Bốn năm đại học không áp lực nhờ có điểm IELTS
Nhờ học và thi IELTS sớm, Minh Huyền, sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân, được miễn môn tiếng Anh, thực tập tại đại sứ quán và giành học bổng du học.
Sau khi các đại học công bố điểm chuẩn, nhiều học sinh trượt vì điểm năm nay tăng đột biến, số khác tiếc nuối vì không ôn thi IELTS để dùng xét tuyển. Kiều Minh Huyền, sinh viên năm 4, cho biết việc chuẩn bị nền tảng ngoại ngữ từ sớm đã giúp em đạt nhiều thành quả nhờ chứng chỉ này.
Cựu học sinh trường Chu Văn An thi IELTS lần đầu năm lớp 12 và đạt 6.5 điểm để xét tuyển đại học năm 2018. Sau khi đỗ khoa Marketing, Đại học Kinh tế quốc dân, nhờ có điểm IELTS, Huyền được miễn học tiếng Anh từ năm nhất. Nữ sinh thi IELTS lần hai năm 2020 với mục tiêu lên 7.0 để xin học bổng trao đổi.
Huyền trải qua những năm đại học đầy màu sắc và nhiều trải nghiệm nhờ có chứng chỉ IELTS từ sớm. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thay vì phải đi học bốn buổi nghe, nói, đọc, viết ở trình độ cơ bản, Huyền đạt toàn bộ điểm A ở môn tiếng Anh. Với những bạn có khả năng học giỏi đều các môn, điểm A này giúp đạt học bổng cuối kỳ dễ dàng. “Vì mới lên đại học nên nhiều bạn chưa quen cách học mới, do đó bạn sẽ dễ cạnh tranh suất học bổng hơn”, Huyền nói.
Lần đầu thi IELTS, điểm Speaking của Huyền chỉ đạt 5.5. Học xong khóa cải thiện, kỹ năng này tăng lên 7.0. Khi khả năng nói tốt hơn, Huyền mạnh dạn ứng tuyển trở thành tình nguyện viên cho tổ chức Vietnam Global Outreach (VGO). Trong hơn một năm hoạt động, nữ sinh đã dẫn tour miễn phí cho người nước ngoài, làm quen nhiều bạn quốc tế và mở mang thế giới quan.
Trải nghiệm ấy giúp Huyền được mời làm việc cho một văn phòng du lịch trên phố cổ với vị trí hướng dẫn viên du lịch. Có lần, em và các bạn chở một gia đình người Ba Lan bằng xe máy khám phá không khí Tết ở Hà Nội. “Em được thực hành nói tiếng Anh, tham quan những nơi mới lạ chưa đặt chân đến bao giờ như bãi chuối sông Hồng, ga Long Biên, phố cafe đường tàu… Cuối buổi, ngoài tiền lương cứng, em còn được họ tip thêm”, Huyền kể về trải nghiệm đáng nhớ.
Với chứng chỉ IELTS, Huyền có thể điền kỹ năng tiếng Anh vào CV từ năm nhất để đi ứng tuyển. So với việc chỉ để kỹ năng chung chung hay ước lượng khả năng B1, C1, điểm IELTS giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá năng lực của ứng viên một cách chính xác hơn.
Năm ba đại học, Huyền làm hai công việc một lúc là thực tập sinh tại Đại sứ quán Mỹ và công ty đa quốc gia. Một công việc yêu cầu Huyền kỹ năng nghe nói, còn công việc kia cần đọc viết. Có hôm trong một buổi sáng, em phải đọc và tóm tắt cả chục trang luật bằng tiếng Anh tại công ty, chiều lại chủ trì câu lạc bộ tiếng Anh tại Đại sứ quán. Nhờ nền tảng tiếng Anh đủ vững, Huyền có thể làm tốt các công việc được giao mà không gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Ngoài ra, IELTS còn giúp Huyền nhận được hai học bổng trao đổi giá trị gần tỷ đồng, gồm Seed của Canada và UGRAD của Mỹ. Em đã chọn UGRAD và sẽ lên đường sang Mỹ vào tháng 1/2022.
Huyền cho hay nếu không nhờ kiến thức writing được học, em có thể đã phải viết bài luận bằng tiếng Việt rồi dùng Google để dịch sang tiếng Anh. Nữ sinh cũng đọc hiểu được các sách hướng dẫn viết luận và áp dụng kiến thức xã hội vào bài luận do có quá trình ôn luyện bài đọc trong sách Cambridge và đọc báo quốc tế như New York Times, Guardian…
Hồi tháng 4, trước khi dịch bùng phát, Huyền đăng ký dạy tiếng Anh trực tuyến. Có điểm IELTS, hồ sơ của Huyền cũng được ưu ái hơn. Khi Hà Nội giãn cách từ tháng 5, Huyền ở nhà dạy học và kiếm tiền online trong lúc các công việc khác phải tạm dừng. “Dù sau này không có thời gian để dạy học nữa, em cũng rất biết ơn cơ hội đó. Nó giúp em được nói tiếng Anh với nhiều người, không chỉ dạy học mà cũng là dạy chính mình”, Huyền chia sẻ.
Những cuộc trò chuyện với các học viên còn giúp Huyền vui vẻ hơn trong những ngày phải ở nhà vì giãn cách. Trong khi các bạn đồng trang lứa đang phải gấp rút ôn thi, nữ sinh lại càng cảm nhận được tầm quan trọng của việc hoàn thành sớm chứng chỉ IELTS.
Với lợi thế ngoại ngữ, Huyền trở thành thực tập sinh của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và chủ trì câu lạc bộ tiếng Anh tại đây với nhiều người tham gia. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thay vì ngồi học online, giải đề, coi tin tức chờ ngày thành phố mở cửa để đăng ký thi cho kịp ngày, Huyền có thể đi thực tập từ sớm. Hiện Huyền nhận các công việc viết bài online bằng tiếng Anh và tiếng Việt, phát triển trang cá nhân để chia sẻ câu chuyện của mình và truyền cảm hứng cho mọi người. Nữ sinh năm cuối cũng chuẩn bị cho chuyến du học sắp tới.
Huyền tâm sự điểm IELTS không cao nhưng em đã chủ động tiếp cận nhiều cơ hội, thay vì giới hạn bản thân trong công việc dạy tiếng Anh. Nữ sinh khuyên các bạn năm nay trượt đại học không nên mất niềm tin vào mình. “Em từng thi IETLS hai lần, không nhớ nổi đã trượt học bổng bao nhiêu lần nhưng đã không gục ngã. Càng làm lại nhiều lần, đứng lên sau thất bại sẽ giúp ta bản lĩnh, đến gần với thành công hơn”, Huyền nói.
Gặp gỡ nữ sinh 10X xứ Thanh đỗ học bổng du học Mỹ hơn 5 tỉ đồng
Phạm Hương Giang - học sinh lớp 12 chuyên Anh Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hoá) là một trong 2 học sinh của trường đoạt được học bổng toàn phần du học Mỹ.
Được 5 trường đại học Mỹ báo kết quả trúng tuyển với học bổng cao nhưng Hương Giang đã quyết định du học Trường Đại học Mount Holyoke với mức học bổng 55.000 USD/năm (khoảng 5,1 tỉ đồng). Lao Động có cuộc trao đổi nhanh với cô nữ sinh xinh đẹp, học giỏi này.
Phạm Hương Giang - học sinh chuyên Anh Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hoá). Ảnh: X.H
Chào Hương Giang, chúc mừng em đã đạt được học bổng toàn phần du học ở Trường Đại học Mount Holyoke. Vì sao em lại chọn học ở đây?
- Từ khi em còn bé, bố em thường nghe tin tức qua các kênh như CNN nên em cảm thấy nước Mỹ thật là rộng lớn, có biết bao điều mình có thể khám phá nếu được du học. Em đã rất thích du học Mỹ nhưng ý tưởng du học Mỹ ở thời điểm ấy khá xa vời và ngoài tầm với. Tuy nhiên, vào lớp 11, sau khi thi chứng chỉ IELTS đạt 8.0, em mới có đủ tự tin để bắt đầu nộp hồ sơ du học.
Cô học trò giỏi giang, xinh đẹp. Ảnh: NVCC
Con đường đó được thực hiện thế nào? Có dễ dàng với em?
- Thật sự việc chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ không hề dễ dàng, nhất là đối với học sinh ở tỉnh lẻ như em. Ngoài việc học tập tốt ở trường, tham gia hoạt động ngoại khóa, thi các chứng chỉ,... em còn viết bài luận nộp cho các trường. Theo em, đây là phần quan trọng nhất của bộ hồ sơ vì các bài kiểm tra chỉ thể hiện năng lực của mình ở một thời điểm, còn bài luận thể hiện cá tính, con người và tiềm năng của một ứng viên. Sau khi nộp hồ sơ cho một số trường, kết quả có 5 trường gửi kết quả báo trúng tuyển với học bổng cao.
Nội dung bài luận của em là gì?
- Bài luận của em nói về việc tham gia hoạt động tranh biện đã thay đổi cách em giải quyết vấn đề như thế nào. Theo đó, khi tham gia tranh biện, em luôn nghĩ rằng mọi thứ có thể giải quyết theo tư duy logic. Đứng trước một sự lựa chọn, em luôn cân nhắc cái lợi và cái hại của nó. Ví dụ như khi học lịch sử, em luôn suy nghĩ tại sao sự kiện này xảy ra, sự kiện này xảy ra thì sẽ dẫn đến vấn đề gì,...
Tuy nhiên, khi tổ chức trại hè tranh biện, là ban tổ chức, em phải giải quyết nhanh nhiều vấn đề phát sinh, phải giao tiếp với rất nhiều người khác nhau. Nếu cứ áp dụng tư duy tranh biện để cân nhắc cái lợi và cái hại trong các quyết định và lời nói đồng thời cầu toàn khi giải quyết vấn đề thì đôi lúc sẽ chậm trễ và không đạt hiệu quả.
Em nhận ra rằng tư duy logic không thể giải quyết được mọi vấn đề. Trong cuộc sống, đôi khi mình cần phải có tư duy cảm tính nữa. Qua sự kiện ấy, em nhận ra rằng mình không nên giới hạn bản thân vào một hình tượng sẵn có. Trong tương lai, em cần phải luôn chấp nhận và dung hòa những lối tư duy mới để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
Trại hè tranh biện - hoạt động bổ ích của CLB tiếng Anh Trường THPT chuyên Lam Sơn, Hương Giang là thành viên Ban Tổ chức. Ảnh: NVCC
Ở Việt Nam, nhiều trường đại học có khoa Quan hệ quốc tế, vì sao em lại chọn sang Mỹ để học chuyên ngành này?
- Em muốn học hỏi, tiếp thu kiến thức từ trường học mang tầm quốc tế để nhìn nhận các vấn đề rộng mở và đa chiều. Hơn nữa, được học với nhiều bạn bè trên thế giới, tiếp xúc với sự đa dạng về văn hoá, quan điểm sẽ giúp em có kiến thức và kỹ năng tốt hơn cho công việc sau này.
Một lời khuyên cho các bạn trẻ muốn đạt được học bổng, em sẽ nói gì?
- Phải chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu về học thuật, ngoại ngữ và đặc biệt là tư duy sáng tạo, sự tự tin, sự quyết tâm và tinh thần khao khát tìm kiếm chân trời mới để khẳng định mình.
Một lần nữa chúc mừng em.
4 chữ T cần chuẩn bị trước khi du học Gần 10 năm kinh nghiệm xin học bổng và hướng dẫn du học, Thanh Hoa gợi ý học sinh cần có 4 chữ T (tiền, tiếng, thông tin và tâm thế) trước khi lên đường. Đinh Thị Thanh Hoa (Hoa Dinh hay Hannah Dinh) tốt nghiệp bằng giỏi Đại học Ngoại thương, bằng giỏi thạc sĩ của Đại học Waikato New Zealand chuyên...