Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phê duyệt danh mục sách giáo khoa mới cho lớp 2, lớp 6
Sau khi Bộ công bố phê duyệt danh mục, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sẽ tiến hành việc lựa chọn sách giáo khoa.
Ngày 9/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ký các Quyết định phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo quy định tại Thông tư 25, việc lựa chọn sách giáo khoa của các địa phương phải hoàn thành trước ngày khai giảng năm học mới tối thiểu 5 tháng và trước ngày 31/7/2021, các nhà xuất bản phải hoàn thành in ấn, phát hành sách giáo khoa đến các địa phương.
Ảnh minh họa.
Danh mục này gồm 32 sách giáo khoa lớp 2 của đầy đủ 08 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, cùng sách giáo khoa môn tự chọn Tiếng Anh; 40 sách giáo khoa lớp 6 của 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.
Cụ thể, đối với lớp 2, mỗi môn Tiếng Việt, Toán, Đạo Đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục Thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm có 3 sách giáo khoa được phê duyệt; môn tự chọn Tiếng Anh có 8 sách giáo khoa.
Đối với lớp 6, mỗi môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm và Hướng nghiệp có 3 sách giáo khoa; môn Tin học có 2 sách và Tiếng Anh có 8 sách giáo khoa được phê duyệt.
Video đang HOT
Các sách giáo khoa có tên trong danh mục được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thuộc 4 đơn vị xuất bản, gồm: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Đây đều là những đơn vị có kinh nghiệm trong biên soạn sách và có sách giáo khoa lớp 1 được phê duyệt sử dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sau khi Bộ công bố phê duyệt danh mục 32 sách giáo khoa lớp 2, 40 sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022, theo quy định của Thông tư 25 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sẽ tiến hành việc lựa chọn sách giáo khoa. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng nghiên cứu, lựa chọn sách giáo khoa của các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà xuất bản cung cấp bản pdf các sách giáo khoa đã được Bộ trưởng phê duyệt trên website của nhà xuất bản trước ngày 21/02/2021 và cấp tài khoản cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 2, lớp 6 tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu tập huấn sử dụng sách giáo khoa qua mạng.
Nhà xuất bản phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phổ tổ chức giới thiệu sách giáo khoa bằng hình thức trực tuyến, trực tiếp hoặc kết hợp cả hai hình thức trên tại các đơn vị cấp tỉnh; thời gian hoàn thành trước ngày 10/3/2021.
Việc bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 phải hoàn thành trước ngày 31/7/2021 và đảm bảo 100% giáo viên dạy học lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022 và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đều được tập huấn theo các lớp học tương ứng với môn học/hoạt động giáo dục đối với từng bộ sách giáo khoa tại địa bàn tỉnh, thành phố.
Theo quy định tại Thông tư 25, việc lựa chọn sách giáo khoa của các địa phương phải hoàn thành trước khai giảng năm học mới tối thiểu 5 tháng. Việc in ấn và phát hành sách giáo khoa đảm bảo đủ số lượng và chất lượng phải được nhà xuất bản hoàn thành trước 31/7 đến các đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng sách giáo khoa tại các địa phương cung cấp kịp thời đến tất cả học sinh, giáo viên để triển khai thực hiện năm học mới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời chỉ đạo các nhà xuất bản có chính sách hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh nghèo; tham góp, phát động phong trào xây dựng tủ sách tại các nhà trường để hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh khó khăn./.
Đâu phải môn phụ
Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng: Hoạt động thể thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thể chất ở nhà trường, tạo được sự đam mê cho học sinh sinh viên.
Ảnh minh họa
Vừa rồi, tại Lễ công bố và ký kết hợp tác tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020 - 2025 giữa Bộ GDĐT và Đài Truyền hình Việt Nam, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng: Hoạt động thể thao đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thể chất ở nhà trường, tạo được sự đam mê cho học sinh sinh viên.
Theo ông Nhạ, khi thiết kế chương trình giáo dục thể chất, tài liệu sách giáo khoa (SGK) chỉ có tính chất hướng dẫn còn tạo dựng đam mê hiệu quả phải thông qua các hoạt động thể thao thực chất.
Vậy giáo dục thể chất hiện nay trong các nhà trường ra sao? Nếu làm một khảo sát nhỏ với học sinh, câu trả lời không phải chờ đợi lâu, đó là em không thích học môn thể dục.
Có nhiều lý do được đưa ra: Môn học này không hấp dẫn, hoặc các em không được chọn môn thể thao đúng sở trường. Đa phần những tiết học thể dục hiện nay rất buồn tẻ, đơn điệu.
Thậm chí từ thời các phụ huynh đi học cho tới hôm nay, vẫn là những môn vận động chạy xa, nhảy cao... Gần đây, trước yêu cầu phổ cập bơi trong trường tiểu học, một số nhà trường đã có bể bơi di động hoặc lắp ghép.
Nhưng do nhiều phụ huynh thấy không an toàn (về tiêu chuẩn nước sạch, về không gian...) nên cũng không mặn mà cho con em theo học.
Lâu nay, các nhà trường lấy gì làm căn cứ để đánh giá thể lực học sinh? Rõ ràng vẫn chưa có quy định bắt buộc các trường phải có sự kiểm tra thể lực, sức khoẻ đầu mỗi năm học và đánh giá lại thể lực, sức khoẻ sau quá trình rèn luyện vào cuối năm học.
Rèn luyện thể chất trong nhà trường có ý nghĩa về nhiều mặt đối với sức khỏe và sự phát triển của học sinh. Nó không chỉ giúp các em có sức khỏe tốt mà còn rèn tính kỷ luật, ý thức tập thể, rèn luyện ý chí và tinh thần đồng đội, giúp các em phát triển toàn diện, giảm stress...
Thế nhưng đáng buồn thay là thể dục nói riêng, giáo dục thể chất nói chung vẫn chỉ bị coi là môn phụ, là việc phụ.
Tâm tư chung của nhiều giáo viên dạy bộ môn thể dục cũng vậy, bởi xét trong tương quan các môn khác, môn của họ có phần "lép vế" hơn rõ rệt. Âu cũng bởi xuất phát từ quan niệm chưa đầy đủ về giáo dục thể chất, về môn thể dục. Nhiều giáo viên đã tuyên bố rằng các em cần phải học tốt Văn, Toán, Ngoại ngữ... điểm thể dục có thể cô sẽ "xin" giúp...
Vô hình trung, quan niệm của người lớn đã làm mất đi cơ hội rèn luyện thân thể/tinh thần của trẻ em, mất đi cơ hội thích ứng và hài hòa với các điều kiện sống, điều kiện, môi trường học tập và hoàn cảnh xã hội của mỗi học sinh.
Biên soạn SGK lớp 2: Cẩn trọng không thừa Từ 15/11 - 30/11/2020, Bộ GDĐT nhận hồ sơ đề nghị thẩm định đợt 2 sách giáo khoa (SGK) lớp 2. Đợt thẩm định lần 1 đã diễn ra từ giữa tháng 8 và đến nay đã xong vòng 1, các tác giả cũng đã chỉnh sửa và Bộ đã bắt đầu thu sách để chuẩn bị triển khai thẩm định vòng 2....