Bộ Y tế ra thông tư quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Theo Thông tư nhãn bao bì ngoài của thuốc phải thể hiện các nội dung: Tên thuốc; Dạng bào chế; Thành phần, hàm lượng, khối lượng hoặc nồng độ của dược chất, dược liệu trong công thức thuốc; Quy cách đóng gói; Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc; Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu (nếu có); Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng của thuốc, tiêu chuẩn chất lượng, điều kiện bảo quản thuốc; Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khi dùng thuốc; Tên cơ sở sản xuất thuốc, địa chỉ cơ sở sản xuất thuốc; Tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu (đối với thuốc nhập khẩu); Xuất xứ của thuốc.
Quy định khắt khe về nhãn thuốc, tờ rơi sử dụng thuốc nhằm giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Nhãn bao bì ngoài của nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả dược liệu, vị thuốc cổ truyền, bán thành phẩm dược liệu, bán thành phẩm thuốc) phải thể hiện các nội dung: Tên nguyên liệu làm thuốc; Khối lượng hoặc thể tích của nguyên liệu làm thuốc trong một đơn vị đóng gói nhỏ nhất; Tiêu chuẩn chất lượng của nguyên liệu làm thuốc; Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu (nếu có); Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, điều kiện bảo quản của nguyên liệu làm thuốc; Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc;Tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc (đối với nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu); Xuất xứ của nguyên liệu làm thuốc.
Video đang HOT
Nguyên liệu là dược chất, dược liệu hoặc bán thành phẩm thuốc có chứa dược chất, dược liệu thuộc Danh mục dược chất gây nghiện, hướng thần, tiền chất làm thuốc, nguyên liệu độc làm thuốc, dược liệu độc, nguyên liệu phóng xạ làm thuốc, phải ghi trên nhãn bao bì ngoài các dòng chữ tương ứng như sau: “Nguyên liệu gây nghiện”, “Nguyên liệu hướng thần”, “Nguyên liệu tiền chất làm thuốc”, “Nguyên liệu độc”, “Dược liệu độc”, “Nguyên liệu phóng xạ”.
Nhãn bao bì ngoài của thuốc cổ truyền, thuốc pha chế ngoài việc ghi tên thuốc, khối lượng, tiêu chuẩn chất lượng… cần phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sản xuất, pha chế, chế biến, bào chế, cân (bốc) thuốc…
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định rõ về tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nhằm giúp người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn. Thông tư gồm 4 chương, 40 điều.
Theo Danviet
Tiết kiệm 250 tỷ đồng đối với 15 thuốc đấu thầu tập trung
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức đấu thầu tập trung quốc gia thành công 5 hoạt chất và 21 thuốc. Kết quả, chỉ tính 15 thuốc, quá trình thương thảo đã giúp hạ giá thuốc hơn 21,1%, tương đương hơn 250 tỷ đồng so với giá thuốc mua năm 2017.
Tại buổi chia sẻ thông tin với báo chí ngày 5.1, ông Dương Tuấn Đức - Giám đốc Trung tâm Giám định và Thanh toán đa tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) khu vực phía Bắc cho biết, 5 hoạt chất và 21 thuốc (đấu thầu thành công 15 thuốc) được lựa chọn đưa ra đấu thầu tập trung dựa trên tiêu chí: Sử dụng nhiều, giá thành cao, có sự chênh lệch giá giữa các tỉnh. Trong 21 thuốc, chủ yếu là thuốc kháng sinh. Phạm vi cung cấp các thuốc này là 483 cơ sở khám chữa bệnh tại 57 tỉnh, thành phố.
Bình quân giá các loại thuốc khám chữa bệnh BHYT hạ hơn trước hơn 21%. Ảnh: I.T
Cụ thể, một số biệt dược gốc (thuốc độc quyền) như hoạt chất Levofloxacin 500mg giá bình quân năm 2017 là gần 170.000 đồng/đơn vị, giá trúng thầu là 151.000 đồng (thấp hơn 11,2%); hoạt chất Meropenem 500mg có giá 464.343 đồng năm 2017 giảm còn 394.717 đồng (giảm 15%); hoạt chất Meropenem 1g có giá 803.722 đồng hạ xuống còn 683.164 đồng (giảm 15%);... Như vậy, bình quân biệt dược gốc giảm 13,82%, cao hơn dự tính so với kế hoạch đề ra (hạ giá 10%).
Thuốc generic (thuốc phổ biến) còn giảm mạnh hơn nữa, cao nhất tới 54,7%, thấp cũng 7,7%. Cụ thể như hoạt chất Levofloxacin 500mg nhóm 1 có giá năm 2017 là 108.652 đồng, giá trúng thầu là 79.000 đồng (giảm 27,3%); hoạt chất Levofloxacin 500mg nhóm 3 có giá 50.403 giảm còn 22.845 đồng (giảm 54,7%); hoạt chất Meropenem 500mg nhóm 1 có giá 2017 là 163.281 giảm còn 93.430 đồng (giảm 42,8%)... Bình quân thuốc generic giảm 33,81%.
Theo ông Đức, năm 2017, chi phí của 15 thuốc được đấu thầu tại 483 cơ sở khám chữa bệnh thuộc 57 tỉnh, thành phố là hơn 1.187 tỷ đồng, trong khi kết quả đấu thầu tập trung là gần 936 tỷ đồng. Giá thuốc này sẽ được áp dụng từ năm 2018. Như vậy, tiết kiệm được hơn 250 tỷ đồng. "Nếu mở rộng thêm các thuốc khác thì số tiền tiết kiệm được là không ít" - ông Đức nói.
Mục tiêu là lựa chọn cho người bệnh những loại thuốc có hiệu quả điều trị tốt, với giá thành hợp lý, đúng giá trị thực của thuốc, tiết kiệm những chi phí không cần thiết, phi lý". Ông Phạm Lương Sơn
Trước đó, theo Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 7.7.2016, Chính phủ giao BHXH Việt Nam tổ chức thí điểm đấu thầu tập trung quốc gia đối với một số thuốc sử dụng trong lĩnh vực BHYT. Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế về danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia, trên cơ sở nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở khám chữa bệnh, trong quý IV.2017, BHXH Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc năm 2018 đối với 5 hoạt chất với tổng giá trị trên 1.000 tỷ đồng. Giá kế hoạch được phê duyệt đã giảm từ 5-15% so với các mặt hàng đã trúng thầu tại các tỉnh, thành phố trong 12 tháng trước đó.
Ông Nguyễn Tá Tỉnh - Trưởng ban Dược và Vật tư y tế (BHXH Việt Nam) cho biết thêm, dự tính năm 2018, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục đấu thầu tập trung 9 hoạt chất và 20 thuốc. Trong 20 thuốc sẽ có 16 thuốc kháng sinh, 2 thuốc trị bệnh tiểu đường và 2 thuốc trị bệnh tiêu hóa. Đây đều là thuốc được sử dụng nhiều, giá trị lớn và có nhiều giá chênh lệch giữa các tỉnh.
"Mục tiêu là lựa chọn cho người bệnh những loại thuốc có hiệu quả điều trị tốt, với giá thành hợp lý, đúng giá trị thực của thuốc, tiết kiệm những chi phí không cần thiết, phi lý" - ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam khẳng định. Theo ông Sơn, đây là đợt đấu thầu tập trung với các thuốc đang được sử dụng hiệu quả trong khám chữa bệnh BHYT nhằm hạ giá thành thuốc về mức hợp lý chứ không phải là đấu thầu thuốc mới, giá rẻ.
Theo Danviet
Đừng để những thứ đồ này trong phòng tắm nếu không muốn gây hại cho sức khỏe Có những đồ vật chuyên được dùng trong phòng tắm, nhưng lại không nên để hay cất giữ trong đó vì nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. 1. Bàn chải đánh răng Nếu bạn để bàn chải trong phòng tắm, nó sẽ dễ bị ám mùi và dính vi khuẩn từ bồn cầu. Không khí ẩm ướt của phòng tắm cũng...