Bổ sung canxi cho bà bầu như thế nào là đúng?
Bổ sung canxi cho bà bầu hết sức quan trọng, bởi lượng canxi không chỉ đủ cho mẹ mà đòi hỏi phải đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thai nhi.
Thai nhi sẽ nhận được lượng canxi qua con đường thẩm thấu từ máu mẹ qua rau thai vào máu của con. Lượng canxi này rất quan trọng đối với quá trình hình thanh nên bộ xương của thai nhi. Vậy làm thế nào để biết được thai phụ đã đủ lượng canxi chưa và nếu chưa thì phải bổ sung như thế nào?
VAI TRÒ CỦA CANXI ĐỐI VỚI CƠ THỂ
Canxi là khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể, đòi hỏi lượng cao hơn so với các khoáng chất như sắt, đồng, kẽm…. Canxi cũng là thành phần chủ yếu tạo nên hệ xương, mặt của cơ thể chúng ta. Ngoài ra, nó còn tham gia vào quá trình làm đông máu và các hoạt động co giãn của tế bào cơ.
Đặc biệt với chị em đang có thai, lượng canxi càng quan trọng. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua rau thai vào máu con. Phần lớn lượng canxi này cùng với phospho cấu tạo nên bộ xương thai nhi.
BIỂU HIỆN THIẾU, THỪA CANXI Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Thiếu canxi
Chị em trong giai đoạn thai kì nếu thấy những biểu hiện như mệt mỏi, đau nhức về cơ bắp, thường xuyên bị tê chân, đau khớp, răng lung lay.
Trong giai đoạn thai kỳ bà bầu thường bị thiếu canxi “trầm trọng”
Một số trường hợp nặng còn xảy ra tình trạng co giật do lượng canxi huyết hạ xuống quá mức. Thậm chí cơ mặt của chị em còn co giật, các chi co rúm, các ngón tay thì co cụm lại như “bàn tay người đỡ đẻ”. Điều này chứng tỏ bạn đang thiếu canxi trầm trọng.
Việc các mẹ thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến con ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Các bé dễ bị còi xương bẩm sinh hay có các biến dạng về xương gây dị hình, lùn…
Thừa canxi
Thừa canxi do khẩu phần ăn uống hằng ngày là điều ít thấy, tuy nhiên không phải thế mà chị em chủ quan, việc bổ sung quá nhiều kiềm hằng ngày thì có thể xảy ra tình trạng thừa canxi bao gồm các dấu hiệu như : khô miệng, đau đầu, co cứng cơ, táo bón, đi tiểu nhiều, rối loạn trí nhớ, hôn mê và có thể tử vong.
Việc bổ sung quá nhiều canxi cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu một số yếu tố vi lượng cần thiết khác, đặc biệt là sắt.
Bà bầu thừa canxi và vitamin D làm cho thai nhi có khả năng cũng thừa canxi trong máu, sau khi chào đời. Bé có thể có các biểu hiện bị ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp sắc mặt như: thóp kín quá sớm, động mạch chủ bị thu hẹp, xương hàm rộng và nhô rộng ra.
Không chỉ vậy nếu, lượng canxi thừa lắng đọng ở bánh rau , sẽ làm giảm sự trao đổi chất với thai nhi, khiến thai kém phát triển. Người mẹ uống quá nhiều canxi còn có thể bị sỏi đường tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận.
Vì vậy, liều lượng canxi bổ sung phải do bác sĩ trực tiếp thăm khám và theo dõi thai chỉ định.
LƯỢNG CANXI CẦN TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI
Việc bổ sung canxi cho bà bầu phải đảm bảo là đã có sự đồng ý của bác sĩ. Chị em nên bổ sung canxi theo 4 giai đoạn sau đây:
Thai kì từ 0 đến 12 tuần
Trong 3 tháng đầu mang thai các bà mẹ phải đảm bảo cung cấp đủ 800mg canxi. Điều này đồng nghĩa với việc thai phụ phải được cung cấp khoảng 50mg canxi mỗi ngày. Thai phụ nên uống 1-2 cốc sữa mỗi ngày sẽ đủ với nhu cầu canxi cơ thể cần trong giai đoạn này.
Trong 3 tháng đầu mang thai các bà mẹ phải đảm bảo cung cấp đủ 800mg canxi
Thai kì từ 13 đến 26 tuần
Thời kỳ này, thai phụ cần phải được cung cấp khoảng 1200mg canxi. Bổ sung canxi cho bà bầu không nên chậm quá 20 tuần của thai kỳ, do đây là giai đoạn hình thành xương của thai nhi trong bụng.
Càng về sau các bà bầu càng phải cung cấp lượng canxi nhiều hơn. Bên cạnh, việc bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm chứa canxi, các bác sĩ cũng khuyên bạn nên tắm nắng mỗi ngày để thúc đẩy tổng hợp vitamin D, điều này giúp nâng cao tỷ lệ hấp thụ canxi.
Tăng cường vận động, giúp nâng cao khả năng hoạt động của hệ xương khớp, cải thiện tình trạng của xương
3 tháng cuối thai kỳ
Giai đoạn này trẻ bắt đầu ổn định và mỗi ngày, mẹ cần phải đáp ứng đủ 150 đến 450mg canxi. Lượng canxi này sẽ đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của cả bản thân người mẹ và thai nhi.
Giai đoạn sau sinh
Nhiều người thường chỉ quan tâm đến việc bổ sung canxi trước khi sinh mà quên rằng, sau khi sinh nếu như được bổ sung canxi đầy đủ sẽ giúp các mẹ hồi phục cơ thể nhanh chóng, ngoài ra còn giúp cải thiện chất lượng sữa cho con. Trường hợp mẹ bị thiếu hụt canxi thì sữa cho con bú cũng không tốt, trẻ sẽ bị ảnh hưởng nhiều dễ mắc các bệnh về xương.
BỔ SUNG CANXI CHO BÀ BẦU NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?
Tỷ lệ canxi/ photpho trong thức ăn tốt nhất cho sự hấp thu canxi là 1/1 hay 1,27 – 136/1 (khối lượng canxi cao hơn photpho).
Trước hết chị em nên quan tâm đến lượng canxi có sẵn trong thức ăn hằng ngày. Nên chọn những thực phẩm giàu canxi như : tôm, cua đồng, sữa bột, sữa đậu nành, cà rốt, vừng… Chị em có thể tham khảo những thực phẩm giàu canxi dưới đây:
Đậu tây
Đây là một món ăn giúp bổ sung canxi cho bà bầu rất nhiều. Mỗi 100gram đậu tay có vỏ chứa tới 349mg canxi, gấp 2 lần so với đậu nành
Đậu phụ
Video đang HOT
Đậu phụ chứa nhiều canxi rất tốt cho bà bầu
Trong đậu phụ chứa nhiều canxi, nên có tác dụng phòng được các bệnh loãng xương. Mỗi ngày thai phụ chri cần ăn 2 miếng/ bìa đậu phụ là có thể thỏa mãn được nhu cầu canxi của một ngày.
Cá chạch
Nấu cá chạch với đậu phụ sẽ là một sự kết hợp giúp bổ sung canxi tuyệt vời từ hai loại thực phẩm giàu canxi. Với cùng một trọng lượng, hàm lượng canxi trong cá chạch gần bằng 6 lần cá chép, xấp xỉ 10 lần bạch tuộc.
Sữa
Sữa là nguồn canxi tốt nhất, uống 250gram sữa sẽ thu được khoáng 275mg canxi, hơn nữa uống sữa còn tôt cho tiêu hóa, giúp hâp thụ thức ăn tốt.
Hạt dẻ
Trong bảng xếp hạng các loại quả hạch, hạt dẻ là loại có chứa hàm lượng canxi cao nhất, lượng canxi trong 100gr hạt dẻ lên tới 815mg, có thể đáp ứng được đủ nhu cầu canxi cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên ăn với lượng vừa đủ do lượng kalo trong các loại quả hạch cũng tương đối cao.
Tuy nhiên, không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể hấp thu được hết. Việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không kiêng khem vô lý, chọn lựa thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả mẹ và thai.
Ngoài ra, có thể bổ sung canxi cho cơ thể bằng các loại thuốc canxi, nhưng phải tuân theo những hướng dẫn cụ thể của bác sĩ về liều lượng.
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HẤP THỤ CANXI
Các đồ uống như: nước có ga, nước ngọt, cafe hay các loại thực phẩm chứa nhiều axit phot pho ric sẽ làm ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi vì nếu sử dụng các chất này sẽ làm cho lượng canxi bị đào thải ra ngoài cơ thể
Chất béo
Ăn nhiều chất béo thì axit béo kết hợp với canxi thành chất khó tan; ăn nhiều protein thì lượng axit uric tăng hình thành urat canxi bài tiết qua nước tiểu, làm mất canxi.
Muối: Chị em cũng nên lưu ý đây là gia vị không nên sử dụng nhiều trong các món ăn khi mang bầu. Muối sẽ làm hao hụt đi lượng canxi trong cơ thể do đường bài tiết và làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi. Đối những mẹ bầu có sở thích ăn mặn cần phải được kiểm soát chặt chẽ lượng muối ăn vào mỗi ngày.
Chuẩn bị tâm lý: Cũng chính vì tâm lý này mà nhiều thai phụ đã nạp vào cơ thể nhiều loại đồ ăn có chứa hàm lượng chất béo cao và đây chính là tác nhân gây thiếu hụt canxi. Acid béo có trong những loại thực phẩm đó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Những rau chứa nhiều chất oxalat: Rau chân vịt nhiều cellulose, măng tre nứa không thuận lợi cho việc hấp thu canxi, có thể vẫn dùng, nhưng cần xen kẽ với các loại rau khác (nhiều canxi, ít các chất gây trở ngại hấp thu). Không ăn rau cùng lúc với việc uống thuốc canxi vì cellulose trong rau sẽ giữ hết canxi và thải vào phân.
BÀ BẦU NÊN LƯU Ý KHI BỔ SUNG CANXI
Phụ nữ mang thai được khuyên nên bổ sung canxi qua đường uống. Nhưng liều lượng thế nào phải do bác sĩ quyết định.
Bổ sung canxi ở bà bầu cần có liều lượng nhất định để không gây tác dụng phụ
Nếu bổ sung dư thừa canxi thì lượng canxi thừa bị đào thải qua nước tiểu có thể gây sỏi tiết niệu hay canxi hóa động mạch.
Với những thai phụ được bác sĩ chỉ định uống bổ sung canxi thì nên lưu ý:
- Khi bổ sung viên nang canxi, tốt nhất uống sau bữa sáng (hoặc bữa trưa) 1 tiếng đồng hồ (sau bữa sáng là tốt hơn cả). Tránh uống canxi vào buổi tối (đặc biệt không uống trước giờ đi ngủ) vì có thể gây sỏi thận hoặc cản trở giấc ngủ.
- Nếu phải uống với liều lượng nhiều, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bởi vì mỗi lần uống, cơ thể chỉ có khả năng hấp thu khoảng 500mg canxi một lúc.
- Tuyệt đối không được dùng quá liều. Như đã nói, thừa canxi làm tăng nguy cơ sỏi thận, cản trở cơ thể hấp thu sắt và kẽm có trong các loại thức ăn khác. Bổ sung quá 2.500mg canxi mỗi ngày được coi là quá liều.
- Với thai phụ bị tiền sản giật, huyết áp cao thì phải cẩn thận khi bổ sung canxi có chứa muối natri; người mắc tiểu đường thai kỳ thì cần thận trọng với những loại canxi có chứa đường.
- Không bổ sung canxi cùng lúc với những thực phẩm có chứa oxalate như chocolate, trà , dâu tây, nước ép hoa quả… vì thực phẩm chứa oxalate khi kết hợp với canxi sẽ làm giảm hấp thu canxi.
Các mẹ khi mang thai cần phải chú ý đến việc bổ sung canxi cho bản thân và cho con sau này. Nếu mẹ bổ sung canxi đủ lượng thì những bước đi về sau của con sẽ tránh được các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng hay tình trạng thấp lùn. Ngược lại, nếu các mẹ không bổ sung canxi đúng mức con sinh ra sẽ thiếu hụt canxi, thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc, đặc biệt các bé hay giật mình về đêm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vóc dáng và hệ xương sau của các bé trong quá trình phát triển về sau.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều dòng sản phẩm canxi, phong phú từ chủng loại, đến nguồn gốc xuất xứ. Những quảng cáo, tuyên truyền khiến cho các mẹ gặp không ít khó khăn khi lựa chọn sản phẩm cho con trẻ. Làm thế nào để lựa chọn được sản phẩm canxi tốt cho trẻ đang là câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm.
Theo các chuyên gia, một sản phẩm chứa canxi tốt nhất phải đảm bảo các yêu cầu sau
1. Hợp chất chứa Canxi phải là dạng dễ hấp thu nhất (Canxi Gluconat là hợp chất dễ hấp thu nhất).
2. Phải chứa Vitamin D3 ở hàm lượng thích hợp, vì Vitamin D giúp xương hấp thu được Canxi.
3. Phải giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, không bị táo bón. Vì sản phẩm chứa Canxi rất dễ gây táo bón. Nếu bé bị táo bón sẽ dẫn tới giảm hấp thu dưỡng chất và Canxi, khiến bé càng còi xương và chậm lớn. Vì vậy các chế phẩm chứa Canxi này nên bổ sung một lượng men tiêu hóa sống để giúp hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh, hỗ trợ chống táo bón, tăng cường hấp thu canxi và dưỡng chất đồng thời sẽ cung cấp cho bạn và con bạn hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thu canxi và dưỡng chất.
Khắc phục những khó chịu khi mang thai
Khi mang thai đó là những tháng ngày hạnh phúc của bạn cũng như chồng và gia đình hai bên nội, ngoại. Nhưng chín tháng mười ngày để cả gia đình chào đón một thành viên mới tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải vậy.
Trong suốt thời kỳ mang thai người phụ nữ sẽ gặp phải rất nhiều những biểu hiện gây khó chịu. Sau đây là một số hiện tượng khó chịu thường gặp và cách xử trí đơn giản
Những khó chịu trong thời kỳ mang thai khiến phụ nữ mệt mỏi
Chứng "ăn dơ"
Có không ít phụ nữ khi mang thai thường thích ăn những "thứ lạ" như đất sét, vôi vữa... Nguyên nhân có thể do thiếu sắt, hoặc thiếu vitamin nhóm B. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy không có sự liên quan giữa cảm giác thèm ăn với chất cơ thể cần.
Phòng ngừa và xử lý:
Nên ăn sáng mỗi ngày: Bỏ bữa sáng sẽ dễ làm tăng cảm giác thèm ăn những "món lạ" phía trên.Tập thể dục thường xuyên.Người thân nên củng cố tinh thần của mẹ bầu bằng cách giải thích, chia sẻ về sự không an toàn, mất vệ sinh của các "món ăn" đồng thời "đánh lạc hướng" bằng những thực phẩm khác.
Táo bón
Sự thay đổi hoóc môn trong quá trình mang thai có thể khiến hệ thống tiêu hoá hoạt động chậm lại, gây ra táo bón. Ngoài ra, còn phải kể đến các nguyên nhân khác như chế độ ăn ít chất xơ, hoạt động thể lực giảm, tâm lý...
Phòng ngừa và xử lý:
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng giúp máu lưu thông (đi bộ, bơi lội...) nhất là vào mỗi sáng ngủ dậy: Hãy uống một ly nước đầy, ngồi thở thật sâu, dùng lòng bàn tay massage vùng bụng liên tục theo chiều kim đồng hồ rồi ngược lại (trong khoảng 15 phút) sẽ có tác dụng kích thích các nhu động ruột, giúp việc tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn.Nên ăn rau và các loại hoa quả, các thức ăn có chứa nhiều chất xơ.Uống nhiều nước, từ 8 - 10 ly nước hoặc sữa, nước trái cây nguyên chất (tối thiểu là 2 lít/ngày).Tập và tạo thói quen đi tiêu hàng ngày.
Bệnh trĩ
Mạch máu ở hậu môn trong và ngoài đều giãn ra, tử cung lớn đè vào các tĩnh mạch trĩ, táo bón và ít vận động... được xem là những nguyên nhân gây nên tình trạng này ở thai phụ.
Phòng ngừa và xử lý:
Phòng tránh táo bónViệc tập thể dục có thể giúp mở rộng vùng ruột - hít sâu, không được căng thẳng.Đi bộ nhiều.Tập đi đại tiện đều đặnTránh ngồi hoặc đứng trong thời gian quá dài.
Rối loạn đường tiểu
Tiểu lắt nhắt do thay đổi nội tiết làm ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, tử cung lớn đè làm giảm thể tích bàng quang.
Phòng ngừa và xử lý:
Nếu tiểu khó, tiểu có máu cần nghĩ ngay đến nhiễm trùng đường tiểu và đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng lúc.Tránh dùng những chất lợi tiểu nhẹ như cà phê, trà, rượu, bia.Uống nhiều nước trong ngày nhưng ngừng lại vài giờ trước khi đi ngủ.
Chuột rút
Chuột rút cũng là một hiện tượng khá phổ biến ở các bà bầu, chủ yếu do thiếu canxi. Nguyên nhân được xác định là do giảm calcium huyết thanh hoặc tăng phospho huyết thanh.
Chuột rút cũng là một hiện tượng khá phổ biến ở bà bầu
Hướng xử lý:
Nên chú ý chế độ ăn có đủ thực phẩm giàu canxi như sữa, bánh quy có bổ sung canxi... để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể 1.000 - 1.200mg canxi/ngày. Trong nhiều trường hợp, thai phụ cần được dùng các dược phẩm chứa canxi... nhưng cần phải dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ.Khi bị chuột rút nên cố gắng duỗi thẳng chân rồi từ từ hướng ngón chân về phía trước, xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân, cơ sẽ duỗi ra.Nếu đang nằm thì gấp bàn chân hướng lên đầu và nâng chân cao lên từ từ sẽ hết.Đừng đứng, ngồi hay nằm quá lâu ở một tư thế.Tăng cường vận động thường xuyên cho đôi chân bằng phương pháp đi bộ.Mang giày gót thấp.
Phù bàn chân và mắt cá chân
Thường gặp ở những tháng cuối của thai kỳ, ít khi phù nặng. Tuy nhiên, nếu thấy phù toàn thân, cả mặt và tay là triệu chứng nặng của tiền sản giật cần được theo dõi.
Hướng xử lý:
Nên ăn uống hợp lý và uống nhiều nước, không nên ăn mặn quá.Khi nằm nghỉ, hãy gác chân lên cao.Nên đến khám bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý thích hợp nếu thấy phù nhiều hoặc có cảm giác không an tâm.
Đau lưng
Thường do thai phụ căng thẳng và mệt mỏi quá mức, cơ thể thay đổi nội tiết tố, yếu cơ bụng, tử cung tăng trọng lượng làm cột sống chịu lực nhiều. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể tăng nhanh đè lên cột sống cũng khiến lưng có xu hướng ưỡn nhiều hơn trước. Thêm vào đó, sự nhão dây chằng (giúp bé chui ra ngoài dễ dàng hơn) càng làm tăng cảm giác đau lưng.
Do căng thẳng và mệt mỏi quá mức khiến thai phụ đau lưng
Hướng xử lý:
Nghỉ ngơi, dùng đai chịu lực để nâng bụng, chườm nóng và xoa bóp.Thay đổi vị trí, tư thế: Ngồi hay đứng lâu đều dẫn đến tình trạng đau lưng.Cần phải có tư thế nằm ngủ đúng và chỉ nên gối đầu cao vừa phải. Ngủ trên mặt phẳng cứng sẽ tốt cho thai phụ hơn là nằm ngủ trên nệm mềm.Hạn chế việc lên cân quá mức (chỉ nên tăng 9-12 kg).Tập thể dục để hông được cử động và giảm độ cong của xương sống, dành ít phút mỗi ngày tập các động tác thể dục vặn lưng đơn giản.Quỳ gối để lấy đồ vật chứ không cúi người...Tuyệt đối không mang giày dép cao gót.Nếu cảm thấy đau nhiều thì cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân, có thể phát hiện sớm một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, đau khớp vệ, đau khớp cùng chậu do giãn các dây chằng...
Huyết trắng
Là triệu chứng phụ nữ thường gặp nhất trong thai kỳ. Âm đạo của phụ nữ mang thai luôn ẩm ướt do niêm mạc nhiều mạch máu, phù nề, tiết dịch. Môi trường âm đạo thay đổi nên dễ bị nhiễm nấm cũng như những vi khuẩn khác. Trong thời gian mang thai, nội tiết nhiều nên cũng thường có lộ tuyến.
Huyết trắng có thể là chất nhầy loãng, trong, không có mùi hôi. Nếu có viêm, huyết trắng sẽ có màu hơi vàng, mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa rất khó chịu.
Hướng xử lý:
Hạn chế sử dụng thuốc đặt âm đạo vì có thể gây chảy máu và chỉ có vài loại thuốc được chứng minh an toàn đối với thai nhi.Chỉ nên giữ gìn vệ sinh bằng cách rửa bên ngoài, lau khô. Lưu ý giữ gìn vệ sinh khi giao hợp.
Chóng mặt, hoa mắt
Nguyên nhân chính của hiện tương này là do sự tăng lên của hormone, làm giãn, mở rộng thành mạch máu. Chính hiện tượng này giúp cho máu có thể đến với thai nhi và lại trở về tĩnh mạch của bạn. Khi huyết áp thấp hơn bình thường sẽ giảm lượng máu lưu thông tới não bộ, dĩ nhiên sẽ gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt.
Hiện tượng này làm giảm lượng đường trong máu, làm cho cơ thể của bạn có nhiều thay đổi để thích ứng. Những phụ nữ bị thiếu máu hoặc bị giãn tĩnh mạch sẽ gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt nhiều hơn những người bình thường.
Sự tăng hormone và giãn mạch máu khiến bà bầu chóng mặt và hoa mắt
Trong quý II, sự lớn lên của thai nhi sẽ đặt áp lực lên thành mạch, cũng là nguyên nhân gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt của bạn.
Nếu bà bầu nào lại thường xuyên nằm ngửa thì hiện tượng này càng kéo dài hơn vì trọng lượng cơ thể của bé sẽ đặt hẳn lên thành mạch máu.
Hướng xử lý:
Không đứng trong thời gian dài. Nếu bạn phải đứng thì hãy thay đổi trọng lực lên chân.Không đứng dậy ngay lập tức khi bạn đang nằm. Bạn hãy từ từ ngồi dậy, nghỉ một chút, sau đó mới đứng dậy. Điều này vô cùng quan trọng khi bạn đi tắm.Ăn thường xuyên, không nên ăn những bữa ăn kéo dài mà hãy chia thành nhiều bữa nhỏ.Không để phòng tắm quá nóng hoặc tắm bằng vòi hoa sen.Không nằm ngửa trong quý II.Mặc quần áo thoải mái, không mặc quần áo chật, khó thở và khó di chuyển.
Khó ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên bị "trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành". Có thể do họ thường xuyên phải thức dậy trong đêm để đi tiểu. Khi bụng bầu càng lớn, tử cung đè lên bàng quang sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên mắc tiểu. Ngoài ra, chị em cũng thường xuyên lo lắng về việc mang thai, về chuyện sinh nở. Các vấn đề về dạ dày, ợ nóng cũng khiến mẹ bầu khó tìm được một giấc ngủ ngon.
Còn một nguyên nhân nữa là khi bụng bầu lớn dần, chị em sẽ khó tìm được vị trí ngủ thoải mái, vì vậy giấc ngủ thường không được sâu.
Khó ngủ là hiện tượng thường gặp ở bà bầu
Hướng xử lý:
Tập thể dục thường xuyên
Dù mang thai thì chị em cũng đừng từ bỏ thói quen tập thể thao hàng ngày nhé. Tập thể dục không chỉ giúp các mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt, đỡ bị mệt mỏi mà còn giúp bà bầu ngủ ngon nữa đấy. Điều quan trọng cần lưu ý là không được tập thể thao ngay trước khi đi ngủ vì có thể phản tác dụng, khiến bạn tỉnh táo hơn. Chị em cũng nên tập những môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc bơi lội.
Chế độ ăn uống
Mẹ bầu mất ngủ cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình đặc biệt là những đồ ăn bạn nạp vào cơ thể trước giờ đi ngủ. Các mẹ không nên ăn thực phẩm nhiều chất béo và các loại thức ăn có gia vị vào buổi tối vì chúng làm tăng nguy cơ bị ợ nóng, khiến bạn tỉnh táo hơn. Các chuyên gia luôn khuyên chị em bầu không nên ăn bất cứ thứ gì trong 1 giờ trước khi đi ngủ.
Mẹ bầu cũng được khuyên không nên dùng đồ uống có chất gây kích thích như caffeine sẽ làm bạn khó khăn để tìm được một giấc ngủ ngon.
Thư giãn trước giờ ngủ
Các mẹ có thể ngồi thiền, đọc truyện cười hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Nếu có thể, hãy cố gắng tránh xa mọi áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống để tinh thần được thoải mái nhất.
Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ
Hãy ép mình phải lên giường vào đúng một giờ nhất định trong ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn quen dần với thói quen đi ngủ đúng giờ. Làm như vậy sẽ khiến mẹ bầu dễ dàng ngủ ngon mỗi lúc lên giường. Chị em bầu nên bắt đầu đi ngủ từ 9-10 giờ tối.
Mặc đồ ngủ thoải mái
Các mẹ bầu cũng nên mua những bộ quần áo thai sản rộng rãi để cảm giác thoải mái nhất khi ngủ. Nếu mặc đồ chật hoặc khó chịu sẽ làm bạn cảm thấy ngột ngạt và cảm trở giấc ngủ giữ đêm của bạn. Lưu ý này là vô cùng quan trọng đấy nhé.
Giữ nhiệt độ phòng vừa phải
Phòng ngủ của mẹ bầu nên giữ ở mức nhiệt 27-28 độ là phù hợp nhất. Chị em cũng nên để sẵn một chiếc chăn mỏng để đắp trong đêm khi bị lạnh. Thông thường, không khí trong phòng lạnh một chút sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn khi nóng.
Chọn tư thể ngủ phù hợp
Các chuyên gia khoa sản luôn khuyên chị em không nên ngủ ngửa mà nên nằm nghiêng về bên trái để máu lưu thông đến thai nhi được tốt nhất và bạn cũng dễ dàng ngủ sâu hơn. Các mẹ cũng nên cần đến sự hỗ trợ của những chiếc gối ôm chuyên dụng cho bà bầu để nâng đỡ bụng bầu, giúp bạn đỡ mỏi mình và nằm ngủ thoải mái nhất.
Khó thở
Trong giai đoạn đầu khi mang thai, một loại hormone tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ là progesterone bắt đầu gia tăng rất mạnh. Sự gia tăng này hoàn toàn bình thường, không gây nguy hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi nhưng nó có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự khó thở của bạn trong thời gian mang thai. Bạn sẽ cảm thấy như đang phải nỗ lực rất nhiều để có thể thở sâu, thoải mái được.
Tử cung của bạn sẽ dần lớn hơn trong thời gian mang thai để thích nghi được với sự phát triển của em bé. Khi tử cung càng lớn, nó có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành của bạn. Cơ hoành là một cơ quan trong cơ thể, hoạt động kết hợp với phổi, giúp đưa không khí vào phổi. Khi bị tử cung chèn ép như vậy, khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây nên khó thở. Có những trường hợp thai nhi khỏe, đạp mạnh, khiến cho tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho thai phụ có thể bị ngất do không khí không vào phổi kịp. Nó là nguyên nhân gây khó thở khi mang thai.
Ngồi ở vị trí thích hợp sẽ giúp bà bầu tránh tình trạng khó thở
Hướng xử lý
Bà bầu không nên làm việc vội vàng, hấp tấp để tránh gây căng thẳng cho cơ thể.Khi ngồi hãy cố gắng ngồi thẳng và đẩy vai của mình về phía sau để tạo điều kiện thuận lợi cho không khí vào phổi nhiều hơn. Ngồi ở vị trí này sẽ giúp phổi của bạn mở rộng và giảm đi áp lực cho cơ hoành.Nếu bạn bị suyễn hoặc bất cứ căn bệnh nào khác liên quan đến đường thở nên chú ý khi mang thai. Với một số trường hợp hiếm hoi, khó thở có thể gây ra cục máu đông trong phổi và đe dọa đến tính mạng.
Trước khi mang thai, để phòng ngừa tốt cho sức khỏe, bạn nên có biện pháp phòng ngừa bằng cách không nên làm việc quá sức, kiểm tra sức khỏe định kỳ và luôn lắng nghe cơ thể của bạn.Nếu bạn cảm thấy khó thở đột ngột hay thoáng qua trong vòng vài phút thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị sớm.Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý thêm những điều sau để giảm áp lực cho cơ hoành, giảm thiểu được tình trạng khó thở:Để bảo vệ an toàn sức khỏe cho mẹ và thai nhi, bạn nên chú ý nhiều hơn trong sinh hoạt thường nhật của mình.
Tránh không gắng sức khi mang vác đồ đạc, bạn sẽ thở được tốt hơn. Tránh các yếu tố dị thoáng cho đường hô hấp, chúng sẽ giúp bạn thở nhẹ nhàng hơn. Có nhiều trường hợp họ cần kê đến 2 chiếc gối để ngủ vào ban đêm để không phải ngủ ngồi. Cũng nên kê cao chân để máu lưu thông tốt hơn.Tránh các yếu tố dị nguyên có thể làm tái phát suyễn và nhờ chồng hoặc người thân giúp đỡ, không nên tự ý làm những việc nặng nhọc.Vào ba tháng cuối của thai kỳ, bạn nên chọn một chiếc ghế dựa thật thoải mái để ngồi nghỉ ngơi. Giai đoạn này, việc nằm nhiều có thể khiến cho bạn cảm thấy khó thở hơn rất nhiều vì em bé chèn ép cơ hoành nhiều hơn vào giai đoạn này.
Chọn những trang phục thoải mái giúp bạn thở dễ dàng hơn. Quần áo chật ở phần giữa ngực có thể gây cản trở hệ hô hấp của bạn.Vào ban đêm khi ngủ, bạn nên nâng cao đầu để mở đường thông thoáng cho đường hô hấp, chúng sẽ giúp bạn thở nhẹ nhàng hơn. Có nhiều trường hợp họ cần kê đến 2 chiếc gối để ngủ vào ban đêm để không phải ngủ ngồi. Cũng nên kê cao chân để máu lưu thông tốt. Làm như vậy bạn sẽ tránh được việc khó thở khi mang thai.
Kiểm soát được tất cả những triệu chứng trên là bạn đã có được một quá trình mang thai thoải mái hơn rồi đấy.
Theo Duocanbinh.vn
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì? 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm "nhạy cảm" của các mẹ bầu. Vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất thai kỳ và dễ gây sẩy thai nhất nếu không được chú ý về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt. Vậy trong 3 tháng đầu, các bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì? Theo...