Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đề thi THPT quốc gia chưa đạt yêu cầu

Theo dõi VGT trên

Đề thi THPT quốc gia năm 2018 chưa đạt yêu cầu, phần mềm chấm thi chưa chuẩn.

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại cuộc họp ngày 30/7 khi trao đổi về kỳ thi THPT quốc gia 2018 và những giải pháp cho những năm tới.

Chương trình Thời sự 19h ngày 31/7 của Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin: Sau 9 giờ thảo luận, có các ý kiến cho rằng phương thức thi THPT quốc gia như hiện nay vẫn phù hợp với tình hình hiện tại và nên được giữ ổn định cho đến hết năm 2020. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD-ĐT lắng nghe ý kiến các chuyên gia một cách cầu thị, nghiêm túc, phải nhìn nhận đúng trách nhiệm của mình và sớm đưa ra những giải pháp tối ưu để khắc phục các hạn chế về quy trình tổ chức thi.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhận trách nhiệm trong 2 khâu ra đề thi và quy trình chấm thi vẫn còn những lỗ hổng về bảo mật.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nói:

“Mặc dù qua từng kỳ thi có rút kinh nghiệm và cải tiến, nhưng công tác ra đề thi, chất lượng đề thi thời gian vừa rồi, chúng tôi xác định đề thi chưa đạt yêu cầu. Cần phải bám sát được chuẩn năng lực học sinh, những yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia, ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa và mức độ tin cậy của các đề thi phải tốt hơn nữa. Về vấn đề phần mềm, trong quá trình bảo mật, chúng tôi cũng cố gắng nhưng rõ ràng khi rà soát lại thì thấy chưa được chuẩn, chưa được chặt chẽ. Chúng tôi tiếp thu các ý kiến của các chuyên gia, sẽ phải làm sao để phần mềm chắc chắn tốt hơn. Điểm thứ 3 là liên quan đến tổ chức chấm thi. Tới đây, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm để chỉ đạo tổ chức chấm theo cụm tập trung và giám sát trực tiếp, đặc biệt là khâu công nghệ, để hạn chế nhỏ nhất những sự tác động của con người”.

Ngày 30/7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì một cuộc gặp gỡ giữa Bộ GD-ĐT và một số nhà giáo, người quan tâm tới giáo dục, lãnh đạo trường đại học để các bên trao đổi về kỳ thi THPT quốc gia.

Buổi toạ đàm có sự tham gia của GS. Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan, lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ GD-ĐT, lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thăng Long, Trường ĐH FPT… Bên cạnh đó, còn có GS. Nguyễn Minh Thuyết, GS. Phạm Tất Dong, GS. Nguyễn Lân Dũng, TS. Lê Thống Nhất, TS. Nguyễn Tùng Lâm…

Một báo cáo về cách thi tốt nghiệp ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh,… cũng như tổng kết lại các phương thức thi và xét tuyển sinh từ những năm 1970 trở lại đây đã được giới thiệu. Qua tổng kết này, có thể thấy mỗi phương án đều có những ưu và nhược điểm khác nhau.

Nhiều đại biểu chia sẻ, đây không phải là một cuộc họp mang tính chất hội nghị, không có những kết luận chỉ đạo được đưa ra.

Thanh Hùng

Theo vietnamnet.vn

Thi THPT quốc gia sẽ thay đổi ra sao?

Hôm qua 30.7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cùng đại diện các cục, vụ chức năng của bộ này đã có một ngày lắng nghe góp ý của các chuyên gia và đại diện các tầng lớp khác nhau trong xã hội về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Thi THPT quốc gia sẽ thay đổi ra sao? - Hình 1

Thí sinh tại TP.HCM tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2018 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên, các đại biểu tham dự cuộc thảo luận cho biết, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã lắng nghe tất cả ý kiến góp ý với thái độ thực sự cầu thị.

"Trong các phiên thảo luận chính thức, gần như chỉ có lời phát biểu mào đầu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, và lời cảm ơn vào cuối ngày của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Không giãi bày, không thanh minh, mà chỉ lắng nghe và hứa hẹn sẽ tiếp thu", một chuyên gia cho biết.

Sẽ chấm tập trung các môn thi trắc nghiệm ?

Việc thực hiện kỳ thi THPT quốc gia vẫn theo một lộ trình đã được vạch ra từ năm 2014 là duy trì tổ chức tại các địa phương đến năm 2020. Những thay đổi sẽ bắt đầu từ năm 2021, với việc thành lập 2 trung tâm khảo thí độc lập. Khi đó, hai trung tâm này sẽ đứng ra tổ chức cho học sinh cả nước dự thi, với nhiều đợt trong năm, và thí sinh làm bài trên máy tính.

Chia sẻ với Thanh Niên, tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, một khách mời cuộc thảo luận nói trên, cho biết qua diễn biến của ngày làm việc hôm qua, kỳ thi THPT quốc gia những năm sắp tới sẽ có 3 thay đổi cơ bản sau: Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức chấm trắc nghiệm tập trung, theo cụm; tỷ trọng điểm học bạ trong tính điểm xét tốt nghiệp sẽ thấp hơn.

Ông Tùng nói: "Một số chuyên gia góp ý, trong trường hợp việc thi vẫn do các địa phương tổ chức thì vẫn phải có sự phối hợp của các trường ĐH như năm nay. Nhưng phải kéo dài thời gian làm nhiệm vụ của các giám thị coi thi. Sau khi thi xong, giám thị của cả hai bên (địa phương và trường ĐH) sẽ phải ở lại thêm cho đến khi tất cả dữ liệu bài thi, kể cả môn văn, được quét xong (thành ảnh) chuyển về Bộ GD-ĐT. Bộ phải quản lý tất cả kho dữ liệu đó, và Bộ cũng phải là đơn vị đứng ra tổ chức chấm thi. Nguyên tắc chấm là phải làm phách, kể cả phiếu trả lời bài thi trắc nghiệm (máy sẽ làm phách chứ không phải con người xử lý bằng phương pháp thủ công).

GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, một trong số các đại biểu tham gia cuộc thảo luận trên, cho PV biết nhiều ý kiến cũng đề nghị sẽ phải rà soát tất cả các khâu của kỳ thi để phòng gian lận. Bài thi trắc nghiệm có rọc phách không? Nên chấm tập trung bài thi trắc nghiệm theo cụm ở các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng...

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề xuất lắp camera ở phòng thi để đề phòng gian lận. Việc thi trên máy và chấm ngay trên máy cũng là giải pháp được lãnh đạo Bộ GD-ĐT đưa ra để bàn luận. "Tuy nhiên, thi trên máy cũng phải tính đến những yếu tố rủi ro vì trục trặc máy móc, đường truyền, kỹ thuật...", ông Thuyết nhấn mạnh.

Xác định lại mục tiêu kỳ thi để có đề thi phù hợp

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, ý kiến của các chuyên gia đều tập trung vào việc phải xác định lại tính chất của kỳ thi này cho đúng. Chúng ta vẫn quen gọi đây là kỳ thi "2 trong 1" và trên thực tế thì việc ra đề thi cũng là để phục vụ hai mục tiêu. Chính vì hai mục tiêu đó nên hôm nay nhiều ý kiến cũng chỉ ra rằng, vì mục tiêu vào ĐH nên dễ xảy ra gian lận, tiêu cực. Do vậy, nên xác định mục tiêu này cho đúng là thi để xét tốt nghiệp THPT.

Còn các trường ĐH thì có quyền sử dụng kết quả của kỳ thi này hoặc sử dụng kết quả đó và bổ sung các hình thức đ.ánh giá khác để tuyển sinh cho phù hợp. "Biện pháp trước mắt thì theo tinh thần của của cuộc tọa đàm hôm nay và ý kiến cá nhân tôi thì chắc phải duy trì kỳ thi này cho đến hết năm 2020, đến năm 2021 khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới lên đến cấp THPT thì việc đổi mới hoàn toàn về cách thi là cần thiết.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh đây là kỳ thi để phục vụ xét tốt nghiệp THPT từ năm 2019 và các trường ĐH phải chuẩn bị ngay từ bây giờ để có phương án tuyển sinh của mình thì mới kịp được. Quyền chủ động tuyển sinh rất phù hợp với luật Giáo dục đại học hiện hành", GS Thuyết nói, rồi nhận xét thêm: "Đề thi của kỳ thi với mục tiêu rõ ràng là thi phục vụ tốt nghiệp THPT sẽ phải thay đổi, không nên quá khó để phục vụ tuyển sinh cho một số trường top đầu như hiện nay".

Tiến sĩ Lê Trường Tùng cũng chia sẻ, điều quan trọng là phải xác định đúng mục tiêu. Chẳng hạn, nếu đã đặt mục tiêu là kỳ thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT thì không đặt mục tiêu đề phải phân hóa.

Một đại biểu khác có mặt trong cuộc thảo luận nói: "Đa số ý kiến tại cuộc họp hôm nay cho rằng với đề thi như vừa rồi là kỳ thi đại học. Bộ GD-ĐT nói mục đích chính là xét tốt nghiệp, nhưng đề lại là thi ĐH. Và vì ai cũng hiểu là đó là thi ĐH nên mới có chuyện "chạy điểm"".

Kỳ thi 2018 "hạn chế tối đa tiêu cực trong khâu coi thi, chấm thi" !

Tại cuộc thảo luận, Ủy viên thư ký Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển đã gửi tới các tài liệu bảng so sánh ưu nhược điểm của các cách thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ qua các thời kỳ.

Theo đ.ánh giá này, kỳ thi "2 trong 1" có khá nhiều ưu điểm như "giảm áp lực thi cử", "kỳ thi ngắn, nhẹ nhàng hơn", "đi thi như đi học"... Thậm chí riêng với kỳ thi 2 năm 2017 và 2018 còn được đ.ánh giá là "hạn chế tối đa tiêu cực trong khâu coi thi, chấm thi", trong khi nhược điểm của kỳ thi hai năm trước đó (2015 - 2016) là "vẫn còn nghi ngại về tiêu cực trong coi thi và đặc biệt là chấm thi". Tuy nhiên, bên cột "nhược điểm" thì bảng đ.ánh giá này vẫn nêu thông tin: "Năm 2018 xảy ra tiêu cực trong công tác chấm thi ở Hà Giang, Sơn La ảnh hưởng nghiêm trọng tới kỳ thi, lòng tin vào đổi mới thi và đổi mới giáo dục".

Theo thanhnien.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cuộc sống t.uổi xế chiều của con trai cố danh ca Hùng Cường sau nhiều biến cố
14:54:36 16/06/2024
Chồng Hằng Du Mục: Từng ôm thắm thiết Quang Linh vlog, giờ ghen với "em ruột"
15:35:13 16/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Say Hi: 3 tiếng rưỡi chưa bao giờ dài đến thế, Anh Tú tưởng nhạt lại gánh còng lưng!
15:54:21 16/06/2024
Sao Việt 16/6: Ông xã Thanh Hằng nhõng nhẽo vợ, MC Mai Ngọc bình yên sau ly hôn
14:27:44 16/06/2024
Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh
17:33:21 16/06/2024
Lưu Diệc Phi thu hút trăm triệu lượt xem khi diện áo tắm, Trịnh Sảng bị gọi tên
15:52:51 16/06/2024
BigDaddy: "thầy ruột" Pháo, HIEUTHUHAI, "yêu lại" bạn gái cũ Soobin Hoàng Sơn
16:33:04 16/06/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện
18:02:55 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

7 nguyên tắc phong thủy tối thiểu được người giàu áp dụng để: Công việc hanh thông, vận may không mời cũng đến

Trắc nghiệm

20:22:39 16/06/2024
Sự thay đổi nhỏ trong cách bố trí nhà cửa có thể mang lại những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của gia đình bạn.

Các nước nêu quan điểm về sự hiện diện của Nga trong đàm phán hòa bình cho Ukraine

Thế giới

20:16:33 16/06/2024
Tổng thống Zelensky bày tỏ hy vọng hội nghị thượng đỉnh này sẽ đặt nền móng cho một giải pháp công bằng và lâu dài với Moskva. Tuy nhiên, ông không đề cập đến khả năng sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Asa (BabyMonster) được gọi là 'nữ hoàng sân bay' thế hệ mới

Phong cách sao

20:12:02 16/06/2024
Nữ thần tượng sinh năm 2006 xuất hiện trước công chúng với ngoại hình mang đậm phong cách Y2K đầu những năm 2000.

Hoa hậu Di Khả Hân mặc gợi cảm, khoe dáng trên thảm đỏ

Sao việt

20:07:23 16/06/2024
Hoa hậu Di Khả Hân chọn thiết kế bắt mắt với chất liệu xuyên thấu khi xuất hiện trên thảm đỏ Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam 2024.

Cực phẩm nhan sắc phim "Mặc vũ vân gian" c.hết

Phim châu á

19:54:15 16/06/2024
Trong Mặc vũ vân gian , Đồng Nhi là người đã luôn đồng hành cùng Tiết Phương Phỉ. Chính vì thế khi thấy Đồng Nhi vì bảo vệ mình mà phải hy sinh tính mạng, Tiết Phương Phỉ đã vô cùng đau đớn.

ABCD của Nayeon: Cứ ngỡ sẽ đậm chất Âu Mỹ hóa ra là nhạc trộn hàng lỗi

Nhạc quốc tế

19:43:55 16/06/2024
Nayeon chính thức trở lại đường đua Kpop với album solo thứ hai trong sự nghiệp. Các bài hát của nữ idol có sự đổi mới nhưng không được tán dương.

HLV Park Hang Seo đón tin vui ở Việt Nam

Sao thể thao

19:37:14 16/06/2024
Các trận đấu ở giải quốc nội chính thức trở lại trong ngày 15/6. Ở giải hạng Nhất Quốc gia, CLB Bình Phước gặp Hòa Bình tại trận đấu thuộc khuôn khổ vòng 20.

Ngôi làng bị cấm sinh trong làng, qua đời phải đưa đến nơi khác chôn cất

Netizen

18:36:34 16/06/2024
Ngôi làng Mafi Dove, ở miền Nam Ghana, là nơi sinh sống của khoảng 5.000 người. Điều đặc biệt là hầu như trong số đó không ai được sinh ra tại ngôi làng này và đến khi qua đời, họ được chôn cất ở 1 nơi khác.

3 công thức sinh tố từ nấm sữa kefir siêu dưỡng da trong ngày hè rực nắng, vừa trắng bật tông lại căng tràn sức sống

Ẩm thực

18:34:26 16/06/2024
Không chỉ là thức uống giải nhiệt lý tưởng, 3 công thức sinh tố kefir sau đây sẽ là cứu tinh cho làn da của bạn dưới cái nắng gay gắt, mang lại vẻ đẹp rạng ngời và tươi trẻ từ sâu bên trong.

Diễn biến mới vụ hơn 100 viên chức bị thu lại t.iền hỗ trợ chống dịch Covid-19

Tin nổi bật

18:31:56 16/06/2024
Cụ thể, Trung tâm Y tế huyện Con Cuông được UBND huyện cấp kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ tham gia chương trình tiêm chủng Covid-19 năm 2022 vào 2 đợt. Đợt 1 với số t.iền gần 595 triệu đồng và đợt 2 là hơn 1 tỷ đồng.

Hỏa hoạn làm 3 người c.hết ở Bắc Giang, lửa bùng phát từ nơi để xe đạp điện

Pháp luật

18:24:46 16/06/2024
Theo thông tin ban đầu, đám cháy xảy ra vào khoảng 3h40, ngày 16/6, tại số nhà 43, đường Hoàng Hoa Thám, phường Đa Mai, TP Bắc Giang, khiến 3 người t.ử v.ong.