Boeing khai trương văn phòng đại diện tại Indonesia
Ngày 4/10, bên lề lễ khai trương văn phòng đại diện của Boeing tại Jakarta, Bộ Giao thông Vận tải Indonesia đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) với tập đoàn hàng không vũ trụ này nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Biểu tượng của Boeing trên thân máy bay Boeing 787-10 Dreamliner. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Bộ Giao thông Vận tải Indonesia hoan nghênh thỏa thuận hợp tác trên, coi đây như một bước quan trọng nhằm nâng cao năng lực và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân dụng trong nước.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng việc thiết lập quan hệ đối tác với Boeing – một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không – sẽ mang lại cơ hội lớn hơn cho tăng trưởng kinh tế và công nghệ của Indonesia.
Vụ trưởng Điều hành hàng không và Hoạt động bay thuộc Tổng cục Hàng không dân dụng Indonesia M. Mauludin khẳng định: “MoU này sẽ giúp Indonesia giải quyết các thách thức trong lĩnh vực hàng không, như chuỗi cung ứng và nguồn nhân lực. Hai bên hướng tới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực hàng không, bao gồm đào tạo và phát triển kỹ năng”.
Thỏa thuận được ký kết đề cập đến một số khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực hàng không dân dụng, như hoạt động bay, nâng cao năng lực nhân sự, dịch vụ dẫn đường hàng không, vận tải hàng không và các sáng kiến hàng không bền vững.
Ngoài ra, theo thỏa thuận này, hai bên sẽ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến kỹ thuật hàng không, trong đó có an toàn và an ninh hàng không, bảo trì máy bay và đổi mới công nghệ.
Video đang HOT
Ông Mauludin cho biết phía Boeing cam kết hỗ trợ phát triển lĩnh vực hàng không ở Indonesia và hợp tác với chính phủ nước này nhằm đạt được các mục tiêu chung về an toàn hàng không và chất lượng dịch vụ bền vững.
Về phần mình, Phó Chủ tịch Boeing, ông John W. Bruns, nhắc lại rằng, trong gần 75 năm qua, tập đoàn này đã xây dựng mối quan hệ hợp tác với Indonesia trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Theo ông Bruns, việc ký kết MoU này sẽ tạo nền tảng để thúc đẩy hợp tác giữa Boeing và Bộ Giao thông Vận tải Indonesia nhằm đạt được các mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh chung.
Ông Bruns cho hay sự hợp tác này chủ yếu tập trung vào các nỗ lực chung nhằm cải thiện an toàn hàng không ở Indonesia, thông qua việc trao đổi thông tin và đào tạo nhân sự, cũng như nâng cao năng lực cho ngành hàng không dân dụng của quốc gia Đông Nam Á này.
Nga hỗ trợ ngành hàng không đối phó với lệnh trừng phạt của phương Tây
Tổng thống Vladimir Putin đã cho phép đăng ký máy bay nước ngoài ở Nga và Thủ tướng Mikhail Mishustin đã ký sắc lệnh cho phép máy bay được bảo dưỡng bằng phụ tùng thay thế không chính hãng.
Các nước phương Tây cấm cung cấp máy bay và linh kiện cho Moskva, đồng thời đóng cửa thị trường châu Âu đối với các hãng hàng không của Nga. (Nguồn: Airport-technology)
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Nga đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ ngành hàng không trong nỗ lực đối phó với các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 31/1, Cục trưởng Cục Hàng không Liên bang Nga (Rosaviasia) Alexander Neradko đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt chưa từng có của phương Tây, bao gồm lệnh cấm cung cấp máy bay và linh kiện cho Moskva, đồng thời đóng cửa thị trường châu Âu đối với các hãng hàng không của Nga.
Theo ông Neradko, để giảm thiểu hậu quả từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Tổng thống Vladimir Putin đã cho phép đăng ký máy bay nước ngoài ở Nga và Thủ tướng Mikhail Mishustin đã ký sắc lệnh cho phép máy bay được bảo dưỡng bằng phụ tùng thay thế không chính hãng.
Ngoài ra, trong năm 2022, Chính phủ Nga đã phân bổ hơn 172 tỷ ruble (hơn 2,45 tỷ USD) để hỗ trợ ngành hàng không dân dụng, tạo điều kiện vận chuyển gần 100 triệu lượt hành khách.
Theo Cục trưởng Neradko, Nga sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan hàng không của các quốc gia thân thiện và những tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Song song với đó, Nga cũng sẽ duy trì "liên hệ không chính thức" với những đối tác từ các quốc gia đã áp đặt lệnh trừng phạt nước này.
Theo người đứng đầu Rosaviasia, các đối tác thân cận nhất của ngành hàng không Nga là những quốc gia và doanh nghiệp chưa dừng các chuyến bay, nhất là những chuyến bay thẳng đến nước này.
Ông khẳng định: "53 hãng hàng không của 26 quốc gia đã không dừng bay và số lượng các chuyến bay (tới Nga) đang tăng lên."
Không lâu sau khi bùng phát cuộc xung đột ở Ukraine hồi tháng Hai năm ngoái, hàng loạt lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây đã đẩy ngành hàng không Nga vào thế cô lập.
Nhiều năm nay, ngành hàng không Nga vốn đã phụ thuộc nhiều vào phương Tây khi lượng máy bay nước ngoài, cụ thể từ các hãng Airbus và Boeing, chiếm 95%.
Khi các lệnh trừng phạt có tác dụng, bên cạnh việc cấm bay vào không phận Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây, Nga không còn có được dịch vụ bảo dưỡng máy bay định kỳ, cũng như ngưng được cung cấp các phụ tùng thay thế cho đội bay của quốc gia này.
Các quốc gia khác cũng không bán phụ tùng cho Nga bởi lo sợ các lệnh cấm vận tương tự.
Trước tình hình này, ngành hàng không Nga đã đặt mục tiêu nội địa hóa, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào phương Tây.
Đại diện Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec hồi năm ngoái cho biết Nga kỳ vọng sẽ sản xuất được 1.000 máy bay vào năm 2030, không cần phụ tùng và bảo dưỡng từ 2 hãng sản xuất lớn nhất thế giới là Airbus và Boeing.
Mỹ: Hãng hàng không United Airlines mua hơn 100 máy bay mới Ngày 3/10, hãng hàng không United Airlines của Mỹ thông báo hãng đã đặt mua tổng cộng 110 chiếc máy bay mới của Boeing và Airbus, đồng thời được đảm bảo quyền mua thêm 90 chiếc khác. Thỏa thuận lớn này thể hiện lòng tin đối với triển vọng của ngành hàng không. Máy bay của hãng hàng không United Airlines tại sân...