“Buộc khăn bắp chân” Phương pháp hạ sốt cho con của mẹ Đức, các mẹ đã biết chưa?
Có một phương pháp đơn giản để hạ sốt cho con được gọi là “ buộc khăn làm mát” rất được các cha mẹ Đức ưa chuộng.
Phương pháp “buộc khăn làm mát” được coi là một trong những kiến thức sơ cứu cơ bản cho trẻ tại Đức (Ảnh minh họa).
Mới đây, trang Goodtimes của Malaysia đã có bài viết hướng dẫn các cha mẹ cách đơn giản nhất để hạ sốt cho con ngay tại nhà. Cách làm này cũng rất được các bậc cha mẹ Đức ưa chuộng. Để dẫn dắt người đọc vào bài viết này, tác giả đã chia sẻ câu chuyện một ông bố đưa con đi khám cảm cúm ở Anh như sau:
“Nhớ lại 2 năm trước tại Bristol, Anh, con gái 1 tuổi của tôi bị cảm cúm. Tôi vội đưa con đi khám thì chỉ thấy bác sĩ kiểm tra tai, mũi, họng và khoang ngực của con rồi dặn tôi về nhà cho con uống nước ấm kết hợp nghỉ ngơi. Tôi ngớ người ra hỏi bác sĩ tại sao không kê thuốc cho bé và nhận lại được câu trả lời rằng, 2 ngày sau hãy đến kiểm tra lại, nếu bệnh không trở nên nghiêm trọng thì cứ để cơ thể tự ứng phó, như vậy mới có thể nâng cao được sức đề kháng”.
Quả đúng như lời bác sĩ nói, chỉ 7 ngày sau, bé gái ấy đã chiến thắng virus cảm cúm mà không cần nhờ đến thuốc hay bất cứ biện pháp điều trị nào.
Còn ở Đức, bác sĩ nhi khoa sẽ chủ động trang bị cho các bậc phụ huynh kiến thức về cách sơ cứu ban đầu cho trẻ trước khi đi khám chữa bệnh, bao gồm cả việc xử lý khi con bị cảm, sốt để tránh trường hợp bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian chờ khám. Đồng thời cũng có thể tiết kiệm nguồn tài nguyên y tế đáng kể.
Trong những kiến thức ấy, có một phương pháp đơn giản để hạ sốt cho trẻ gọi là “buộc khăn làm mát” rất được các cha mẹ Đức ưa chuộng. Cách thức thực hiện bao gồm:
Video đang HOT
1. Nhúng 2 chiếc khăn bông vào nước ấm, vắt hơi khô và trải khăn ra (Nhiệt độ nước nên tương đương hoặc thấp hơn một chút so với nhiệt độ cơ thể bé).
2. Quấn khăn quanh 2 bắp chân của trẻ, sau khoảng 20 phút, tháo khăn và lau khô chân bé ngay sau đó.
Trên thực tế, đây là một phương pháp hạ nhiệt cơ thể hiệu quả mà mỗi cha mẹ người Đức đều đã áp dụng, giúp nhiệt độ cao trên cơ thể trẻ sẽ giảm dần theo sự hạ nhiệt của chiếc khăn bông. Khi trẻ bị sốt, thân nhiệt tăng cao, nếu càng được quấn khăn, ủ ấm hay mặc quần áo dày sẽ càng khiến con khó chịu hơn. Phương pháp hạ sốt này dựa trên nguyên lý chiếc khăn sẽ từ từ làm hạ nhiệt độ của cơ thể xuống.
Nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ, tinh thần ổn định thì có thể áp dụng cách hạ sốt như trên, nhưng khi trẻ sốt cao trên 39 độ và có những biểu hiện bất thường thì nhất định phải đưa bé đến bệnh viện kịp thời (Ảnh minh họa)
Theo NCBI – Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ, đây là một trong những phương pháp hạ sốt dựa trên nguyên lý tác động từ bên ngoài làm giảm dần nhiệt độ cơ thể như: chườm khăn, cởi bớt quần áo, dùng đồ uống lạnh… Có nhiều cách làm mát từ bên ngoài cơ thể như quạt cho bé, đắp cho trẻ một chiếc khăn ướt lên trán hoặc chân hay mở rộng các cửa phòng bé nằm. Ở các nước phương tây, phương pháp làm mát cơ thể trẻ dùng khăn ấm quấn ở chân được dùng phổ biến hơn cả.
Theo NCBI, điều quan trọng của các phương pháp hạ sốt từ bên ngoài này là đảm bảo cho bé cảm thấy thoải mái nhất và không làm bé bị cảm lạnh. Và NCBI cũng khuyến cáo nếu như bé bị sốt nhưng chân và tay lạnh thì không nên áp dụng cách hạ sốt này.
Ngoài các biện pháp hạ sốt tác động từ bên ngoài như kể trên, các bậc cha mẹ cũng có thể hạ nhiệt cơ thể cho bé bằng cách lau người hoặc cho bé tắm bằng nước ấm. Tuy nhiên, bác sĩ Lưu Quốc Quân, phó khoa nhi Bệnh viện nhi đồng thành phố Đông Quản (Quảng Đông, Trung Quốc) khuyến cáo rằng, nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ, tinh thần ổn định thì có thể áp dụng sơ cứu vật lý như trên, nhưng khi trẻ sốt cao trên 39 độ và có những biểu hiện bất thường thì nhất định phải đưa bé đến bệnh viện kịp thời.
Theo afamily
Lợi ích của uống nước ấm
Uống một vài ly nước ấm mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là tác dụng của việc uống nước ấm, theo Medical News Today.
Shutterstock
Mặc dù có ít nghiên cứu khoa học về lợi ích của việc uống nước ấm nhưng những người ủng hộ cách uống nước ấm đã có những cải thiện về sức khỏe.
Hỗ trợ tiêu hóa
Uống nước ấm được cho là một cách dễ dàng để cải thiện sức khỏe. Khi một người không uống đủ nước, ruột non hấp thụ hầu hết lượng nước tiêu thụ thông qua thức ăn và thức uống. Điều này gây mất nước và có thể làm cho chuyển động ruột khó khăn hơn.
Mất nước mạn tính có thể gây táo bón mạn tính tương ứng. Táo bón có thể làm cho bạn đau khi ruột chuyển động và có thể gây ra các vấn đề khác, bao gồm bệnh trĩ và đầy hơi. Uống nước ấm làm giảm nguy cơ táo bón.
Cải thiện lưu thông máu
Nước ấm là chất làm giãn mạch, có nghĩa là nó làm giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu nên có thể giúp cơ bắp thư giãn và giảm đau.
Giảm căng thẳng
Một tách nước ấm có thể giúp mọi người kiểm soát căng thẳng và lo lắng. Một nghiên cứu trước đây cho thấy tiêu thụ chất lỏng ấm, như trà và cà phê, có thể làm giảm căng thẳng và giảm cảm giác lo lắng. Các nhà nghiên cứu tin rằng một số tác động là do caffeine nhưng sự ấm áp cũng đóng vai trò trong việc cải thiện tâm trạng của người uống.
Nhiệt độ nước bao nhiêu là vừa phải?
Đồ uống nóng, chẳng hạn như cà phê hoặc trà, thường được uống ở nhiệt độ gần như sôi. Tuy nhiên, một nghiên cứu (năm 2008) báo cáo nhiệt độ uống tối ưu là 57,8C đối với cà phê. Nhiệt độ này làm giảm nguy cơ bỏng nhưng vẫn mang lại những cảm giác dễ chịu của loại thức uống nóng.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Ăn rau má giải nhiệt ngày nắng nóng nhất định phải tránh những điều sau đây Rau má không chỉ bổ dưỡng mà còn có nhiều tính năng trong việc chữa bệnh. Việc lạm dụng rau má sẽ để lại hậu họa khôn lường cho sức khỏe. Để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, nhiều người chọn rau má và cho rằng đây la liệu pháp an toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rau má không đơn...