Bồi dưỡng giáo viên các môn tích hợp 150 ngàn đồng/tín chỉ, đắt quá!

Theo dõi VGT trên

Đất nước đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn về kinh tế, đời sống của giáo viên cũng vậy nên giảm bớt được chi phí trong lúc này là điều rất cần thiết.

Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đến năm học này đã đưa vào giảng dạy chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 1, lớp 2 và lớp 6 trên phạm vi cả nước.

Chương trình mới có nhiều môn học mới nên đòi hỏi giáo viên phải trang bị thêm kiến thức để đảm đương việc giảng dạy cả môn học. Chính vì thế, trong thời gian qua thì lãnh đạo Bộ đã có ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn cho công việc này.

Đặc biệt là ngày 21/7/2021 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành một số văn bản hướng dẫn cho giáo viên Tin học ở đi bồi dưỡng thêm kiến thức để về dạy môn Tin học và Công nghệ; giáo viên Lịch sử, Địa lí đi học để về dạy môn Lịch sử và Địa lí; giáo viên Vật lí, Sinh học, Hóa học đi học để về dạy môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở.

Đây được xem là những việc cần thiết để trang bị kiến thức môn học mới đến đội ngũ nhà giáo bởi cả 3 Quyết định đều nhấn mạnh: “Chương trình bồi dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy học môn Tin học và Công nghệ ở Tiểu học; môn Khoa học tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lí ở cấp Trung học cơ sở”.

Tuy nhiên, để hoàn thiện các khóa bồi dưỡng theo chứng chỉ với đơn giá 150 ngàn đồng/ 1 tín chỉ quả là một áp lực rất lớn cho ngân sách nhà nước và cho cả chính giáo viên giảng dạy các môn học này.

Bồi dưỡng giáo viên các môn tích hợp 150 ngàn đồng/tín chỉ, đắt quá! - Hình 1

Chương trình năm 2018 có thêm một số môn học mới (Ảnh minh họa: VTV.vn)

Gần một nửa giáo viên dạy các môn học hiện nay ở cấp trung học cơ sở phải đi học để lấy chứng chỉ dạy môn học mới

Có lẽ, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 6 thì trên cả nước chỉ có Thành phố Hồ Chí Minh là đã bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên về 2 môn học mới là Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lí.

Chính vì thế, khi triển khai chương trình lớp 6 thì phần lớn các địa phương còn lại có phần bị động trong việc sắp xếp, bố trí giáo viên giảng dạy 2 môn học này. Đa phần, các địa phương vẫn đang bố trí giáo viên dạy các phân môn của môn học mới chứ chưa bố trí 1 giáo viên dạy cả môn học.

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì nội dung giáo dục công nghệ và nội dung giáo dục tin học được ghép lại với nhau tạo thành môn học mới với tên gọi là môn Tin học và Công nghệ, được dạy từ lớp 3 đến lớp 5 ở cấp tiểu học.

Ở cấp trung học cơ sở thì môn Lịch sử, Địa lí của chương trình 2006 được tích hợp lại với nhau thành môn học Lịch sử và Địa lí. Đối với 3 môn học Vật lí, Sinh học, Hóa học được tích hợp thành môn Khoa học tự nhiên.

Chính vì vậy, để tiến tới việc 1 giáo viên đơn môn hiện nay có thể dạy được môn tích hợp của chương trình mới thì ngày 21/7/2021 vừa qua thì Bộ đã ban hành Quyết định số 2453/QĐ-BGDĐT; Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT; Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT để hướng dẫn các địa phương có kế hoạch bố trí giáo viên đi học.

Cả 3 quyết định trên đều hướng dẫn cụ thể các đối tượng tham gia học bồi dưỡng các chứng chỉ này. Những người học được Bộ hướng dẫn không chỉ là những giáo viên đang giảng dạy tại các nhà trường mà có cả sinh viên sư phạm năm cuối của các trường cao đẳng sư phạm khi học các chuyên ngành liên quan đến các phân môn của những môn học mới.

Chương trình học được thiết kế từ 20 đến 36 tín chỉ đối với từng đối tượng cụ thể và mỗi tín chỉ đang được các trường đại học thông báo đến các nhà trường và giáo viên tiểu học, trung học cơ sở là 150 ngàn đồng.

Video đang HOT

Nguồn kinh phí bồi dưỡng được hướng dẫn lấy: từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của ngành, địa phương; từ nguồn kinh phí của các đơn vị cử người đi bồi dưỡng; do người học tự đóng góp.

Và, tất nhiên là tất cả giáo viên Tin học ở tiểu học và giáo viên 5 môn học: Sử, Địa, Lí, Hóa, Sinh hiện nay ở cấp trung học cơ sở, sinh viên năm cuối các chuyên ngành này ở các trường cao đẳng sư phạm đều phải tham gia học tập để có chứng chỉ.

Đây là một lực lượng rất đông đảo bởi số lượng giáo viên dạy 2 môn Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở chiếm tới gần nửa số môn học hiện hành của cấp học này.

Điều dĩ nhiên là nó cũng sẽ dẫn đến một nguồn thu và chi rất lớn trong quá trình bồi dưỡng và học tập xong chứng chỉ cho toàn bộ giáo viên giảng dạy đối với các môn học mới.

Nếu Bộ chủ trưởng giao việc bồi dưỡng cho các trường sư phạm sẽ giảm được rất nhiều kinh phí

Đến bây giờ, môn Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học và các môn Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở đã được thông qua rồi nên sự thay đổi về môn học là sẽ không thể xảy ra.

Bởi, ngay từ khi chương trình tổng thể, chương trình môn học còn trong quá trình dự thảo, được dư luận góp ý mà Bộ vẫn quyết tâm xây dựng các môn học này thì bây giờ mọi thứ chắc chắn sẽ được giữ nguyên.

Tuy nhiên, cách bồi dưỡng kiến thức các môn học mới cho giáo viên nên có những thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước và điều kiện kinh tế của đội ngũ nhà giáo là điều mà Bộ cần phải nghiên cứu thấu đáo.

Theo hướng dẫn của Quyết định số 2453/QĐ-BGDĐT; Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT; Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT thì kinh phí đào tạo được huy động từ 3 nguồn, đó là: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí của các đơn vị cử người đi bồi dưỡng và do người học tự đóng góp.

Chúng tôi nhẩm tính, với giá mà các trường đại học sư phạm đang thông báo hiện nay là 150 ngàn đồng/ 1 tín chỉ, người học ít nhất là 20 tín chỉ, nhiều nhất là 36 tín chỉ. Số tiền tương đương với mỗi chứng chỉ sẽ 3 triệu và 5,4 triệu đồng.

Vậy, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ cho toàn bộ giáo viên Tin học ở cấp tiểu học; giáo viên Sử, Địa, Lí, Hóa, Sinh ở cấp trung học cơ sở thì số lượng phải lên đến hàng trăm ngàn giáo viên.

Nếu lấy mức bình quân của 2 con số 3 triệu và 5,4 triệu thì sẽ là 4,2 triệu đồng/ 1 chứng chỉ và nếu bồi dưỡng cho khoảng 100 ngàn giáo viên sẽ ra con số khoảng trên 400 tỉ đồng chi trực tiếp cho kinh phí đào tạo. Ngoài ra, khi tham gia các khóa học này chắc chắc giáo viên còn phải chi thêm nhiều khoản tiền khác nữa trong quá trình học tập.

Nếu bây giờ, Bộ chủ trương giao nhiệm vụ cho các trường sư phạm, khoa sư phạm ở các tỉnh đảm nhận việc đào tạo này bằng hình thức đào tạo miễn phí cho giáo viên tiểu học, trung học cơ sở dạy đối với các môn học mới thì chắc chắn sẽ có nhiều cái lợi.

Thứ nhất: khối trường đại học sư phạm, khoa sư phạm ở các địa phương hiện nay vẫn do ngân sách nhà nước trả lương và họ thuộc biên chế của các đơn vị sự nghiệp. Đặc biệt, trong những năm qua nhiều trường sư phạm địa phương không tuyển được sinh viên. Chỉ có một số trường đại học sư phạm trọng điểm mới tuyển đủ số lượng được Bộ giao chỉ tiêu.

Trong khi, giảng viên cũng đang được giao định mức giảng dạy trong từng năm. Chính vì thế, nếu các trường, khoa sư phạm đảm nhận việc đào tạo, bồi dưỡng các môn học mới cho giáo viên phổ thông theo số tiết định mức cũng là cách làm phù hợp.

Nếu thừa số lượng theo định mức thì giảng viên sẽ hưởng tiền dư giờ theo quy định hiện hành. Số tiền chênh lệch thừa giờ này sẽ không đáng kể so với mức giá mà các trường đại học sư phạm báo giá hiện nay.

Thứ hai: Bộ chủ trương thiết kế vừa học trực tuyến, vừa học trực tiếp khi bồi dưỡng các chứng chỉ này. Nó vừa giảm áp lực học tập và giảng dạy cho giáo viên phổ thông và giảng viên đại học. Việc học trực tiếp sẽ bố trí vào thời điểm hè của các năm học.

Thứ ba: Nếu Bộ giao cho các trường, khoa sư phạm ở các địa phương tự bồi dưỡng cho giáo viên trong tỉnh (thành) sẽ giúp cho chi phí giảm bớt và những tiêu cực cũng không xảy ra.

Nếu làm được như vậy, giảng viên ở những trường sư phạm địa phương cũng đảm bảo được công việc hàng năm mà điều quan trọng là ngân sách nhà nước, kinh phí các nhà trường hoặc giáo viên không phải đầu tư một khoản tiền quá lớn.

Hơn nữa, phần lớn các địa phương hiện nay đều có trường, khoa sư phạm nên việc làm này khá thuận lợi bởi việc điều động, giao nhiệm vụ không quá khó khăn đối với lãnh đạo Bộ và các Ủy ban nhân dân các tỉnh (thành).

Đất nước đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn về kinh tế, đời sống của giáo viên cũng vậy nên giảm bớt được chi phí trong lúc này là điều rất cần thiết mà Bộ nên hướng đến. Đừng để cái gì ngân sách cũng phải chi tiền, cái gì cũng quy ra chứng chỉ để yêu cầu giáo viên đóng tiền đi học thì lãng phí quá!

Nhà giáo còn phải đuổi theo các chứng chỉ đến bao giờ?

Mỗi lần giáo viên "sưu tầm" được một chứng chỉ như vậy rồi cẩn thận bỏ vào tệp hồ sơ cá nhân cất vào trong góc tủ thì cũng đồng nghĩa mất đi một khoản tiền lớn.

Ngày 21/7/2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2453/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên Tin học dạy môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học; Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý ở cấp Trung học cơ sở.

Cả 3 quyết định này đều nhấn mạnh cụm từ: " Chương trình bồi dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy học" môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học; môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lí " ở trung học cơ sở và kinh phí bồi dưỡng được hướng dẫn lấy từ 3 nguồn, trong đó có nguồn: "do người học tự đóng góp"....

Nhà giáo còn phải đuổi theo các chứng chỉ đến bao giờ? - Hình 1

Phần lớn giáo viên đều đã từng học một vài chứng chỉ theo quy định - (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)

Nhưng, cho dù lấy tiền từ nguồn nào đi chăng nữa thì đội ngũ nhà giáo tham gia các lớp bồi dưỡng này cũng rất tốn kém về tiền bạc vì thời gian học tập diễn ra khá dài. Đời sống giáo viên vốn đã khó khăn lại càng thêm khó mỗi khi thấy ngành giáo dục ban hành Thông tư này, hướng dẫn nọ có yêu cầu chứng chỉ.

Bởi, mỗi lần giáo viên có dịp "sưu tầm" được một tấm chứng chỉ như vậy rồi cẩn thận bỏ vào tệp hồ sơ cá nhân cất vào trong góc tủ thì cũng đồng nghĩa mất đi một khoản tiền lớn.

Ám ảnh chứng chỉ

Nếu nhìn lại chính sách giáo dục trong vòng hơn chục năm nay thì phần lớn giáo viên các cấp đều đã từng phải bỏ tiền ra để học một vài tấm chứng chỉ theo quy định. Việc học chứng chỉ này nhiều khi không phải xuất phát từ nhu cầu của giáo viên mà là xuất phát từ những văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng.

Hơn chục năm trước, sinh viên sư phạm khi ra trường đều phải có ít nhất là chứng chỉ A ngoại ngữ và chứng chỉ A tin học mới đủ điều kiện để được tuyển dụng vào làm viên chức ngành giáo dục ở các địa phương.

Nhiều người khi ấy cứ nghĩ đơn giản là khi có bằng đại học chuyên môn, có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ rồi sẽ được yên tâm công tác, nếu có phải học là bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm chứ văn bằng, chứng chỉ thì đã đáp ứng đủ đầy rồi.

Thế nhưng, mọi chuyện không chỉ giản đơn có vậy. Thời gian trôi qua, những chứng chỉ A, thậm chí là chứng chỉ B ngoại ngữ và Tin học năm nào bỗng trở nên mất giá, không còn phù hợp trong hồ sơ cá nhân của mình.

Đó là vào tháng 9/2015, các Thông tư liên tịch 20, 21, 22, 23/2015/TTLT/BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập ra đời làm cho nhiều thầy cô giáo cuống cuồng đi học chứng chỉ để cho đủ hồ sơ theo quy định.

Bởi, theo yêu cầu của các Thông tư trên thì giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản; chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mới được xếp vào các hạng giáo viên theo quy định.

Các trường đại học, các trung tâm ngoại ngữ, tin học được Bộ Giáo dục cho phép đổ về các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề các tỉnh, các huyện để mở lớp. Họ thông báo chiêu sinh tại các trung tâm, họ gửi email thông báo qua các Sở, Phòng để các đơn vị này gửi về trường thông báo chiêu sinh đến giáo viên.

Thế nhưng, ngày 02/2/2021 vừa qua, khi Bộ Giáo dục ban hành chùm Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập nên có những chứng chỉ trước đây lại không còn phù hợp.

Đó là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước đây không còn giá trị vì không tương ứng với hạng của giáo viên theo hướng dẫn của chùm Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT...

Nhiều năm giáo viên vừa ròng rã chinh phục chứng chỉ cho đủ hồ sơ, vừa phản ánh trên các phương tiện truyền thông và đã đến nghị trường Quốc hội về sự vô lý và lãng phí do các quy định về chứng chỉ - giấy phép con gây ra. Vì vậy vừa qua Bộ Nội vụ đề xuất bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ và chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên hạng II, hạng III...

Trớ trêu, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập thì chúng tôi vẫn thấy có yêu cầu: " Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định ".

Chương trình mới, chứng chỉ mới

Chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với những môn học mới thì vừa qua Bộ Giáo dục lại tiếp tục ban hành các Quyết định số 2453/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên Tin học dạy môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học;

Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý ở cấp Trung học cơ sở.

Vì thế, một bộ phận lớn giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sở lại chuẩn bị lao vào chinh phục các chứng chỉ để được " coi là điều kiện tối thiểu" giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo hướng dẫn của các quyết định này, giáo viên sẽ bồi dưỡng từ 20-36 tín chỉ, số tiền tương ứng là 150.000/1 tín chỉ. Dù Bộ hướng dẫn kinh phí đào tạo lấy từ 3 nguồn, trong đó có nguồn " do người học tự đóng góp " và hiện nay một số trường đại học, một số địa phương đã có Thông báo chiêu sinh lớp bồi dưỡng này.

Nhưng, cho dù kinh phí lấy từ nguồn nào đi chăng nữa mà theo hướng dẫn của các quyết định này thì học liên tục đã mất đến 3 tháng cũng là một vấn đề khá lớn. Tất nhiên, sẽ có rất nhiều tiền phát sinh bởi quan niệm lâu nay những giáo viên đi học là "những người có lương" nên việc đóng góp các loại quỹ sẽ là điều tất yếu.

Vì thế, mỗi lần Bộ ra văn bản mà gắn với yêu cầu bồi dưỡng, học tập để lấy "chứng chỉ" luôn khiến cho nhiều nhà giáo trên cả nước phải "nhói lòng"...Bao giờ gánh nặng về chứng chỉ đối với giáo viên mới chấm dứt vẫn là một câu hỏi chưa có đáp án trong lúc này.

Hết chứng chỉ này lại phát sinh ra chứng chỉ khác, Bộ luôn "tạo điều kiện" cho nhiều trường đại học có thêm việc làm, thu nhập, còn giáo viên cứ mải miết học hết chứng chỉ này đến chứng chỉ kia trong ma trận chứng chỉ suốt nhiều năm trời.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCMTai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM
09:15:42 22/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Giáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nóiGiáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nói
08:37:56 22/01/2025
Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!
08:27:54 22/01/2025
Hòa Minzy nói gì trước thông tin đưa Văn Toàn cùng về quê ăn Tết?Hòa Minzy nói gì trước thông tin đưa Văn Toàn cùng về quê ăn Tết?
07:56:26 22/01/2025
'Hot girl mukbang' về trường cũ tặng học bổng trị giá 400 triệu đồng'Hot girl mukbang' về trường cũ tặng học bổng trị giá 400 triệu đồng
08:34:02 22/01/2025
Bố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mấtBố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mất
09:27:42 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tàng trữ pháo, lãnh án tù

Tàng trữ pháo, lãnh án tù

Pháp luật

13:41:24 22/01/2025
Sáng 22/1, tại trụ sở UBND xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, TAND huyện Krông Pắk đã mở phiên tòa xét xử lưu động sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Trần Nguyễn Hưng
Động thái ẩn ý của Hailey ngay sau khi bị Justin Bieber unfollow gây náo động showbiz

Động thái ẩn ý của Hailey ngay sau khi bị Justin Bieber unfollow gây náo động showbiz

Sao âu mỹ

13:39:03 22/01/2025
Nhất cử nhất động của Hailey Bieber nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng sau khi cô bỗng dưng bị Justin Bieber hủy theo dõi trên MXH.
2 thí sinh Rap Việt live "nét căng" đi flow "cực bén", netizen gật gù: Giọng rap tín nhất cypher đây rồi!

2 thí sinh Rap Việt live "nét căng" đi flow "cực bén", netizen gật gù: Giọng rap tín nhất cypher đây rồi!

Nhạc việt

13:30:03 22/01/2025
Phần thể hiện của Gill và Dangrangto tại Gala WeChoice Awards 2024 đang nhận về nhiều phản hồi tích cực từ fan nhạc.
Đứng bếp chính thay mẹ, 10X làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đủ 4 bát 8 đĩa

Đứng bếp chính thay mẹ, 10X làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đủ 4 bát 8 đĩa

Netizen

13:26:39 22/01/2025
Yêu ẩm thực từ nhỏ, Minh Châu (21 tuổi) năm nay đứng bếp chính, hoàn thành mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đẹp mắt gồm 4 bát, 8 đĩa.
Tình hình bất ổn đang xảy ra với Justin Bieber

Tình hình bất ổn đang xảy ra với Justin Bieber

Nhạc quốc tế

13:25:17 22/01/2025
Việc giọng ca Yummy cắt đứt liên hệ mạng xã hội với người quản lý gây hoang mang. Hiện tại, Justin Bieber chỉ còn theo dõi Diddy dù ông trùm này đã bị bắt.
Nước mắt đoàn tụ ngày Hamas - Israel ngừng bắn

Nước mắt đoàn tụ ngày Hamas - Israel ngừng bắn

Thế giới

12:59:44 22/01/2025
Israel và lực lượng Hamas ở Dải Gaza hoàn tất đợt trao trả con tin và tù nhân đầu tiên trong giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn.
Nóng: Cựu thành viên T-ara vừa lĩnh án tù lại tiếp tục bị truy tố, lộ diện trùm cuối gây xôn xao

Nóng: Cựu thành viên T-ara vừa lĩnh án tù lại tiếp tục bị truy tố, lộ diện trùm cuối gây xôn xao

Sao châu á

12:54:06 22/01/2025
Sáng 22/1, tờ Allkpop đưa tin, văn phòng công tố quận Suwon vừa đưa ra thông báo rằng, Ahreum (cựu thành viên T-ara) và bạn trai Seo Dong Hoon chính thức bị truy tố với cáo buộc lừa đảo.
Người phụ nữ kiện chồng ra tòa vì cưng mèo hơn vợ

Người phụ nữ kiện chồng ra tòa vì cưng mèo hơn vợ

Lạ vui

12:51:05 22/01/2025
Người phụ nữ cho biết bất cứ khi nào cô đối chất với chồng về hành vi cưng chiều mèo hơn vợ, họ đều kết thúc bằng việc cãi vã nhau.
Bom tấn AAA chuẩn bị ra mắt, người dùng iPhone "đứng ngồi không yên"

Bom tấn AAA chuẩn bị ra mắt, người dùng iPhone "đứng ngồi không yên"

Mọt game

12:49:42 22/01/2025
Các game AAA luôn là đề tài nóng hổi được cộng đồng quan tâm và ở thời điểm đầu năm 2025 hiện tại, có một cái tên như vậy đang thu hút sự chú ý.
Mê mệt khu vườn 30m2 trên sân thượng của mẹ đảm Hà Nội, chi 10 triệu nhưng rau xanh mướt, quả sum suê trĩu cành

Mê mệt khu vườn 30m2 trên sân thượng của mẹ đảm Hà Nội, chi 10 triệu nhưng rau xanh mướt, quả sum suê trĩu cành

Sáng tạo

12:39:07 22/01/2025
Ngày càng nhiều người hướng tới lối sống xanh, thích làm nông dân để được gần gũi với thiên nhiên, thư giãn tâm hồn cũng như để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình.
Càng sát Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, 3 con giáp này càng đón nhận nhiều tài lộc và thăng hoa trong sự nghiệp

Càng sát Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, 3 con giáp này càng đón nhận nhiều tài lộc và thăng hoa trong sự nghiệp

Trắc nghiệm

12:02:59 22/01/2025
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, 3 con giáp này càng sát Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 càng đón nhận nhiều tin vui về sự nghiệp và tài lộc.