Bố mẹ đơn thân có tình yêu mới, làm sao để con cái ủng hộ?
Những bố mẹ đơn thân có tình yêu mới muốn được các con ủng hộ cần phải có một quá trình chinh phục trẻ. Và điều dưới đây, bố mẹ đơn thân càng cần biết.
Cha mẹ muốn đi bước nữa, con không chấp nhận
Chồng qua đời cách đây 5 năm, suốt thời gian đó chị Hoa ở vậy nuôi con khôn lớn. Đến nay, hai con cũng đã trưởng thành. Chị kể, gần đây chị có gặp lại một người bạn học cùng thời đại học, người ấy đã ly hôn vợ và sống một mình nhiều năm nay. Sau khi qua lại một thời gian, cả hai có tình cảm và người ấy muốn chị về sống cùng.
“Tôi cũng có tình cảm với người ấy và mong các con ủng hộ, chấp nhận. Nhưng chúng nói không muốn tôi “đi bước nữa”, các con sẽ lo cho mẹ đầy đủ. Tôi không biết nên nói chuyện với các con như thế nào để chúng chấp nhận nguyện vọng của tôi” – chị Hoa băn khoăn.
Ông Nguyễn Văn Phương, 50 tuổi cũng sống cảnh làm bố đơn thân nuôi con mấy năm nay khi vợ mất vì tai nạn giao thông. Lo cho vợ “mồ yên mả đẹp”, ông dành hết tình thương của mình cho cô con gái. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi đi, con gái cũng đã vào năm cuối phổ thông. Lúc này, ông Phương lại nảy sinh tình cảm với một người phụ nữ bán hàng ở chợ. Mối quan hệ của cả hai ngày càng thắm thiết, ông muốn “đi thêm bước nữa”. Muốn con ủng hộ mối quan hệ của mình, ông nhiều lần cũng dẫn người phụ nữ ấy về nhà chơi nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của cô con gái.
Những băn khoăn làm thế nào để cho các con không tủi thân và để cho con anh ấy, cô ấy coi mình là người mẹ, người cha thực sự là điều nhiều bố mẹ đơn thân như chị Hoa, ông Phương trăn trở. Việc bố mẹ đi bước nữa luôn gặp phải phản ứng gay gắt từ phía con cái là tâm lý bình thường. Đôi khi chuyện tình cảm tế nhị này không tìm được tiếng nói chung lại khiến mâu thuẫn với con cái, mối quan hệ ruột thịt trở thành xa lạ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy cho rằng, không phải người con nào cũng giống người con nào và hoàn cảnh gia đình nào cũng giống nhau. Lý do cơ bản nhất khiến phần lớn trẻ em không muốn bố/ mẹ của mình đi bước nữa là sợ lấy mất đi tình cảm, sợ bị chia sẻ tình cảm mà mình đang có. Mất mát xảy ra trước đó khi mà một trong hai bố mẹ đã qua đời hoặc ly hôn đã là quá sức với người con nên muốn giữ lại những gì mình đang có. Hơn nữa, người con cũng sợ bao chuyện không hay về cảnh “dì ghẻ, con chồng” hay quan hệ bố dượng…
Để được con ủng hộ
Những bố mẹ đơn thân có tình yêu mới muốn được các con ủng hộ, theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy phải có một quá trình chinh phục đứa trẻ. Làm sao để trẻ được thấy mình tiếp tục được yêu thương, sống trong không khí an toàn và ấm cúng mà đang được hưởng. Cả hai cần phải nói rõ ý định của mình, ngay cả trẻ còn nhỏ. Ban đầu có thể thăm dò trẻ, cho trẻ suy nghĩ rồi dần nói ra sự thật.
Đối với con riêng của chồng/vợ mới, nếu được trẻ quý nghĩa là đã đi được 1/3 chặng đường. Nhưng không phải vì vậy mà chủ quan nghĩ trẻ đã quý mình là dễ dàng trở thành mẹ hay “bố” mới của chúng. Điều quan trọng để chinh phục trẻ vẫn cần sự thành thật. Một khi trẻ cảm thấy bị lừa, tình cảm gây dựng được khó có thể khôi phục, thậm chí có thể nhen lên trong lòng trẻ sự thù hận.
Chẳng hạn, ngay từ nữ Phó Tổng thống Mỹ trước khi kết hôn với người đã có 2 con riêng cũng đã phải có một quá trình chinh phục trẻ. Bà Kamala đã suy nghĩ rất nhiều về thời điểm, cách thức sẽ gặp bọn trẻ lần đầu. Bà đã đặt mình vào vị trí của các con riêng khi thấu hiểu chúng cảm thấy khó khăn với việc bố mẹ mình quyết định hẹn hò với người khác. Bà đã dành nhiều nỗ lực để các con biết rằng bà tôn trọng chúng. Trong buổi gặp đầu tiên, bà đã hòa hợp với lũ trẻ. Hai con riêng của chồng thấy bà luôn quấn quýt với mình mà không phải là bố đã rất vui. Họ đã đặt biệt danh cho bà là “Momala” thể hiện sự yêu mến của mình.
Chuyên gia tâm lý cũng khuyên rằng, ngoài sự chân thật cần tôn trọng trẻ, đặt vị trí của mình vào để hiểu, từ đó có cách ứng xử phù hợp. Bạn cũng cần nhớ, là người mới nên luôn tỏ thái độ tôn trọng với bố/mẹ của trẻ trước kia để tạo gần gũi, trở thành “người cùng phe” với trẻ. Cần đối xử công bằng với trẻ, không thể hiện bất cứ một sự phân biệt nhỏ nào trong trường hợp “con anh, con tôi” từ lời nói, cử chỉ, thái độ, việc làm…
Khi sống chung sẽ có tâm lý bố hoặc mẹ mới có thể rất buồn khi đứa trẻ kể về người bố, mẹ đẻ của nó. Để vượt qua, người trong cuộc phải xác định được sớm muộn gì cũng sẽ phải tiếp nhận các thông tin về “người cũ” của vợ/chồng mình. Và để tránh vết xe đổ, cần phải sống chân thành, độ lượng, khoan dung với nhau, với con cái và chấp nhận những hạn chế khiếm khuyết của vợ/ chồng mới vì “nhân vô thập toàn”.
Ba năm ngoại tình, căn bệnh hiểm nghèo khiến tôi đã nhìn thấy rõ bộ mặt thật của người tình
Ngoại tình vi phạm luân thường đạo lý và luôn bị coi thường, kỳ thị. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, vô số người đã rơi vào cảnh ngoại tình.
Trên thực tế, hầu hết mọi người theo đuổi ngoại tình vì sự phấn khích và tươi mới, nhưng cũng có nhiều người cho rằng ngoại tình cũng có tình yêu đích thực.
Hôm nay chúng ta sẽ nhìn vào cuộc sống của cô Chang để hiểu được hoàn cảnh thực sự của các cuộc ngoại tình.
Cô Chang năm nay 42 tuổi, đã kết hôn với chồng được gần 20 năm và các con đều đã lớn. Cô Chang là người hướng ngoại, sôi nổi nhưng chồng cô lại là người sống khép kín, thêm vào đó, 20 năm chung sống đã khiến tình cảm giữa họ cạn kiệt, hai người chỉ còn biết trông cậy vào con cái để duy trì cuộc hôn nhân này.
Cô Chang luôn bất mãn với cuộc hôn nhân của mình nhưng cô không có chỗ nào để trút bỏ, nói với người ngoài thì sợ bị chê cười, càng không thể tâm sự với chồng nên cô chỉ còn cách kìm nén cảm xúc. Trong cuộc sống dài đằng đẵng và đơn điệu, chán nản như vậy, cuối cùng cô Chang đã đi đến một cuộc ngoại tình với một người đồng nghiệp.
Thực ra, cô Chang vẫn cảm thấy có lỗi với chồng, suy cho cùng, chồng cô chẳng có gì là sai cả, tất cả chỉ vì tính cách hai người bất đồng. Tuy nhiên, bất cứ khi nào cô Chang ở bên đồng nghiệp nam, cô thực sự hạnh phúc trong lòng và thả lỏng bản thân, đây là điều mà chồng cô sẽ không bao giờ có thể dành cho cô.
Trong sự vướng mắc này, tình cảm của cô dành cho người đồng nghiệp nam ngày càng sâu đậm, cô thậm chí đã nghĩ đến việc ly hôn rồi về ở với anh ta, nhưng nghĩ đến đứa con, cô lại không đành lòng. Ngay khi cô đang lưỡng lự thì một căn bệnh quái ác đã khiến tâm trạng của cô thay đổi rất nhiều, cô mới nhận ra bản chất của cuộc tình này.
Sức khỏe của cô Chang từ xưa đã có vấn đề, nhưng lần này là nghiêm trọng hơn và cần phẫu thuật. Người chồng ở bên cạnh rất lo lắng cho sức khỏe của cô, ngày đêm túc trực bên giường bệnh, chăm sóc cho cô một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Trái ngược với chồng, thì người tình rất thờ ơ, dù cô có gọi rất nhiều lần nhưng người này cứ ấp úng, cuối cùng không thèm nghe máy, có lẽ rằng anh ta sợ cô xin tiền chu cấp.
Trong thời gian dài cô Chang bị bệnh, cô đã nói chuyện rất nhiều với chồng, từ lời nói, hành động của chồng có thể thấy tình yêu của chồng dành cho cô hoàn toàn không phải là giả tạo, tất cả đều là sự thật, một sự thật hạnh phúc, và thật chớ trêu thay khi nó được phát hiện ở trong nghịch cảnh này.
Ngoại tình giống như một giấc mơ hão huyền, đẹp thật đấy nhưng hoàn toàn không phải sự thật, bạn sẽ không tìm ra ai là người bên cạnh mình cho đến khi giấc mơ thức giấc. Qua câu chuyện này, cô Chang mong mọi người đừng vì chuyện ngoại tình, nhưng thú vui tầm thường, hão huyền bên ngoài mà đánh mất người yêu thương mình nhất, đừng làm những điều mà mình phải hối hận.
Khi vợ ngoại tình, đàn ông nghĩ gì về cuộc sống hôn nhân sau đó? Câu trả lời của ba người sau đây rất thực tế Đã quyết định kết hôn, bất luận là đàn ông hay phụ nữ thì cũng mong tìm cho mình một bến đỗ hạnh phúc. Không ai mong xảy ra sóng gió trong đời sống hôn nhân cả. Nhưng nếu chẳng may có biến cố bất chợt xảy đến: vợ ngoại tình, vậy bạn nên ứng phó với tình huống này thế nào? Ông...