩm gửi gắm, truyền đạt tình cảm; là phong cách của người dùng; và cũng là nghệ thuật giao tiếp tinh tế: giúp xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các đối tác, giúp doanh nghiệp tri ân và giữ chân khách hàng thân thiết, giúp đồng nghiệp, nhân viên bày tỏ lòng kính trọng đến nhau và đến những cấp cao hơn…
Ông Nguyễn Xuân Dũng – CT.HĐQT Công ty BITEX (bên phải) trong buổi lễ ký kết hợp tác với thương hiệu Bút Pilot Nhật Bản
Video đang HOT
Sau 1 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, bút ký cao cấp Pilot ngày nay được người Việt yêu thích sử dụng như một món quà tuyệt hảo và tinh tế. Hiện nay, bút ký Pilot có dòng bút bi, bút gel (bút dạ), bút ngòi máy. Với 3 dòng gồm:
MR1: dòng sản phẩm thiết kế đơn giản, được yêu thích và sử dụng nhiều bởi các doanh nhân trẻ.
MR2 – Animal Collection: sản phẩm dựa trên ý tưởng từ con vật hoang dã dũng mãnh, mang đến phong thái mạnh mẽ, sang trọng.
MR3 – Retro Pop Collection: lấy ý tưởng hoa văn trang trí Retro – phong cách thiết kế rất được yêu thích trong những năm 50 – 70 của thế kỷ trước với sức hút về màu sắc và vẻ ngoài đa dạng.
Sang trọng, đẳng cấp và thời thượng chính là BST MR3 của Pilot – dành cho các quý cô thanh lịch, đầy năng lượng
Bộ sưu tập dòng bút ký Nhật Bản PILOT MR – sự lựa chọn quà tặng hoàn hảo dành cho người Việt.
Với đường nét tinh tế, cuốn hút, mỗi sản phẩm Pilot đến tay người dùng đều có những điểm riêng biệt, không lẫn vào đâu được… Đặc biệt, đầu bút được làm từ hợp chất vonfram cacbua không gỉ, bền bỉ trước ma sát cho thao tác viết luôn êm, mượt; hỗ trợ tốt cho người có thói quen viết tì mạnh lên giấy. Thiết kế thân bút vừa tay cầm, đẹp và cân đối tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Chất liệu mực, ống mực được thiết kế thuận tiện, dễ dàng trong thao tác thay mực. Chính vì sự độc đáo, khẳng định đẳng cấp này mà bút ký Pilot ngày càng phát triển, độ nóng chưa bao giờ giảm với người dùng Việt Nam.
Bên cạnh giới doanh nhân, công sở ra, các thầy cô giáo cũng dùng bút ký như một cách để thể hiện giá trị của người truyền thụ kiến thức, sự trân trọng với chữ viết và tầm quan trọng của tri thức.
Nhân dịp sinh nhật 01 năm Pilot có mặt tại thị trường Việt Nam và ngày tri ân thầy cô 20/11, BITEX thực hiện chương trình ưu đãi khi mua bút Pilot bao gồm: chiết khấu hấp dẫn ngay trên bill, quà tặng ví name card. Địa điểm áp dụng chương trình tại các Nhà sách Fahasa và Showroom Bitex. Hoặc bạn có thể vào Fanpage Bitex để tham khảo thêm thông tin
Vải thiều Việt bay sang Nhật Bản, giá vải ở Lục Ngạn tăng theo ngày
Sau khi những lô vải thiều tươi Việt Nam đầu tiên được xuất sang Nhật Bản thành công và nhận được phản hồi tốt của người tiêu dùng, giá bán lên tới trên 500.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ vải thiều ở thủ phủ vải Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng nóng lên từng ngày.
Từ khi vào vụ thu hoạch rộ đến nay, gia đình anh Hoàng Ngọc Thanh ở thôn Lâm, xã Nam Dương (huyện Lục Ngạn) lúc nào cũng tất bật thu hái vải từ đêm đến sáng sớm, bận tiếp những cuộc điện thoại từ khắp nơi gọi đến đặt hàng.
"Sản lượng vài thiều nhà tôi năm nay cầm chắc 7 - 8 tấn, hiện đã thu được một nửa, giá vải bình quân ký hợp đồng với doanh nghiệp là 30.000 đồng/kg" - anh Thanh cho biết.
Vườn vải nhà anh Thanh cũng nằm trong vùng được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu đi Nhật Bản với 12 hộ tham gia, đích thân anh Thanh là trưởng nhóm quản lý.
Vải thiều tươi Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được thị trường đón nhận.
.
Ngay sau khi chuyên gia Nhật Bản kiểm tra hệ thống xử lý khử trùng và công nhận dây chuyền đạt chuẩn, doanh nghiệp bắt tay vào thu mua để xuất khẩu sang Nhật Bản, những nông dân trồng vải như anh Thanh vô cùng vui mừng.
"Quả vải thiều được xuất khẩu sang Nhật Bản, lại được thị trường đón nhận, những nông dân như chúng tôi vui mừng lắm, thấy thành quả, nỗ lực của mình đã được đền đáp" - anh Thanh chia sẻ.
Nhưng điều anh Thanh vui hơn là, việc vải thiều được xuất khẩu sang Nhật Bản đã giúp thị trường tiêu thụ vải thiều nóng hơn.
"Chỉ trong 3 ngày trở lại đây, giá vải thiều cứ tăng theo ngày, những vườn vải đẹp, giá bán lên tới 38.000 - 42.000 đồng/kg, còn trung bình đạt 32.000 - 35.000 đồng/kg. Dự đoán, chỉ chục ngày nữa, giá vải thiều có thể cán mốc mới, 55.000 - 60.000 đồng/kg" - anh Thanh cho biết.
Quan trọng hơn là, anh và nhiều nông dân trong mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu Nhật Bản không phải chịu cảnh mang vải thiều xuống chợ bán như mọi năm mà các doanh nghiệp đến tận vườn thu mua.
"Vườn vải nhà tôi đã có 5 tạ được thu mua phục vụ xuất khẩu sang Nhật Bản và vào các chuỗi siêu thị lớn" - anh Thanh nói.
Bao bì những sản phẩm vải thiều tươi Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản.
Được biết, vườn vải phục vụ xuất khẩu Nhật Bản của anh Thanh và những hộ dân trong mã số vùng trồng được ngành chức năng cấp và quản lý canh tác theo quy trình GlobalGAP.
"So với canh tác theo phương pháp cũ, trồng vải theo quy trình GlobalGAP nhọc công hơn nhiều, việc sản xuất phải được ghi chép nhật ký đầy đủ, vườn luôn được dọn rác, cành lá cẩn thận, bao bì thuốc bảo vệ thực vật để đúng nơi quy định, chỉ được phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật do phía Nhật Bản khuyến cáo sử dụng" - anh Thanh chia sẻ.
Trong quá trình chăm sóc vải, nhiều nông dân sốt ruột khi bọ xít xuất hiện ở vườn vải, trong khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo danh mục phía Nhật Bản cung cấp thì bọ xít không chết.
Nhiều nông dân định mua loại thuốc bảo vệ thực vật vẫn dùng như mọi năm để phun trừ nhưng đã cam kết với chính quyền xã, với Cục Bảo vệ thực vật là tuân thủ nghiêm túc quy trình nên lại kiên nhẫn đợi.
"Mã số vùng trồng của thôn Lâm có 12 hộ tham gia với diện tích trồng vải 15ha. Trồng vải theo quy trình GlobalGAP chúng tôi phải tuân thủ theo đúng quy trình Phòng NNPTNT huyện khuyến cáo, vườn phải được dọn sạch đẹp, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng loại đã được khuyến cáo.
Một hộp vải thiều 10 quả như thế này có giá gần 120.000 đồng.
Cũng theo anh Thanh, không có chuyện bà con nông dân tự ý sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục vì trước khi thu hoạch trái vải đều được kiểm tra kỹ, nếu phát hiện còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị loại ngay lập tức nên ai cũng làm rất cẩn thận, đúng quy trình.
Nhờ được chăm sóc theo quy trình xuất khẩu Nhật Bản nên vườn vải của anh Thanh cũng được nhiều người "chấm" để đặt mua làm quà biếu.
"Vừa có một doanh nghiệp trực tiếp gọi điện cho tôi đặt mua vài tạ để cung ứng cho siêu thị với giá rất cao. Nói chung vụ vải này lúc đầu tưởng khó khăn mà giờ thuận lợi không tưởng" - anh Thanh hồ hởi.
Được biết, vải thiều tươi Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được thị trường đón nhận. Đại diện AEON Nhật Bản đánh giá, vải thiều tươi Việt Nam thơm, ngon, hạt nhỏ, giá rất cạnh tranh.
Ngay sau khi lô vài thiều đầu tiên sang Nhật, các doanh nghiệp, siêu thị phân phối đã thu mua hết, phản hồi của khách hàng tốt, giá vải thiều tươi Việt Nam tại Nhật Bản lên đến 530.000 - 550.000 đồng/kg.
Vải thiều Việt Nam bán tại Nhật giá khủng 375.000 đồng/kg Hai lô vải đầu tiên của Công ty xuất khẩu Ameii và Công ty Chánh Thu đã được xuất khẩu sang Nhật Bản. Sáng 22-6, trao đổi với PLO, bà Ngô Tường Vy, Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết từ ngày 19-6 đến nay doanh nghiệp (DN) này đã xuất khẩu được hai lô...