Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo biến thể Omicron làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về chuỗi cung ứng và giảm nhu cầu, theo đó sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đưa ra cảnh báo này tại một hội nghị do hãng tin Reuters tổ chức ngày 2/12.
Nhân viên y tế phân loại mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm di động ở Daly City, bang California (Mỹ) ngày 26/3/2020. Ảnh: The Chronicle/TTXVN
Phát biểu tại hội nghị Reuters Next được tổ chức theo hình thức trực tuyến, bà Yellen đã lưu ý về sự bất ổn do biến thể Omicron gây ra, vì sự lây lan của biến thể Delta đầu năm nay đã làm nền kinh tế Mỹ sụt giảm. Bà nhấn mạnh “hy vọng tình hình dịch bệnh sẽ không làm chậm đáng kể đà tăng trưởng kinh tế”.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ, biến thể Omicron có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về chuỗi cung ứng hiện nay và làm tăng lạm phát, song cũng có thể làm giảm nhu cầu và khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhờ đó nởi lỏng phần nào sức ép lạm phát.
Sự xuất hiện của Omicron đã làm chao đảo thị trường tài chính và khiến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ siết chặt hoạt động đi lại. Mỹ đã ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể này trong cộng đồng.
Bà Yellen – người từng giữ chức Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) từ năm 2014-2016 – khẳng định gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra đầu năm nay không phải yếu tố chính khiến giá tiêu dùng tăng.
Giá tiêu dùng trong tháng 10 vừa qua tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 30 năm qua và lạm phát hiện ở mức cao gấp đôi so với mức mục tiêu 2% mà FED đặt ra. Theo bà Yellen, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là chuỗi cung ứng bị gián đoạn và sự mất cân đối về cung và cầu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ nêu rõ gói kích thích kinh tế đã giúp những người Mỹ dễ bị tổn thương vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch và thúc đẩy nền kinh tế Mỹ vững mạnh. Mặc dù gói kích thích kinh tế này có thể phần nào khiến lạm phát tăng, song sự gia tăng này chủ yếu do dịch COVID-19 và sự chuyển đổi ồ ạt nhu cầu tiêu dùng từ dịch vụ sang hàng hóa.
Bà Yellen nhấn mạnh một nền kinh tế Mỹ vững mạnh là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế toàn cầu, chính vì vậy FED cần tính toán kỹ về chính sách lãi suất sắp tới. Bà cũng cho biết thêm chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân để kìm hãm đà tăng giá thông qua nỗ lực tạo thuận lợi cho hoạt động tại các cảng và khuyến khích sản xuất chất bán dẫn trong nước.
Lào khuyến nghị tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước sự xuất hiện nhiều biến thể mới của virus SARS-CoV-2, Bộ Y tế Lào khuyến nghị người từng mắc COVID-19 hoặc người đã tiêm 2 mũi vaccine nên tiêm mũi nhắc lại để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Học sinh từ độ tuổi từ 12-17 tuổi đang chờ quét mã QR để kiểm tra lịch hẹn tại bệnh viện Setthathirath, thủ đô Vientiane, trước khi được phát thẻ vào tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Phạm Kiên/Pv TTXVN tại Lào
Bộ trên cho biết người có đủ điều kiện tiêm mũi vaccine tăng cường có thể lựa chọn bất kỳ loại vaccine nào sẵn có như vaccine của các hãng Pfizer, Johnson & Johnson, AstraZeneca. Chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường cho người trước đó đã tiêm vaccine của Sinopharm có thể được triển khai vào tháng 1/2022. Hiện tại, nhiều nhân viên y tế tại Lào đã được tiêm mũi vaccine thứ 3 không cùng loại với các mũi vaccine tiêm trước đó.
Liên quan vaccine ngừa COVID-19, ngày 2/12, công ty dược phẩm Novavax thông báo có thể bắt đầu sản xuất một loại vaccine ngừa COVID-19 được điều chỉnh để phòng ngừa biến thể Omicron vào tháng 1/2022, đồng thời kiểm tra khả năng chống lại biến thể này của các vaccine hiện có.
Novavax cho biết trong những tuần tới, các dữ liệu phòng thí nghiệm sẽ cho thấy lượng kháng thể từ những người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Novavax có thể vô hiệu hóa biến thể Omicron hay không.
Biến thể Omicron xuất hiện đã gây lo ngại trên toàn cầu. Nhiều câu hỏi được đặt ra, đặc biệt là về khả năng biến thể này có thể né tránh sự bảo vệ của vaccine đang được sử dụng rộng rãi hiện nay và kéo dài cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng này hay không. Các nhà sản xuất vaccine khác như Moderna và Pfizer cũng đã xúc tiến nghiên cứu điều chỉnh vaccine để phòng ngừa biến thể Omicron.
Khoảng cách tiêm giữa 2 liều vắc xin Covid-19 bao lâu để có kháng thể cao Nghiên cứu đầu tiên kiểm tra thời gian tiêm giữa hai liều vắc xin phòng Covid-19 Pfizer và Moderna, cho thấy khoảng cách tiêm giữa 2 liều dài hơn sẽ có mức độ kháng thể cao hơn. Điều tra viên chính, tiến sĩ Brian Grunau, Phó giáo sư tại Khoa Y tế cấp cứu, Đại học British Columbia (UBC) ở Canada, đã công...