Bữa ăn học sinh chịu thuế 2 lần
Nhiều phụ huynh có con em học bán trú trên địa bàn tỉnh Bến Tre phản ảnh nhà trường thu tiền ăn do nhà trường tổ chức nấu cho trẻ ăn nhưng lại trích từ 5-10% để đóng thuế. Chính vì thế số tiền họ đóng đã bị “xén” một cách vô lý.
Một bữa ăn của trẻ tại Trường mầm non Tân Thủy, huyện Ba Tri. Bữa ăn của các cháu đều bị tính thuế – Ảnh: Ngọc Tài
Vụ việc này xuất phát từ quy định của Sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre. Theo đó, mọi khoản chi tiêu của nhà trường đều phải có hóa đơn bán hàng, kể cả tiền ăn của trẻ học bán trú do phụ huynh đóng. Vì vậy, khi mua gạo, rau, cá, thịt… thì phải lấy hóa đơn, do đó giá cao hơn thực tế. Những nơi không có hóa đơn để xuất thì nhà trường buộc phải “xén” trực tiếp 10% tiền ăn để mua hóa đơn.
Trẻ thiệt thòi
Chị Nguyễn Ngọc Não, phụ huynh học sinh Trường mầm non Vĩnh Hòa (xã Vĩnh Hòa, huyện Ba Tri), cho biết trong những lần trường công bố tài chính đều có một khoản chi rất lạ là tiền thuế 10%. “Chúng tôi hỏi là tiền gì thì nhận được câu trả lời là tiền mua hóa đơn đỏ. Vậy là mỗi ngày tiền ăn của con em chúng tôi bị cắt một phần rồi” – chị Não bức xúc.
Video đang HOT
Bà Đặng Thị Nương, có hai cháu học ở Trường mầm non Tân Ngãi Trung (huyện Ba Tri), cũng băn khoăn: “Đầu năm học là mỗi đứa đóng hơn 1 triệu đồng. Hằng tháng mỗi đứa đóng tiền ăn hơn 400.000 đồng nữa. Mẹ chúng thì đi mua gánh bán bưng, cha thì đi làm hồ. Nếu bị tính thuế kiểu đó coi như mỗi tháng mất tiền một ngày công làm hồ, một ngày tiền lời bán ngoài chợ của cha mẹ chúng rồi”.
Tiền ăn của trẻ mầm non bán trú trên địa bàn tỉnh Bến Tre dao động từ 12.000-16.000 đồng/ngày. Như vậy mỗi trẻ trung bình phải đóng thuế cho bữa ăn đó từ 600-1.600 đồng/ngày. Quy định này còn áp dụng đối với những xã nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn. Điều nghịch lý là trẻ học mầm non ở các địa phương này được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn 120.000 đồng/em/tháng, nhưng vẫn phải trích ngược 10% để đóng thuế.
Nhà trường cũng khổ
Cô Phạm Thị Thành – hiệu trưởng Trường mầm non Bảo Thuận (huyện Ba Tri) – nói: “Người bán nói thẳng là nếu mua được thì mua, còn không thì thôi chứ đòi hóa đơn thì họ không rảnh để đi mua. Thà bán cho dân thường cho nhanh, khỏi hóa đơn phiền phức. Còn khi có chỗ đồng ý xuất hóa đơn thì phải chấp nhận để họ kê giá thực phẩm cao hơn giá thị trường để trừ vào 10% thuế đó. Số tiền chênh lệch này phụ huynh chịu. Cũng tội cho phụ huynh, nhưng quy định vậy thì không thể làm khác được”.
Còn cô Trần Thị Bé Năm – hiệu phó Trường mầm non Tân Thủy (huyện Ba Tri) – than thở: “Mặc dù đầu năm học nhà trường đã giải thích rất rõ việc tiền ăn của trẻ sẽ chịu thuế do chi xuất bằng hóa đơn đỏ, nhưng nhà trường thấy ngại lắm. Chính nhà trường cũng khó khăn vô cùng khi áp dụng hình thức thanh toán này. Không tiểu thương nào có hóa đơn để giao cho nhà trường cả, nên bắt buộc chúng tôi phải tự đứng ra mua hóa đơn rồi đến chi cục thuế huyện nhờ họ viết giùm”.
Sai ở chỗ người bán
Về vấn đề này, ông Lý Chí Hùng, trưởng phòng kế hoạch – tài chính thuộc Sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre, cho biết năm 2010 sở có công văn đề nghị các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh khi sử dụng ngân sách nhà nước để mua trang thiết bị phải có hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Đến năm 2011, sau khi bị Kiểm toán Nhà nước phê bình việc không kiểm soát thu chi tại các trường mầm non bán trú (kể cả tiền ăn do phụ huynh đóng) thì sở mới chấn chỉnh. Ông Hùng khẳng định quy định của sở là không sai. Sai là ở chỗ người bán vì trong giá bán đã có thuế và họ phải xuất hóa đơn. Do không có hóa đơn, trường phải đi mua sau đó lại trừ tiền thuế khi mua hóa đơn vào phần ăn của trẻ lại càng sai. “Sở rút kinh nghiệm chuyện này và sẽ trao đổi, chỉ đạo lại các trường. Cái nào sai phải chấn chỉnh liền. Bản thân nhà trường phải thông hiểu chuyện này rồi thông báo lại để phụ huynh nắm. Không thể để phụ huynh phải chịu thêm bất cứ khoản tiền nào liên quan đến hóa đơn chứng từ, tài chính khác với quy định pháp luật” – ông Hùng cho biết.
Ông Nguyễn Hồng Điệp, chi cục trưởng Chi cục Thuế tỉnh Bến Tre, cho biết người kinh doanh kê giá mới chịu xuất hóa đơn cho nhà trường là hoàn toàn sai. Tuy nhiên thực tế này rất phổ biến, không chỉ ở Bến Tre và rất khó kiểm soát. Riêng việc nhà trường đến chi cục thuế huyện để mua hóa đơn cũng không đúng. “Nhà trường đâu có chức năng kinh doanh mà mua hóa đơn. Có thể do nhà trường năn nỉ dữ quá bên thuế mới bán. Vì nếu không mua được hóa đơn nhà trường sẽ không đủ chứng từ để thanh toán là bị xuất toán ngay. Chi cục thuế sẽ nhắc nhở các huyện chấm dứt việc bán hóa đơn cho nhà trường, đồng thời tuyên truyền hướng dẫn người kinh doanh hiểu đúng và làm đúng nghĩa vụ thuế” – ông Điệp nói.
Không có tiền đóng tiền ăn 10g30, trong lúc các em học bán trú tại Trường mầm non Tân Thủy (xã Tân Thủy, huyện Ba Tri) chuẩn bị ăn trưa thì khoảng 40 trẻ học cùng trường lại cắp cặp ra về. Đây là các em học sinh học hai buổi/ngày nhưng do cha mẹ không đủ tiền đóng tiền ăn đành chấp nhận đón con lúc 10g30 về nhà ăn cơm, sau đó lại đưa đến trường học tiếp lúc 14g. “Ngày đi bốn bận như vậy, bản thân tui còn đuối nói chi mấy đứa nhỏ. Nhưng nhà đâu có tiền đóng tiền ăn dữ vậy. Mỗi tháng mấy trăm ngàn tiền ăn mà nghe đâu còn bị tính thuế nữa. Vô lý quá” – phụ huynh tên Trần Thị Lành chia sẻ.
Theo Tuoitre
"Chú nuôi dạy trẻ"
Lạ tai nhưng đó là sự thật. Các chú nuôi dạy trẻ làm công việc của các cô một cách đầy say mê cần mẫn, chăm từng bữa ăn giấc ngủ cho các cháu mẫu giáo.
Hiện trong 48 chú nuôi dạy trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Hữu Toàn - giáo viên lớp lá ở Trường Mầm non Bé Ngoan số 108 đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TPHCM - là người trẻ nhất, có kỹ năng chăm sóc trẻ thơ mà nhiều cô còn phải... chạy dài chưa theo kịp.
Thầy giáo "ba trong một"
Từ cổng Trường Mầm non Bé Ngoan số 108 đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TPHCM khi hỏi về thầy giáo Nguyễn Hữu Toàn, một phụ huynh học sinh đã nhanh nhảu giới thiệu tường tận khiến tôi ngạc nhiên: "Ồ, thầy Toàn à, thầy dạy trên lầu 1. Thầy là người "ba trong một" đấy". Thấy tôi ngạc nhiên, chị phụ huynh giải thích: "Ba trong một" vì thầy Toàn vừa là giáo viên, vừa làm bảo mẫu, vừa là người anh công bình thân thiết của nhiều trẻ. Con tui cũng học thầy Toàn, thầy là người duy nhất dạy trẻ ở Q.1 này đấy".
Nói chuyện thêm với vài người tôi được biết, ở Trường Mẫu giáo Bé Ngoan, thầy Toàn là một tấm gương mẫu mực tận tụy với học trò, có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và đạo đức nghề nghiệp. Đồng nghiệp gọi Toàn là "thầy giáo ba trong một", các em học sinh gọi là "ba Toàn", còn phụ huynh gọi là "thầy giáo đặc biệt".
Một ngày làm việc của "chú nuôi dạy trẻ" Toàn bắt đầu từ 6 giờ sáng. Như đã được lập trình: Thầy Toàn đón trẻ vào lớp, kiểm tra vệ sinh rồi cho các bé tập thể dục. Nhìn thầy hướng dẫn các con xếp đặt giày dép, ba lô quần áo đúng vị trí, giọng nói nhẹ nhàng ân cần: "Đến giờ thể dục rồi, các con ra xếp hàng nha", tôi bỗng cũng muốn làm các cô cậu học trò bé nhỏ kia.
Khi các bé đã xếp hàng ngay ngắn, thầy Toàn mở đầu một ngày mới bằng câu chào thật ấm áp "thầy chào các con". Ngay lập tức, hơn 30 đứa trẻ khoanh tay trước ngực đồng thanh đáp lại lễ phép "chúng con chào thầy ạ". "Hôm nay con nào cũng ngoan, khỏe mạnh và sạch sẽ. Thầy chúc các con có một ngày học tập thật tốt, ai cũng ngoan ngoãn nha".
Sau lời động viên khích lệ các con, thầy Toàn làm hướng dẫn viên tập những động tác mẫu mềm dẻo, linh hoạt. Các bé làm theo thật hứng khởi trong tiếng nhạc rộn ràng "Em yêu trường em, có bao bạn thân và cô giáo hiền, em yêu quê hương, cắp sách tới trường trong muôn vàn yêu thương".
Sau giờ thể dục, là giờ tập tô. Thầy Toàn ân cần lật từng trang vở tập tô của mỗi bé. Bàn tay Toàn nhẹ nhàng kèm tay bé, đẩy nét bút chì viền theo hình quả bóng, bông hoa. Khắp lớp vang lên những tiếng líu lo nhờ cậy thật đáng yêu. "Thầy ơi giúp con tô con ốc". "Thầy ơi chì con không ra màu". "Thầy ơi con chưa có vở"...
Có nhiều bé thì nghịch, không tô màu mà quay ra trêu chọc bạn. Thầy Toàn dường như có cả mắt sau lưng, thầy mỉm cười, nhanh nhẹn đến từng cô bé, cậu bé đang cần và giúp các con. Nhìn thầy kiên nhẫn mà vẫn nghiêm khắc với các bé, không thể hiện một nét khó chịu hay chán nản dù có nhiều bé trai nghịch ngợm và nhiều bé gái nhõng nhẽo, tôi hỏi: Sao thầy có thể kiên nhẫn với các bé đến thế dù là một người đàn ông? Thầy cười vui: Các bé như tờ giấy trắng, các bé không làm sai, chỉ có giáo viên hướng dẫn chưa đúng mà thôi.
Thầy Toàn chuẩn bị cho một buổi học mới. Ảnh: M.T
Đến giờ ăn mới thấy hết sự kiên nhẫn đến dịu dàng của thầy Toàn. Tay bưng tô, tay cầm thìa, miệng nựng bé gái "con ăn nào, hôm nay con ngoan lắm". Mỗi lần bé nuốt hết miếng cơm, thầy Toàn lại "ồ, con gái hôm nay ngoan quá". Quay sang đứa trẻ khác, Toàn khéo léo hơn "hôm nay con phải ăn giỏi hơn các bạn nha". Tôi cứ ngạc nhiên là sao mà hàng chục đứa bé lại trật tự ngoan ngoãn ăn đến thế. Trong khi ở nhà có khi phải vài người mới có thể cho một bé ăn.
Kết thúc giờ ăn trưa là thời gian các bé ngủ trưa. Thay vì chợp mắt lấy lại sức, thì thầy Toàn lại tranh thủ đi lau nhà, sắp lại giá giày dép bị xô lệch hoặc xem vở tập tô của các con. Nhìn thầy cặm cụi giữa một bầy trẻ nằm ngủ như trứng gà, trứng vịt mới thấy xúc động trước một vẻ ngoài xù xì của người nam thanh niên trẻ lại ẩn chứa một tấm lòng bảo mẫu ngọt ngào, dịu dàng đến thế.
"Khó nhất là tắm cho các bé, đặc biệt là bé gái - Toàn thì thào tâm sự, như sợ các con thức giấc - Phải rất cẩn thận để các bé không sợ, không đau. Nói thật với anh, trở ngại lớn nhất của tôi những ngày đầu dạy trẻ là áp lực từ những việc vốn chỉ hợp với cô giáo, nhất là việc tắm rửa cho các bé gái. Ban đầu vào nghề, tôi không thể cột tóc cho các bé gái, lóng ngóng lắm, khiến nhiều phụ huynh ngại ngần không yên tâm. Còn bây giờ thì tôi có thể thắt bím cho các cháu đẹp chẳng kém gì các cô, bất cứ việc gì các cô làm được là tôi làm được".
Nhìn đôi bàn tay to đùng của người đàn ông "thô ráp" thoăn thoắt khéo léo như một bảo mẫu trên những túm tóc mềm như tơ của các em nhỏ, tôi thấy Toàn đã yêu nghề của mình biết bao. Phải yêu lắm, say mê lắm mới vượt qua được những phân công nghề nghiệp của tạo hóa.
Hạnh phúc là "đứa giữ em"
Với Toàn, việc chọn nghề nuôi dạy trẻ không phải anh không thể làm được việc nào khác, mà vì yêu thích sự hồn nhiên trong trẻo của các bé. Mười lăm năm về trước, khi bằng tuổi các bé bây giờ, Toàn đã được cô giáo tận tình chăm sóc dạy bảo. Lòng nhân ái vị tha của cô giáo ngày ấy, đã thắp sáng trong Toàn ước mơ làm thầy, để rồi sau 5 năm đèn sách, Toàn vững bước vào trường dạy học với hành trang là tình yêu nghề nghiệp như đã ngấm vào máu thịt, dẫu thấu hiểu rằng dạy học thanh cao nhưng không kém nhọc nhằn gian khó.
Khi tôi hỏi về đồng lương của giáo viên mầm non có đủ sống? Toàn bùi ngùi "Bạn bè mình làm toàn những nghề hái ra tiền như tài chính, ngân hàng, nhưng mình lại thích nghề dạy trẻ. Người xưa có câu "Phong lưu là đứa đi học, khó nhọc là đứa giữ em", nhưng tôi lại thích là "đứa giữ em". Nghề dạy mẫu giáo tuy không kiếm được nhiều tiền, nhưng luôn được tiếp xúc với các em nhỏ nên nhiều niềm vui lắm. Này nhé, có nghề nào mà được nghe những câu chuyện cười vô cùng đáng yêu, được nhìn những đôi mắt trong veo, nắm những bàn tay nhỏ xinh tin cậy.
Ở đây không có sự bon chen, đấu đá, ghen tị mà tràn ngập tình yêu, tiếng cười. Ở đây bình an, trong vắt tình người, tình thương yêu và trách nhiệm của người thầy với các con thơ bé... Càng gắn với các bé, tôi càng hiểu ra chân lý: Vui nhất là được làm việc mình thích, hạnh phúc nhất là được ở bên những người mình thương yêu. Nghề dạy trẻ là niềm vui của tôi, các bé là những người tôi yêu thương nhất".
Thầy Toàn (bên phải) và tác giả
Hơn 3 năm gắn bó với Trường Mẫu giáo Bé Ngoan, là ngần ấy thời gian Toàn "ba cùng" với các bé. Toàn không nhớ hết đã bao lần khóc cười cùng các bé khi đút cơm, tắm, dạy bé học và tết tóc, thắt nơ cho các con. Song cảm giác ngượng nghịu, tủi thân khi lần đầu đến dạy học các bé quen miệng gọi Toàn là "cô giáo" thì Toàn vẫn nhớ như in.
"Lúc đó mình lúng túng lắm, vừa ngượng, vừa hơi tủi thân. Nhưng sự nhầm lẫn của các bé cũng nhanh chóng qua đi vì các con rất thông minh. Chỉ được dạy một lần là gọi thầy. Nhưng còn sự e ngại của các bậc phụ huynh với "chú giáo" mới là rào cản đáng kể. Lúc đó buồn lắm, muốn bỏ nghề. Nhưng nhìn các bé ríu rít, yêu thương tin cậy mình tôi như có được chiếc "neo" trụ lại với nghề. Tôi đã chăm các bé bằng cả tấm lòng của một người thầy, một người anh và tất cả sức lực, trách nhiệm. Dần dần phụ huynh thấu hiểu, các bé yêu thương... tim tôi như nhân lên niềm vui. Bây giờ tôi yên tâm rồi. Ngôi trường là điểm tựa, các bé là niềm vui để tôi gắn bó với nghề".
Chiều cuối tuần, TPHCM ngột ngạt hơn bởi người xe tấp nập. Khi biết bao thanh niên khác chuẩn bị cho những chuyến pícníc tận Vũng Tàu hay Nha Trang, với những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, trong căn nhà nhỏ ở quận Nhú Nhuận, Toàn cần mẫn chấm điểm tập vở tô màu của các bé. Anh bảo: "Mong hai ngày nghỉ qua mau để sáng thứ hai sẽ được gặp các con, được bước vào một ngày dạy học mới...".
Theo lao động
Bữa ăn của học trò: Vì sao hao hụt? Bữa ăn học trò đang phải "cõng" quá nhiều loại phí, trong đó ngoài phí nhân công, vận chuyển, hao mòn cơ sở vật chất... còn các khoản phí "chìm" như hoa hồng, bồi dưỡng, lại quả. Điều lệ trường phổ thông không quy định các trường phải có bếp ăn. Việc tổ chức bán trú chỉ là đáp ứng theo yêu cầu...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phát hiện lật lại lịch sử tiến hóa trên cạn
Lạ vui
12:14:26 16/05/2025
Vespa Primavera và Vespa Sprint ra mắt bản mới, giá từ 80 triệu đồng
Xe máy
12:09:00 16/05/2025
Idol Sơn Tùng 'vỡ nợ' sau khi thừa nhận dùng chất cấm, lâm vào cảnh sắp phá sản
Sao âu mỹ
12:07:42 16/05/2025
Toyota giới thiệu xe gầm cao thiết kế ấn tượng, công suất 338 mã lực, giá hơn 900 triệu đồng
Ôtô
12:06:59 16/05/2025
Đại học Harvard xoay xở vượt 'bão'
Thế giới
11:55:32 16/05/2025
Apple chuẩn bị tung iPhone 'khác biệt nhất lịch sử'
Thế giới số
11:55:31 16/05/2025
Cứu làn da cháy nắng bằng nước ép thần kỳ
Làm đẹp
11:48:57 16/05/2025
Samsung và Apple đều cho nhà cung cấp này ra rìa
Đồ 2-tek
11:41:10 16/05/2025
Phát hiện thi thể người đàn ông trên sông Tô Lịch
Tin nổi bật
11:28:21 16/05/2025
Thanh niên dụ cho iPhone, ép nữ sinh dưới 16 tuổi quay video nhạy cảm
Pháp luật
11:28:06 16/05/2025