Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tránh lạm dụng giấy khen dẫn đến “tác dụng ngược”
Các địa phương cần chú ý đến việc khen thưởng HS cuối năm học, việc đánh giá phải đảm bảo thực chất, vì sự tiến bộ của HS, tránh lạm dụng giấy khen dẫn đến “ tác dụng ngược” trong việc khen thưởng.
Về việc giấy khen kết thúc năm học gây xôn xao dư luận vừa qua, tại Hội nghị Giám đốc sở GDĐT năm 2020, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, các địa phương cần chú ý đến việc khen thưởng học sinh cuối năm học, việc đánh giá phải đảm bảo thực chất, vì sự tiến bộ của học sinh, tránh lạm dụng giấy khen dẫn đến “tác dụng ngược” trong việc khen thưởng.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu, các cơ sở giáo dục không tổ chức tựu trường trước ngày 1/9 và thống nhất toàn quốc tổ chức khai giảng năm học mới vào ngày 5/9.
“Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học, thiếu sách giáo khoa cho năm học mới. Căn cứ vào thực tiễn, Bộ sẽ ban hành Chỉ thị năm học mới sát với tình hình của địa phương” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Giám đốc Sở GDĐT
Không bố trí giáo viên không đạt yêu cầu đứng lớp
Về triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, hiện nay, các địa phương đã hoàn thành việc chọn sách giáo khoa lớp 1, Bộ trưởng đề nghị, cần tiếp tục hoàn hiện tài liệu giáo dục địa phương, tiếp tục chuẩn bị đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên dạy lớp 1 với tinh thần “không bố trí giáo viên không đạt yêu cầu đứng lớp”, tiếp tục chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cho dạy và học…
Thi tốt nghiệp THPT: tuyệt đối không chủ quan ở bất cứ khâu nào
Về tổ chức tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, tại hội nghị, theo báo cáo của các địa phương, đến thời điểm này, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 ở các tỉnh/thành phố đã được thành lập do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng Ban Chỉ đạo. Công tác chuẩn bị điều kiện đảm bảo tổ chức tốt kỳ thi cũng đã được các địa phương tích cực thực hiện.
Video đang HOT
Đây là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT được giao về cho các địa phương tổ chức, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi và cũng là lần đầu tiên có 3 lực lượng thanh tra cùng tham gia giám sát kỳ thi. Các địa phương đều thể quyết tâm cao để tổ chức an toàn, nghiêm túc, thành công kỳ thi này.
Bộ trưởng nhấn mạnh, Kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã thành công tốt đẹp, được xã hội ghi nhận. Trên tinh thần ấy, kỳ thi năm nay cần kế thừa và tiếp tục phát huy, Trong đó lưu ý, phải cẩn thận, chu đáo đến từng khâu nhỏ nhất của kỳ thi; tuyệt đối không chủ quan ở bất cứ khâu nào.
Phát giấy khen cho cả lớp là phản giáo dục
Trong bài viết gửi Zing, co Thai Le, giáo viên truong Marie Curie Hà Nội, cho rang giay khen thoi xua hiem nen co y nghia, gio phát đai tra, giam gia tri.
Bức ảnh "cậu bé không được nhận giấy khen" khiến tôi nghĩ mãi. Tôi gửi bức ảnh này trong nhóm giáo viên với lời bình: "Mình hay khen học sinh kịp thời, đúng lúc để khuyến khích các con. Nhưng khen như bức ảnh này thì phản cảm quá".
Cả lớp giơ giấy khen chụp ảnh không phải để tuyên dương, mà đang phô trương, trình bày, sắp đặt, có thể là theo ý muốn của cô giáo.
Bức ảnh ai cũng được giấy khen, trừ một bạn trong lớp, đang được chia sẻ trên mạng với nhiều bình luận trái chiều. Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT - cho rằng nếu bức ảnh này có thật, giáo viên đã làm sai quy định.
Giấy khen trở thành đại trà
Thời của chúng tôi, giấy khen hiếm lắm. Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, giấy khen dần bị giảm giá trị thực của nó. Ngay cả những học sinh nhận được giấy khen cũng không bất ngờ hay vui mừng nữa, vì gần như đã biết trước trong quá trình học.
Những lời khen kịp thời mỗi ngày có ý nghĩa thiết thực hơn nhiều so với tờ giấy khen tổng kết mỗi kỳ hay năm học mà đa số học sinh trong lớp đều có. Giấy khen không còn là món quà bất ngờ với trẻ.
Có người ví "giấy khen bây giờ như tờ rơi quảng cáo" khiến tôi chạnh lòng, nhưng không thể nói thế là sai. Giấy khen có giá trị riêng của nó nhưng khi trở thành "đại trà", sẽ không còn ý nghĩa trong việc khuyến khích hay tạo động lực cho trẻ học tập, rèn luyện.
Nhiều học sinh tiểu học còn "quên" mang giấy khen về hoặc vô tình đánh rơi ở đâu đó sau lễ bế giảng. Giấy khen trở nên phổ biến đến mức có phụ huynh thắc mắc trên mạng xã hội: "Con tôi viết không nên câu mà cũng được nhận giấy khen?".
Giả sử là mẹ của cậu bé không nhận được giấy khen trong bức ảnh đang được chia sẻ trên mạng, tôi sẽ đau đớn vì con mình trở nên "nổi tiếng" bất đắc dĩ. Cô giáo (nếu đúng là người chụp và đăng bức ảnh) đã vô tình, hồn nhiên bạo lực tinh thần đứa trẻ.
Thật xót xa khi thấy con mình trở nên lạc lõng giữa "rừng" giấy khen của cả lớp. Hình ảnh đó cho thấy sự phản cảm, phản giáo dục, thể hiện tinh thần phô trương, chuộng hình thức.
Trẻ cần được khích lệ nhưng không phải bằng những tờ giấy khen được phát đại trà, chạy theo thành tích. Ảnh: Như Ý.
Khen trẻ bằng nhiều hình thức
Nhiều năm đi dạy, tôi luôn đưa ra lời khen kịp thời, đúng cho học trò. Tôi cho rằng lời khen không nên tiết chế đối với trẻ.
Việc chú trọng và tôn trọng lời khen vô cùng quan trọng trong giáo dục. Với những học sinh giỏi, tự bản thân các bạn ấy vươn lên mà không cần nhiều những tác động của người thầy. Vì thế, tôi luôn chú trọng những học sinh chậm hơn, tìm điểm tốt của các bạn ấy để khen, động viên, khuyến khích.
Tôi luôn nhắc các em giỏi không nên tự mãn, đừng bao giờ quay đầu chê cười bạn sau mình. Quan điểm của tôi là luôn ghi nhận sự tiến bộ của từng học sinh, so với chính bạn ấy, chứ không đánh đồng và so sánh trẻ với nhau.
Một lời khen đúng lúc, đúng thực tế sẽ khiến đứa trẻ tiến bộ hơn chính bản thân chúng ngày hôm qua.
Giấy khen là một trong những hình thức của lời khen trong giáo dục. Thành tích của một đứa trẻ là sự nỗ lực trong cả quá trình. Chúng có thể tự hào với thầy cô, bố mẹ, bạn bè về những cố gắng, điều ghi trong giấy khen đó. Đặc biệt, đối với trẻ tiểu học, lời khen rất quan trọng khi giúp các con khơi dậy đam mê, sở thích, khả năng bên trong.
Việc dùng giấy khen để lấy tiền thưởng, học bổng hay khoe trên mạng xã hội, là điều tự nhiên, không có gì sai trái. Tuy nhiên, nếu giấy khen dần trở thành đại trà, là áp lực, đòi hỏi từ chính cha mẹ học sinh với thầy cô, nó đã trở thành méo mó, gây ra cái nhìn phiến diện trong dư luận.
Dường như xu hướng giáo dục đang "chiều lòng" phụ huynh, chạy theo hình thức, thành tích nên giấy khen trở nên phổ biến, phát như tờ rơi quảng cáo như vậy?
Có người cho rằng nên chăng bỏ giấy khen. Tôi nghĩ thay vì bỏ, hãy trả lại giá trị thực cho nó. Giấy khen phải được ghi nhận đúng thực lực của đứa trẻ, để mọi người hiểu và tôn trọng.
Chúng ta cần có nhiều hình thức khen khác nhau. Ví dụ, thư khen hay giấy khen cũng cần chú trọng ghi nhận sự tiến bộ của đứa trẻ so với chính bản thân chúng.
Tôi nghĩ giáo dục cần có những hình thức khen linh hoạt. Bởi, trẻ luôn cần được khen. Dù bạn thành công bằng con đường nào, hành trình ấy đều cần đến lời khen, sự khích lệ, động viên đúng lúc của người khác.
Trên đây là bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của cô Thái Lê - giáo viên dạy Ngữ văn, trường Marie Curie Hà Nội - liên quan bức ảnh cậu bé duy nhất trong lớp không được nhận giấy khen, đang được chia sẻ nhiều trên mạng.
Chia sẻ về bức ảnh không rõ nguồn gốc này, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT - khẳng định: "Bức ảnh nếu có thật, giáo viên đang làm sai hướng dẫn và sai quan điểm của Bộ GD&ĐT trong đánh giá học sinh. Đó là không được so sánh học sinh này với học sinh khác".
Ông Tài cho hay giáo viên không phê bình, nhắc nhở mà cần gặp riêng, vì độ tuổi này nhạy cảm. Điều đó thể hiện nghiệp vụ, lương tâm nghề nghiệp của giáo viên.
Khen thưởng học sinh đại trà ở cuối năm học đã trở thành căn bệnh khó chữa Nhà trường muốn thành tích, giáo viên cũng muốn có thành tích, phụ huynh cũng muốn con mình được khen thưởng nên nhiều học sinh không hiểu sao mình lại được khen. Mấy ngày nay, bức ảnh cả lớp chỉ có 1 học sinh duy nhất không giơ giấy khen đã trở thành tâm điểm trên các tờ báo, mạng xã hội và...