Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Một bộ sách giáo khoa thì việc dạy học sẽ khuôn cứng
Ngày 30/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn dự Hội nghị đại biểu quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 30/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 6, thành phố Hà Nội đã dự Hội nghị đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri tại địa bàn huyện Thanh Oai và quận Hà Đông.
Quang cảnh cuộc tiếp xúc cử tri quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tại Hội nghị, các vấn đề cử tri huyện Thanh Oai và quận Hà Đông gửi đến đại biểu Quốc hội tập trung vào các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; vấn đề ô nhiễm môi trường; tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn; công tác xây dựng luật, đất đai, phòng chống tham nhũng; chế độ chính sách với y bác sĩ, giáo viên; chế độ chính sách cho cán bộ Hội người cao tuổi, Hội nạn nhân chất độc da cam, cán bộ cấp xã; một số vấn đề liên quan đến giáo dục và đào tạo…
Thay mặt Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 6, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri để chuyển đến các đơn vị chức năng có trách nhiệm để giải đáp, xử lý.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đã phản hồi cử tri về một số vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo như việc triển khai đổi mới giáo dục phổ thông – thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có vấn đề xã hội biên soạn sách giáo khoa, sự đáp ứng của đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình; vấn đề thiếu giáo viên, chính sách cho nhà giáo…
Riêng với những ý kiến liên quan đến giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã trực tiếp phản hồi cử tri. Trong đó, Bộ trưởng nhấn mạnh giáo dục – đào tạo đang trong thời điểm chuyển đổi – nói như Nghị quyết 29 là đổi mới căn bản, toàn diện. Với giáo dục phổ thông, toàn ngành đang triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội; được Quốc hội chỉ đạo qua Nghị quyết số 88, Nghị quyết số 51 và Kế hoạch của Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối, các tỉnh/thành trực tiếp triển khai trên địa bàn.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo
Khẳng định một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa là chủ trương lớn, Bộ trưởng chia sẻ điểm khác biệt so với trước đây: Chương trình được biên soạn một cách chi tiết và lấy đó làm chỗ dựa cho giáo viên triển khai dạy – học, thi cử; sách giáo khoa chỉ là tài liệu, học liệu giúp giáo viên triển khai chương trình. Khác về bản chất so với trước đây, chương trình có tính chất khung, còn sách giáo khoa là chỗ dựa căn bản có tính pháp định giáo viên phải dạy theo, học sinh phải học theo.
Bộ trưởng nhận định và cho rằng: Khi chỉ có một bộ sách giáo khoa, việc dạy học sẽ khuôn cứng trong đó và không có gì so sánh. Còn làm nhiều bộ sách, xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, nhiều nhóm tác giả, nhà xuất bản… cạnh tranh trong biên soạn nên sẽ cố gắng thể hiện tốt nhất cả về nội dung, hình thức. Cạnh tranh là quy luật thị trường, thúc đẩy đầu tư cho chất lượng.
Triển khai chương trình mới, giáo viên có kinh nghiệm, năng lực tốt sẽ tương đối thuận lợi, nhưng cũng có một số giáo viên thấy khó khăn. Do đó, theo Bộ trưởng, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phát huy giáo viên thích ứng tốt, hỗ trợ những người còn khó khăn. Thực tế, triển khai năm lớp 1, lớp 2 vừa qua, nhiều giáo viên rất hào hứng. Trong các cuộc khảo sát, giáo viên cũng ghi nhận những đổi mới cực của chương trình.
Bày tỏ cảm ơn và ghi nhận ý kiến của cử tri, Bộ trưởng mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng lòng, phối hợp của mọi người dân với ngành giáo dục.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào 20/10/2022 và dự kiến bế mạc vào 18/11/2022. Dự kiến, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 7 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết; cho ý kiến 7 dự án luật; xem xét các báo cáo về vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác… Trong đó, 2 luật có tác động lớn đến đời sống nhân dân, đời sống xã hội được Bộ trưởng nhấn mạnh là Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Cần triệt tiêu văn mẫu
Các môn học đều cần có sự đổi mới, nhưng môn Lịch sử, Ngữ văn là những môn Khoa học xã hội nhân văn, quan trọng, cần thiết cần ưu tiên làm trước.
Tại Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn, môn Lịch sử ở trường phổ thông hôm 15-8, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, không phải đến thời điểm này Bộ GD&ĐT mới đặt vấn đề đổi mới môn Lịch sử, Ngữ văn và các môn học khác, mà vấn đề này đã đặt ra hàng chục năm nay.
Các môn học đều cần đổi mới
Nhưng chỉ đổi mới về phương pháp dạy học là chưa đủ mà phải đổi mới sâu hơn, toàn diện hơn.
Các thầy cô giáo cần bàn bạc trên tinh thần cởi mở để dành nhiều thời gian định vị môn học, cách tiếp cận, tư duy môn học, khi làm được điều đó, phương pháp mới có gốc.
Theo ông Sơn, kể từ khi Nghị quyết 29 ra đời, Chương trình GDPT 2018 ban hành thì vấn đề đổi mới giáo dục mang tính tổng thể, toàn diện.
Chương trình GDPT 2018 là kịch bản đổi mới tổng thể, bài bản nhất từ trước đến nay, khung cho toàn bộ sự đổi mới. Việc đổi mới từng môn học, từng nội dung, phương pháp, SGK, kiểm tra, đánh giá sẽ dẫn đến sự thay đổi về lượng và chất.
Các môn học cần có sự đổi mới, nhưng môn Lịch sử, Ngữ văn là những môn Khoa học xã hội nhân văn, quan trọng, cần thiết cần ưu tiên làm trước.
"Mục tiêu của đổi mới giáo dục phổ thông là tăng cường phương diện dạy người, rèn luyện đạo đức, nhân cách, phẩm chất của con người. Sự kỳ vọng của xã hội đặt ở việc triển khai hai môn học này cũng rất lớn.
Do đó, đổi mới Lịch sử và Ngữ văn cần làm trước, ưu tiên và làm ngay, làm dứt khoát cho đến khi nào có hiệu quả" - ông Sơn nói.
Cũng theo ông Nguyễn Kim Sơn, cái vướng chung hiện nay của cả hai môn học này là làm sao hấp dẫn được học sinh học và giáo viên hứng thú dạy và học, quan trọng là cái thực và tính chủ thể của giáo viên và học sinh trong tiếp cận môn học.
"Lịch sử là công cụ, chỗ dựa, phương tiện để tu dưỡng con người. Môn Lịch sử đem lại cho con người thế giới kinh nghiệm, tri thức về xã hội. Giáo dục Lịch sử là giáo dục cho trẻ em những trải nghiệm, chứ không chỉ là tri thức..."- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
Ông Sơn cho rằng, tiếp cận vấn đề như vậy sẽ tìm ra phương pháp dạy học phù hợp.
Cần triệt tiêu văn mẫu
Còn đối với môn Ngữ văn, ông Nguyễn Kim Sơn đề đề cập đến việc cần tập trung nhiều hơn cho môn tiếng Việt, cần tiếp cận môn tiếng Việt với mục tiêu bất kỳ người Việt nào cũng có trình độ và năng lực tiếng Việt tốt, không chỉ ở bậc phổ thông, mà ở cả các cấp học cao hơn.
Khẳng định quan điểm cần triệt tiêu văn mẫu, Văn học phải củng cố vị trí của một môn học nghệ thuật. Môn học cần phát triển tư duy nghệ thuật, trong đó đặc biệt lấy phát triển tư duy hình tượng, lấy Văn học làm rộng mở trí tượng tưởng, phát triển các cảm xúc.
"Cần loại bỏ xúc động theo mẫu, tưởng tượng theo khuôn và tình cảm theo quy định. Làm được như thế mới giải phóng được con người"- ông Sơn nói.
Cũng tại đây, các đại biểu đã thẳng thắn chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn trong dạy môn Lịch sử và Ngữ văn.
Cụ thể, với môn Lịch sử, nhiều thầy cô còn ôm đồm nhiều kiến thức, dạy chuỗi dài các sự kiện khiến học sinh không mấy hứng thú. Hay như môn Ngữ văn, tình trạng dạy theo lối mòn truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều, ngại đổi mới vẫn còn.
Các đại biểu cũng nhìn nhận quá trình đào tạo sinh viên sư phạm nhiều năm gần đây còn bất cập khi chất lượng đầu vào chưa cao, chương trình đào tạo chưa bắt nhịp đổi mới.
Từ đó, các đại biểu đề xuất cần tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; đổi mới kiểm tra đánh giá; tăng cường cơ sở vật chất; giảm tải các tiêu chí đánh giá xếp loại viên chức và chuẩn nghề nghiệp thay vào đó tập trung cho chuyên môn để nâng cao chất lượng.
Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn, môn Lịch sử ở trường phổ thông được tổ chức tại Hải Phòng. Tham dự Hội thảo có các lãnh đạo các vụ, cục chuyên môn của Bộ GD&ĐT: Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Thường xuyên, Cục Quản lý chất lượng; lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên thuộc 31 Sở GD&ĐT; đại diện 9 trường đại học và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng dạy học các môn Ngữ văn, Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông; đề xuất những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra đánh giá đối với các môn học Ngữ văn và Lịch sử ở trường phổ thông.
Khó khăn trong lựa chọn bộ sách giáo khoa riêng Hội nghị giám đốc Sở GD&ĐT năm 2022 bàn về các vấn đề trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 và kế hoạch năm học 2022-2023. Chiều 22-6, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì Hội nghị giám đốc Sở GD&ĐT năm 2022. Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn...