Bổ sung thực phẩm chứa omega-3 có giảm viêm khớp?
Chuyên gia sẽ trả lời băn khoăn bổ sung thực phẩm chứa omega-3 có giảm bệnh viêm khớp không.
Theo bác sĩ Hoàng Quyết Tiến, Trung tâm Thông tin y khoa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn, các tế bào miễn dịch tấ.n côn.g nhầm màng hoạt dịch của khớp, khởi phát quá trình viêm.
Bệnh biểu hiện tại các khớp nhỏ, sưng đau, cứng khớp buổi sáng, cơn đau lan ra xung quanh. Sụn khớp bị phá hủy khiến các cử động hạn chế, thậm chí biến dạng khớp.
Viêm khớp dạng thấp hiện chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm. Mục tiêu điều trị là giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát bệnh. Bổ sung axit béo omega-3 có thể hỗ trợ giảm triệu chứng, giảm liều lượng các loại thuố.c đang dùng để điều trị.
Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá cơm, cá ngừ chứa nhiều omega-3. (Ảnh minh họa)
Axit béo omega-3 chứa EPA và DHA có khả năng ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandin E2 và leukotriene B4 (các chất trung gian gây viêm khớp dạng thấp). EPA và DHA làm thay đổi các phản ứng miễn dịch liên quan đến sinh lý bệnh, bao gồm phản ứng của tế bào T, giảm oxy phản ứng bởi bạch cầu và giảm sản xuất cytokine gây viêm bởi đại thực bào.
Bạn có thể bổ sung omega-3 hàng ngày từ các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá cơm, cá ngừ và thực phẩm bổ sung theo tư vấn của bác sĩ hoặc hướng dẫn từ nhà sản xuất. Lạm dụng omega-3 có nguy cơ gây buồn nôn, phát ban, ợ nóng, tiêu chảy và dư vị tanh.
Tuy nhiên, có thể bạn phải mất từ 3 tháng hoặc nhiều hơn mới cảm thấy có tác dụng tốt đến bệnh viêm khớp. Bạn nên đi khám định kỳ hoặc khi có triệu chứng khởi phát nặng để được bác sĩ tư vấn điều trị, có thể dùng thêm các thuố.c giảm đau, kháng viêm.
Bạn cần ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh thực phẩm nhiều muối, đường, uống đủ nước. Bạn nên không sử dụng thuố.c l.á và rượu bia, giữ cân nặng vừa phải, tập luyện 30 phút thể thao mỗi ngày.
Video đang HOT
Uống Omega-3 hàng ngày có tốt?
Axit béo Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể vậy, uống Omega-3 hàng ngày có tốt không?
Dầu cá Omega-3 là gì?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, Omega-3 là axit béo không no cần thiết cho cơ thể, trong đó gồm 3 loại chính DHA (axit docosahexaenoic), EPA (axit eicosapentaenoic) và ALA (axit alpha-linolenic).
Omega-3 được tìm thấy có nhiều trong các loại dầu cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích. Nhờ đó, dầu cá Omega-3 là nguồn chất béo lành mạnh giúp cải thiện và bảo vệ sức khỏe đặc biệt đối với hệ tim mạch, thần kinh, thị giác, não bộ. Dù Omega-3 cần thiết và có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng cơ chế tự nhiên của cơ thể không có khả năng tổng hợp được các hoạt chất này.
Tác dụng của Omega-3 với sức khỏe
Dầu cá Omega-3 có thể xem là loại chất béo có lợi, tốt cho sức khỏe ở mọi độ tuổ.i. Dưới đây là một số công dụng phổ biến của loại axit béo nào đối với cơ thể.
Uống Omega-3 hàng ngày có tốt cho sức khỏe là băn khoăn của nhiều người.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Khi cơ thể được bổ sung dầu cá Omega-3 giúp tăng hàm lượng cholesterol có lợi HDL - cholesterol, từ đó giúp hạn chế tích tụ mỡ thừa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và má.u lưu thông dễ dàng hơn. Nhờ đó, Omega-3 có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng cao huyết áp.
Đối với chức năng tim mạch, Omega-3 còn có khả năng làm giảm khoảng 15 - 30% triglycerides giúp hạn chế các nguy cơ bệnh tim mạch cũng như tỷ lệ mắc bệnh viêm tụy. Omega-3 cũng hỗ trợ cải thiện các vấn đề mỡ trong má.u, gan nhiễm mỡ để tránh nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến tim mạch.
Cải thiện thị lực
DHA là thành phần chiếm tỷ lệ lớn trong cấu trúc của võng mạc mắt. Việc thiếu hụt DHA trong cơ thể có thể gây suy giảm thị lực và tình trạng khô mắt. Cơ thể được bổ sung đầy đủ Omega-3 sẽ giúp đẩy lùi tình trạng thoái hóa điểm vàng có thể gây tổn thương mắt hoặc mù lòa.
Đặc biệt với trẻ sơ sinh và tr.ẻ e.m, thiếu hụt loại Omega-3 này ảnh hưởng đến sự phát triển của mắt khiến trẻ dễ mắc các vấn đề về mắt như khả năng nhìn kém, cận thị, loạn thị sớm.
Hỗ trợ não bộ
Trong cấu tạo não bộ chứa khoảng 60% từ chất béo trong đó tỷ lệ axit béo Omega-3 cụ thể là DHA chiếm khoảng 1/4. Hoạt chất này có vai trò quan trọng trong việc tăng độ nhạy của các nơ ron thần kinh, cải thiện độ đàn hồi của tế bào và thần kinh.
Nhờ đó, các hoạt động dẫn truyền thông tin trong não bộ đến các cơ quan được diễn ra chính xác và nhanh chóng. Vì thế, khi cơ thể thiếu hụt Omega-3 sẽ dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, khó tập trung trong quá trình học tập, làm việc.
Cải thiện giấc ngủ
Bổ sung đều đặn dầu cá Omega-3 hàng ngày không chỉ giúp hỗ trợ cải thiện bệnh lý mà còn giúp tăng chất lượng giấc ngủ, giảm tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu, rối loạn giấc ngủ.
Omega-3 tác dụng tăng tính liên kết của các tế bào thần kinh kết hợp với khả năng điều hòa nhịp tim, huyết áp, từ đó giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn. Đặc biệt đối với tr.ẻ e.m và người lớn tuổ.i khi thiếu hụt Omega-3 sẽ dễ gặp các triệu chứng mất ngủ, khó ngủ.
Làm đẹp da
Omega-3 cũng là thành phần quan trọng trong cấu trúc da với chức năng xây dựng và nuôi dưỡng các tế bào da. Vì thế bổ sung Omega-3 bên cạnh các loại sản phẩm dưỡng da hàng ngày là giải pháp giúp làn da khỏe mạnh toàn diện.
Bổ sung Omega-3 giúp kiểm soát tiết dầu nhờn trên da, tăng cường độ ẩm từ đó ngăn chặn hình thành nếp nhăn, đẩy lùi quá trình lão hóa, giảm tình trạng sừng nang lông. Đồng thời axit béo này còn giúp giảm tình trạng mụn sưng viêm và làm lành vết thương hiệu quả.
Uống Omega-3 hàng ngày có tốt cho sức khỏe?
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời BS Lê Bách, Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền (Hà Nội) cho biết, uống Omega-3 mỗi ngày hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều được khuyến cáo bổ sung thành từng đợt kéo dài ít nhất 3 tháng.
Liều lượng bổ sung Omega-3 ở mỗi người cũng có thể khác nhau. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, hầu hết được khuyến nghị tối thiểu 250-500 mg EPA và DHA kết hợp mỗi ngày. Với phụ nữ mang thai, nên cung cấp khoảng 500 mg mỗi ngày trong suốt chu kỳ và hàm lượng này có thể tăng vào cuối chu kỳ, vì đây là giai đoạn thai nhi hình thành não bộ và thần kinh.
Ngoài ra, một số trường hợp với tình trạng sức khỏe nhất định có thể cần bổ sung Omega-3 nhiều hơn những người bình thường. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp đối với bạn.
Mỗi sản phẩm thực phẩm bổ sung Omega-3 có thể chứa lượng EPA và DHA khác nhau. Điều quan trọng là phải đọc nhãn thực phẩm bổ sung Omega-3 để biết nó chứa bao nhiêu EPA và DHA. Từ đó, có thể xác định được cần uống bao nhiêu viên để đạt được lượng khuyến nghị.
Cách tốt nhất để nạp đủ lượng Omega-3 cần thiết là ăn cá béo ít nhất 2 lần mỗi tuần. Ngoài ra, có thể sử dụng thực phẩm bổ sung, thường được gọi là viên dầu cá, chứa axit béo Omega-3 chuỗi dài EPA và DHA.
Dấu hiệu cơ thể đang thiếu Omega-3 Axit béo Omega-3 là chất béo quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Omega-3 là loại chất béo mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm chứa nhiều Omega-3 như cá béo, hạt chia, quả óc chó, hạt lanh, dầu cá.... Khi...