Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo 5 phương hướng, 9 nhiệm vụ chủ yếu trong năm học 2018 – 2019
Ngày 21.8, tin từ Bộ GDĐT, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ đã kí ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019 của ngành Giáo dục với 9 nhiệm vụ cụ thể.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ ban hành chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019. Ảnh: TL
Chuẩn bị điều kiện thực hiện chương trình mới
Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo, phương hướng chung của năm học 2018-2019 của ngành GDĐT là nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.
Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.
Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định…
Phát triển nguồn lực, nâng cao chất lượng giáo viên
Cùng với phương hướng chung, Bộ GDĐT cũng chỉ ra 9 nhiệm vụ chủ yếu là rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước, chú trọng phát triển trường, lớp mầm non ở khu công nghiệp, khu chế xuất. Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên và viên chức quản lý giáo dục.
Bộ GDĐT chú trọng các biện pháp về đổi mới giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông.
Video đang HOT
Ngành Giáo dục chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Ảnh: Huyên Nguyễn
Các vấn đề về xây dựng chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đôi mơi hinh thưc, phương phap kiêm tra, đanh gia năng lưc ngoai ngư… nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục; đẩy mạnh giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở GDĐT; Hội nhập quốc tế trong GDĐT; Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng… cũng được Bộ trưởng Bộ GDĐT nêu rõ trong chỉ thị.
Ngoài ra, trong năm học này, Bộ GDĐT tiếp tục chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển các chương trình đào tạo đại học theo hướng tiệm cận với chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
HUYÊN NGUYỄN
Theo laodong.vn
Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập
Đây là chủ đề Hội thảo Giáo dục 2018 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với ĐHQG TPHCM tổ chức ngày 17/8 tại Hà Nội.
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thảo luận trong thư viện trường
Phát triển GD ĐH phải theo thông lệ quốc tế
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: GD, trong đó c ó GD ĐH không thể đứng ngoài thế giới, nên bắt buộc chúng ta phải hội nhập; phải theo đúng xu hướng thế giới với giải pháp phù hợp điều kiện của Việt Nam và có lộ trình. Trong đó, với điều kiện của Việt Nam hiện nay, tự chủ ĐH và giải trình là quan trọng nhất.
Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam đã nói đến tự chủ ĐH từ khi thành lập ĐHQG, nhưng đến năm 2014, qua các cuộc cọ xát rất mạnh mẽ, chúng ta mới có 23 trường tự chủ theo Nghị định 77. Tuy nhiên, mới là tự chủ một phần, chưa đúng với thông lệ quốc tế.
Lý do có từ 3 phía: Từ cơ quan quản lý Nhà nước; từ chính các trường đại học vẫn muốn tiếp tục cơ chế bao cấp; và một phần từ người học và xã hội. Cả 3 lý do đó cộng hưởng lại nên vô cùng khó khăn.
Đưa ra 2 băn khoăn lớn nhất khi thực hiện tự chủ ĐH: Cho tự chủ, các trường cứ thế tăng học phí, ảnh hưởng đến quyền lợi của người học có điều kiện khó khăn được học trường chất lượng tốt; phần tài sản, đất đai... của trường ĐH sẽ bị thao túng... Phó Thủ tướng cho rằng, những khó khăn này không phải không có hướng giải quyết và trên thực tế thế giới đã có hướng giải quyết điều này.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội thảo
Theo đó, liên quan đến tự chủ ĐH, tự chủ tài chính, chúng ta một mặt có cơ chế học bổng, từ người có khả năng, mong muốn đóng góp nhiều hơn để có chất lượng tốt hơn lập quỹ học bổng cho đối tượng diện chính sách và con nhà nghèo. Mặt khác, tự chủ không có nghĩa là Nhà nước không cấp ngân sách nữa mà dùng kinh phí từ ngân sách để đặt hàng đào tạo. Còn cơ chế đảm bảo tài sản, chúng ta có hội đồng trường gắn liền với trách nhiệm giải trình, công khai minh bạch.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần hiểu cho đúng về tự chủ ĐH. Trường ĐH có nhiều sứ mệnh, một trong số đó là sáng tạo ra tri thức, nên trường ĐH cần tự chủ về chuyên môn, từ đó khơi dậy sáng tạo cho từng thành viên trong nhà trường. Đó là tự chủ căn bản nhất.
Để có quyền tự chủ đó, trường ĐH phải được tự quản về tổ chức và tự chủ về tài chính. Tự chủ tài chính phải hiểu là tự chủ về nguồn thu và nguồn chi. Thu có nhiều phần: Từ học phí, khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh và quan trọng là thu từ tài trợ của doanh nghiệp, cộng đồng; đặc biệt là từ ngân sách Nhà nước.
Khẳng định tự chủ ĐH là xu thế tất yếu, là yêu cầu, đòi hỏi chúng ta phải làm, phải luật hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH tới đây; trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay và hệ thống các luật khác có liên quan, Phó Thủ tướng mong mỏi, hội thảo lần này, các nhà lãnh đạo, các chuyên gia quốc tế, các nhà khoa học, doanh nghiệp có tiếng nói để Luật GD ĐH lần này được sửa một cách căn bản nhất. Có nhiều việc chúng ta đã làm, đã chuẩn bị, nhưng khi Luật chưa sửa thì có nhiều điều chưa thực hiện được.
Cùng quan điểm với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhấn mạnh phải hướng đến chuẩn hóa và hội nhập quốc tế, phải tính đến xu hướng GD ĐH quốc tế.
Cũng theo Bộ trưởng, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, các chuyên gia trong nước và quốc tế, trong đó có chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đến từ nhiều nước xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển GD ĐH Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2035. Ba chủ đề của hội thảo về năng lực hệ thống GD ĐH; tài chính ĐH; quản lý Nhà nước và quản trị ĐH cũng bám rất chắc vào 3 trụ cột của Chiến lược trên.
Với "Chiến lược tổng thể phát triển GD ĐH Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2035", Bộ trưởng tin tưởng, giai đoạn 2020 - 2030, GD ĐH Việt Nam sẽ dần đi vào nền nếp theo cách tiếp cận hệ thống và hội nhập.
Những giải pháp quan trọng cho GD ĐH
Nhận định của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, trong hơn 30 năm đổi mới, GD ĐH Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã từng bước được bổ sung, đổi mới. Mạng lưới các trường ĐH phát triển rộng khắp cả nước, đa dạng về loại hình, cấp bậc và ngành nghề đào tạo; quy mô đào tạo không ngừng tăng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân; các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện.
GD ĐH đã cung cấp cho đất nước hàng triệu nhân lực có trình độ ĐH, hàng vạn cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Đây là lực lượng quan trọng, giữ vai trò nòng cốt của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy sự phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Đưa định hướng và giải pháp cho GD ĐH trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh việc thể chế hóa (sửa đổi, bổ sung Luật GD ĐH và các quy định liên quan) để đổi mới căn bản và toàn diện. Cùng với đó là nâng cao năng lực hệ thống GD ĐH; đổi mới cơ chế tài chính ĐH; đổi mới quản lý Nhà nước về GD ĐH. Cho rằng, GD ĐH còn nhiều tiềm năng, nhưng quản lý Nhà nước phải đổi mới kịp thời để đáp ứng nhu cầu phát triển này, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tin tưởng, khi thay đổi cơ chế chính sách kịp thời, tạo động lực đúng đắn sẽ tạo bước đột phá trong phát triển GD ĐH.
Hiện nay trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ và tri thức nhân loại, đặc biệt là trước yêu cầu của toàn cầu hóa, quốc tế hoá, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, GD ĐH Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ để không chỉ đảm đương được trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho đất nước mà còn có sức hội nhập, cạnh tranh.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, trong những năm qua, với quan điểm coi GD là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp GD-ĐT của nước ta thời gian qua đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo nhất quán của Đảng, Nhà nước. Nhờ đó, lĩnh vực GD-ĐT nói chung, GD ĐH nói riêng, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Tuy nhiên, trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và tri thức nhân loại, nền GD ĐH nước ta đang đứng trước yêu cầu phải đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đại diện Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đánh giá, GD ĐH Việt Nam đã phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng. Văn hóa chất lượng bước đầu hình thành ở các cơ sở GD ĐH. Công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng được đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng GD ĐH. Nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế đã được chú trọng, xếp hạng quốc tế được cải thiện. Đổi mới, đẩy mạnh tự chủ ĐH bước đầu thu được kết quả tích cực.
Chất lượng đào tạo đại học trong hội nhập quốc tế và đáp ứng cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi rất cao
Tuy nhiên, những thách thức cũng được đặt ra với GD ĐH Việt Nam liên quan đến việc thực hiện tự chủ ĐH; thách thức với chất lượng đào tạo để đáp ứng sự đòi hỏi cao hơn và sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế, cách mạng công nghiệp 4.0. Nghiên cứu khoa học ở các cơ sở GD ĐH còn chưa được quan tâm đúng mức và kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; công bố quốc tế còn thấp so với các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Năng lực quản trị, quản lý của các cơ sở GD ĐH chưa theo kịp yêu cầu của phát triển GD ĐH và hội nhập quốc tế...
Theo giaoducthoidai.vn
Thực hiện chương trình phổ thông mới: Nhà giáo phải đổi mới Chỉ còn một năm học nữa là Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai. Bên cạnh việc đầu tư, chuẩn bị về cơ sở vật chất và trang thiết bị thì vấn đề con người (giáo viên) là hết sức quan trọng. Đội ngũ nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ...