Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về áp lực của ngành giáo dục
Tại lễ tôn vinh Nhà giáo tiêu biểu năm 2020 mới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có những chia sẻ, tâm tư về ngành.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, đặc điểm của ngành giáo dục có liên quan đến từng người, từng nhà và được nhân dân rất quan tâm bởi ảnh hưởng trực tiếp đến con em và sự học tập suốt đời của chính từng người dân.
“Bất kỳ một sự tác động nào, nhất là đổi mới, cũng đặt ra những quan điểm trái chiều”, Bộ trưởng Nhạ nói và cho rằng các nhà giáo cũng phải đối mặt với điều này.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Thanh Hùng
Theo Bộ trưởng Nhạ, lĩnh vực nào cũng có những khó khăn, nhưng riêng giáo dục, kỳ vọng của người dân là rất cao.
“Với kỳ vọng rằng hội nhập được ngay như một đất nước phát triển, trong khi điều kiện của nước ta ở mức trung bình, thậm chí thấp hơn. Trước thách thức giữa mong đợi, kỳ vọng của người dân, xã hội và những gì đang có, thì chúng ta phải vượt qua”, Bộ trưởng Nhạ nói.
“Tôi trước hết cũng là một người thầy như các thầy cô. Nhưng tôi là đại diện của các thầy cô, được Đảng và Nhà nước giao phụ trách lĩnh vực này. Áp lực vô cùng. Nhưng nếu chúng ta cứ bị cuốn vào những điều chưa làm được hoặc những vấn đề mà dư luận chưa hài lòng thì chúng ta sẽ không thể thực hiện được”.
Bộ trưởng Nhạ cũng chia sẻ kinh nghiệm với các thầy, cô giáo: “Chúng ta cần cố gắng làm sao phải có suy nghĩ, hành động tích cực. Cái gì chưa chuẩn thì cần phải chỉnh. Song không vì cái chưa chuẩn mà cảm thấy buồn chán. Thực tế tôi cũng gặp nhiều thầy cô và câu đầu tiên họ than thở là ngành giáo dục làm rất nhiều việc nhưng không được chia sẻ, thậm chí đâu đó còn vùi dập, ném đá. Nhưng nhìn rộng ra thì chúng ta cũng đạt được nhiều việc tốt. Vậy nên khi chúng ta có suy nghĩ tích cực, tạo ra lan tỏa cho các thầy cô khác. Trong ngành giáo dục có 1,4 triệu người mà tinh thần tích cực, tâm huyết thì chúng ta có thể lan tỏa.
Bộ trưởng hy vọng các nhà giáo tiêu biểu được tôn vinh sẽ là những người tạo cảm hứng cho các thầy cô, đồng nghiệp khác.
“Chúng ta phải kiên định, kiên trì, thậm chí là kiên nhẫn để thực hiện từng bước thì sự nghiệp đổi mới giáo dục chắc chắn thành công”, ông Nhạ nói.
Bài học thứ hai mà Bộ trưởng Nhạ cho hay bản thân rất thấm thía là sau mỗi bước tiến cần phải dành thời gian rà soát, để hỗ trợ nhau.
Video đang HOT
“Không phải cứ chỉ có một mình vượt lên trước, hay trường mình, tổ bộ môn mình vượt lên trước mà phải toàn ngành”.
Bộ trưởng Nhạ dẫn câu nói “Nếu như muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa phải đi cùng nhau” và cho rằng điều này rất đúng với ngành giáo dục.
“Giờ ngành giáo dục có hơn 50.000 cơ sở với khoảng 1,4 triệu người. Nếu chúng ta không cùng nhau, mà để một nhóm hoặc một số người bị tụt lại phía sau thì công sức của chúng ta bị ảnh hưởng”.
Bộ trưởng cho hay, ở các ngành, các lĩnh vực nào, cũng có người này người kia và khi xảy ra sự việc thì chỉ coi là cá biệt, khoanh vùng.
“Nhưng riêng ngành giáo dục, chỉ cần một giáo viên sai phạm thì toàn ngành rung động”, ông Nhạ nói.
Bộ trưởng Giáo dục mong toàn ngành cùng chung tay, hỗ trợ nhau, để không giáo viên, nhà trường nào bị tụt lại phía sau. Ảnh: Thanh Hùng
“Tôi có quan sát rằng đổi mới lần này rất căn bản, phần nhiều thầy cô cố gắng, song trong nội bộ, nhận thức về đổi mới chưa phải tốt lắm đâu. Mà phần nhiều những vấn đề xuất phát từ chính cán bộ mà ra. Trong nội bộ mà chưa hiểu, chưa thông thì làm sao thuyết phục được xã hội”.
Do đó, Bộ trưởng Nhạ cũng bày tỏ mong muốn những nhà giáo tiêu biểu ngày hôm nay sẽ trở thành những đại sứ, là người dẫn dắt cho các đồng nghiệp của mình.
“Chứ nếu mạnh ai nấy làm, mạnh trường nào trường ấy làm, rồi để có những trường bị tụt hậu hay bị vấn đề gì thì trong ngành còn nhiều lo ngại”.
Ông Nhạ cũng nhìn nhận phía trước ngành giáo dục còn nhiều gian truân.
“Bản thân giáo dục luôn luôn thay đổi, kể cả đối với những quốc gia lớn. Do đó, chúng ta xác định áp lực là vấn đề thường diễn ra trong quá trình đổi mới”.
Riêng về giáo dục phổ thông, tới đây, rất nhiều các hoạt động phải thay đổi. Do đó, theo Bộ trưởng, nếu các nhà giáo không xác định rõ tâm thế thì rất dễ lúng túng.
“Vừa rồi mới thực hiện chương trình, SGK lớp 1, nhưng tới đây còn tiến hành lớp 2 và lớp 6; rồi lớp 3, lớp 7 và lớp 10,… thì sẽ tràn ngập những vấn đề”, Bộ trưởng nhìn nhận.
Bậc đại học cũng còn nhiều khó khăn khi thực hiện tự chủ.
Do đó, Bộ trưởng mong muốn toàn ngành cần có sự chủ động, chung tay để vượt qua những khó khăn, đạt được thêm nhiều thành tựu trong thời gian tới.
Bộ Giáo dục tính 5 giải pháp cho năm học 2020-2021
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021. Trong đó, tăng cường thanh, kiểm tra các trường đại học, nhất là việc thực hiện quy định về quyền tự chủ; công tác tuyển sinh...
Căn cứ các yêu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương, của ngành, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ thị toàn ngành giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản trong năm học 2020-2021.
Tiếp tục đổi mới và đảm bảo chất lượng
Mục tiêu xuyên suốt trong 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu năm học 2020-2021 là tiếp tục đổi mới và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Năm học 2020-2021, ngành giáo dục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Ảnh: Thanh Tùng
Cụ thể, các nhiệm vụ được xác định gồm:
Thứ nhất, rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước. Trong đó, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công lập ở những nơi có điều kiện.
Thứ hai, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Trong đó, có chính sách thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm; quan tâm xây dựng các chính sách, cơ chế mang tính đặc thù phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Thứ ba, ngành giáo dục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc; tăng cường giáo dục đạo đức; lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học; công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên.
Thứ tư, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.
Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
Thứ sáu, đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ đối với các cơ sở giáo dục.
Thứ bảy, hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Trong đó, đẩy mạnh việc thu hút các cơ sở giáo dục nước ngoài có uy tín vào Việt Nam thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của các cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Thứ tám, tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo.
Thứ chín, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Xử lý nghiêm tiêu cực
Từ đó, Bộ GD-ĐT cũng xác định 5 nhóm giải pháp cơ bản được duy trì và phát triển theo hướng trọng tâm, chi tiết. Cùng với hoàn thiện thể chế, tăng cường nguồn lực đầu tư, khảo thí, kiểm định chất lượng và truyền thông, đáng chú ý là nhóm giải pháp "Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo".
Chỉ thị nêu rõ, triển khai bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, lối sống văn minh đối với cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt, rà soát các vấn đề trong toàn ngành để chủ động chỉ đạo giải quyết dứt điểm, khắc phục những hạn chế, bất cập.
Trong năm học 2020-2021, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm sẽ được tăng cường. Theo đó, sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin; thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc những vấn đề nóng mà dư luận xã hội quan tâm.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục đại học, nhất là việc thực hiện quy định về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình; công tác tuyển sinh, các chương trình liên kết giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các hoạt động tư vấn du học. Xem xét dừng tuyển sinh các chương trình, các ngành đào tạo không đảm bảo chất lượng.
Chỉ thị nhấn mạnh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; tăng chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm có tổ chức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản lý Nhà nước về giáo dục.
Phải bàn kỹ phương án thi tốt nghiệp THPT Tại phiên họp của Thường trực Chính phủ với các địa phương về chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết ngành giáo dục đã chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học sinh lớp 12 năm nay đang chịu áp lực rất lớn do dịch Covid-19 - ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT Chiều 2.8, tại phiên...