Bước sang năm mới 2021, các trường cao đẳng sư phạm còn nhiều nỗi lo
Trong khi chờ sắp xếp, các trường cao đẳng sư phạm phải được giao nhiệm vụ đào tạo, phối hợp đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đạt chuẩn.
Đã qua 1 năm chúng ta thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nhiều người kỳ vọng lộ trình đổi mới giáo dục thì các tồn tại được giải quyết để thực sự mang lại gam màu tươi sáng cho bức tranh giáo dục nước nhà.
Bước sang năm 2021, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, câu lạc bộ các trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đánh giá, năm 2020, năm đầu tiên thực hiện Luật Giáo dục, thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, đồng thời cũng là năm nhiều thiên tai, đại dịch bệnh ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội.
Trong giáo dục, từ “cái khó” đã “ló nhiều cái khôn” như đổi mới hình thức dạy học, hình thức thi cử, đánh giá kết quả học tập,…Toàn ngành giáo dục đã đạt được nhiều kết quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, trong đó có sự góp sức của các trường sư phạm.
Những sự thay đổi này là tất yếu, phù hợp với xu thế, tuy nhiên đây là sự thay đổi bị động, không có sự chuẩn bị trước, chưa dự kiến được hậu quả.
Mặc dù vậy, các trường cao đẳng sư phạm đã “tự cứu”, không trông chờ; nhiều trường đã tích cực, chủ động vượt khó với nhiều các làm sáng tạo, phù hợp để tồn tại, ổn định và phát triển.
Video đang HOT
Bước sang năm mới 2021, các trường cao đẳng sư phạm có nhiều điều mong muốn (ảnh minh họa: Thùy Linh)
Theo lãnh đạo các trường cao đẳng sư phạm dự đoán năm 2021 vẫn còn khó khăn, nhưng ngành giáo dục sẽ tiếp tục có những đổi mới, sáng tạo để vượt qua khó khăn đó. Các trường Cao đẳng sư phạm mong chờ và hy vọng các cấp có thẩm quyền giải quyết những bất cập, khó khăn của các trường Sư phạm bằng các chính sách, những quy định, quyết định kịp thời, cụ thể như:
Một là , cần có thái độ rõ ràng về hệ thống trường sư phạm địa phương trên cơ sở quy hoạch, sắp xếp phù hợp với từng địa phương và có lộ trình tương ứng với việc ban hành hoặc sửa đổi các luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Hai là , trong khi chờ đợi sắp xếp, các trường phải được giao nhiệm vụ đào tạo, phối hợp đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đạt chuẩn; tham gia bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tham gia các chương trình, dự án đổi mới, phát triển giáo dục tại các địa phương như chuyển đổi số, giáo dục thông minh, quản lý giáo dục thông minh.
Ba là , cần có chủ trương quy định, hướng dẫn thực hiện chuyển tiếp cho số sinh viên cao đẳng sư phạm đang đào tạo và tốt nghiệp trong các năm 2020, 2021 và 2022 để đảm bảo quyền lợi cho người học, vừa phù hợp với lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên, vừa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng giáo viên ở một số địa phương, nhất là các địa phương còn thiếu nhiều giáo viên, thiếu nguồn tuyển.
Vì trên thực tế, số sinh viên này tốt nghiệp đảm bảo chuẩn đầu ra, đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, được các cơ sở giáo dục và xã hội ghi nhận, đánh giá (thông qua các đợt thực tập sư phạm và qua các khảo sát, đánh giá khác đối với sinh viên các khóa tốt nghiệp các năm gần đây).
Bốn là , sớm ban hành Điều lệ trường Cao đẳng sư phạm, các quy định về quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng sư phạm phù hợp với các Luật, chính sách (mới).
Bởi hiện nay, các trường Cao đẳng sư phạm được tổ chức, hoạt động theo Điều lệ trường Cao đẳng, ban hành năm 2015 (thông tư 01/2015/TT-BGDĐT), trong đó có nhiều điều, khoản dẫn chiếu quy định tại Luật Giáo dục Đại học.
Trong khi trường Cao đẳng sư phạm không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Giáo dục Đại học 2018 (sửa đổi, bổ sung); ngược lại Nghị định Chính phủ (15/2019/NĐ-CP) hướng dẫn chi tiết Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định không áp dụng đối với việc quản lý nhà nước đối với các trường Cao đẳng sư phạm.
Cùng với nền giáo dục, sự tồn tại của trường sư phạm là tất yếu; củng cố, phát triển trường sư phạm vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu của phát triển giáo dục. Trường sư phạm là cơ sở đào tạo mang tính đặc thù nghề nghiệp cao, nên trường Sư phạm cần phải có cơ chế quản lý riêng, được ưu tiên trong đầu tư, chế độ đãi ngộ.
Các trường Cao đẳng sư phạm địa phương rất mong muốn được các cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết những bất cập, khó khăn, vướng mắc để các trường thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và tận dụng các nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục.
Sớm rà soát việc bồi dưỡng, đào tạo giáo viên mầm non
Sáng 5/1 tại Hà Nội, Bộ GDĐT đã họp Ban Chỉ đạo Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025.
Ảnh minh họa
Trước đó, ngày 8/1/2019, Thủ tướng Chỉnh phủ đã ký ban hành Quyết định 33/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025, với mục tiêu đào tạo nâng cao trình độ, bảo đảm đến năm 2020 ít nhất 70% giáo viên mầm non đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên.
Quyết định yêu cầu, 80% giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên; Phấn đấu 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên liên tục, ngay tại trường; 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non được bồi dưỡng nâng cao năng lực tương ứng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non.
Để hiện thực hóa Quyết định 33/QĐ-TTg, Bộ GDĐT gấp rút triển khai thực hiện. Đề án đã huy động các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non cùng tham gia và bước đầu có những kết quả nhất định. Đến thời điểm này, đã hoàn thành phần lớn nhiệm vụ của Đề án.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng đặc biệt nhấn mạnh, báo cáo đánh giá phải đưa được mấu chốt tinh thần Quyết định 33. Để thực hiện tốt công việc của các năm tiếp theo, đặc biệt là trong năm 2021 này, Cục Nhà giáo cần có báo cáo đầy đủ kế hoạch thực hiện trong năm 2020.
Chống bệnh thành tích trong giáo dục: Cần thay đổi căn bản mọi mặt Công việc đầu tiên phải bắt đầu từ việc đào tạo giáo viên, sử dụng giáo viên. Đã có một thời, chúng ta ưu tiên cho những người học sư phạm không phải đóng học phí, rồi chương trình thất bại bởi đa phần người học không chọn nghề đi dạy. Chúng tôi ủng hộ báo Sài Gòn Giải Phóng mở diễn đàn...