Bố mẹ dạy tôi cách tiết kiệm tiền tỷ qua cái thùng rác và chiếc nồi cơm điện
Học Đông học Tây không bằng học chính bố mẹ mình.
*Dưới đây là chia sẻ của Rachel Morgan Cautero – BTV Tài chính đến từ The Business Insider. Nghĩ lại thời thơ ấu của mình, sau đó soi chiếu thói quen chi tiêu và tiết kiệm của bản thân ở hiện tại, Rachel nhận ra bố mẹ là người có tác động rất lớn tới cách cô chi tiền. Trong bài viết này, Rachel kể về những bài học mà cô đã học được từ bố mẹ trong việc chi tiêu, tiết kiệm.
Thuở bé, giống như nhiều đứa trẻ khác, tôi không để ý đến tình trạng kinh tế của gia đình mình. Bố mẹ tôi không thường nói với chúng tôi những câu tiêu cực như “chúng ta rất nghèo” hay “bố mẹ không có tiền” nhưng đồng thời, họ cũng không nói hay làm bất kỳ điều gì khiến tôi tin rằng gia đình mình rất giàu có.
Tôi cứ thế mà lớn lên trong sự vừa đủ. Nhưng mãi sau này, khi đã trưởng thành và có gia đình nhỏ của riêng mình, tôi mới nhận ra bố mẹ đã vô tình giúp tôi hình thành một thói quen tiết kiệm “để đời”, chỉ bằng cách họ đối xử với những vật vô tri vô giác trong nhà.
Đồ còn dùng được thì không thay mới
Nhà tôi có một cái thùng rác, tính đến nay, cũng đã được hơn 20 năm tuổi. Nhưng đó vẫn chưa phải là món đồ có tuổi thọ cao nhất. “Già” hơn cả vẫn là cái nồi cơm, chừng khoảng 30 tuổi.
Chiếc thùng rác xanh (góc phải – phía trên) có tuổi đời còn lớn hơn cả tuổi của Rachel
Kể từ khi tôi có ý thức, nhớ được mọi sự quanh mình, cái thùng rác và chiếc nồi cơm ấy đã cùng tôi lớn lên. Tới tận bây giờ, bố mẹ tôi vẫn dùng cái thùng rác và chiếc nồi cơm ấy. Nhiều khi tôi cũng thắc mắc sao bố mẹ không thay chúng bằng những món đồ mới, hiện đại hơn.
“Có hỏng hóc gì đâu mà phải mua cái mới?” là điều mẹ đã nói với tôi khi tôi ôm một cái thùng rác mới có chế độ đóng miệng túi rác tự động về nhà.
Đến tận lúc đó tôi mới hiểu cách tiết kiệm của bố mẹ mình. Không có gì cao siêu, chỉ đơn giản là đồ còn dùng được thì không thay mới, bất chấp những sản phẩm thay thế có hiện đại hay tiện lợi đến đâu. Vì càng hiện đại, càng tiện lợi thì càng tốn tiền.
Sau này khi đã lập gia đình và ra ở riêng, tôi càng thấm thía rằng thói quen dùng đồ cũ để tiết kiệm ít tiền của mình là điều “được di truyền” từ bố mẹ.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Chúng tôi thuê một căn hộ đã được trang bị sẵn máy giặt và máy sấy quần áo. Mặc dù không thực sự thích vì chúng khá cũ rồi, tôi vẫn quyết định sẽ không chi mấy ngàn đô để mua đồ mới thay thế. Tôi coi những thứ có sẵn trong căn hộ mình thuê là hàng tặng kèm miễn phí.
Ở căn hộ đó được vài năm, tôi bắt đầu nảy sinh mong muốn sẽ thay lại toàn bộ giấy dán tường. Nhưng sau khi nghĩ kỹ, tôi quyết định không thay gì cả. Giấy dán tường hiện tại vẫn tốt, tôi muốn thay mới chỉ đơn giản vì chúng đã lỗi thời. Điều đó thật lãng phí.
Hẳn sẽ có người nghĩ tôi là kẻ bủn xỉn. Đôi khi tôi cũng cảm thấy mình hơi khắt khe quá trong việc chi tiền. Nhưng chính nhờ thói quen không mua đồ mới khi đồ cũ vẫn còn đang sử dụng được, tôi đã tiết kiệm được cả chục ngàn đô. Dù là máy giặt, máy sấy, giấy dán tường hay ô tô, máy tính, điện thoại,… miễn là chúng còn dùng được, tôi sẽ không chi tiền thay mới.
Bố mẹ còn dạy tôi thái độ trân trọng, biết ơn những món đồ mình đang có
Khi đã hiểu được cách tiết kiệm ít tiền hiệu quả mà bố mẹ đã “truyền lại” cho mình, tôi mới nhận ra họ còn dạy tôi một bài học khác: Luôn trân trọng những món đồ bản thân đang có.
Bố mẹ dạy tôi cách gìn giữ, bảo vệ đồ đạc của mình, từ những món đồ nhỏ như quần áo, đồ chơi; tới những món đồ giá trị hơn như máy đọc sách, laptop, điện thoại,… Hồi ấy, giống như mọi đứa trẻ khác, tôi cảm thấy khó chịu vô cùng vì bố mẹ chẳng mấy khi mua đồ mới cho mình, trong khi chúng bạn thì năm nào cũng được thay cặp sách và mua giày mới.
Ảnh minh họa
Sau này, khi đã làm mẹ, tôi mới biết ơn những gì bố mẹ đã dạy mình. Hiện tại, tôi cũng đang dạy con hệt như những gì bố mẹ đã dạy tôi. Khác biệt duy nhất là tôi luôn giải thích với con rằng khi không thay mới chiếc cặp sách vẫn đang còn dùng tốt, chúng ta sẽ có tiền để mua thêm sách và tiểu thuyết hoặc những món đồ có ích hơn.
Nói cách khác, tôi sẽ cho tụi trẻ lựa chọn: Hoặc là thay mới một món đồ chúng đã chán (nhưng vẫn dùng tốt), hoặc là không có những buổi dạo chơi mua sách mỗi cuối tuần. Đó là cách tôi dạy cho con mình hiểu được giá trị của việc tôn trọng những món đồ vẫn còn có thể sử dụng.
Và tôi tin rằng sau này, khi đã trưởng thành, chúng sẽ cảm thấy điều tôi đang dạy chúng là đúng đắn và có ích như thế nào, bất chấp hiện tại, chúng có thể cảm thấy khó chịu ít nhiều.
Rửa nồi cơm điện mà ngâm với nước thì mới chỉ làm đúng 1 nửa: Việc đơn giản nhưng nhiều người chủ quan
Rửa nồi cơm điện tưởng chừng là một công việc rất đơn giản nhưng thực tế vẫn nhiều người làm sai.
Nhắc tới những vật dụng, thiết bị điện tử quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình, giúp hỗ trợ công việc nấu nướng cho người dùng, không thể bỏ qua cái tên nồi cơm điện. Nồi cơm điện không những giúp người dùng tiết kiệm được thời gian, công sức mà còn giúp thành phẩm cho ra là những nồi cơm ngon, dẻo, thơm hơn.
Các thao tác sử dụng nồi cơm điện cũng được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên có một công đoạn cơ bản với thiết bị này mà không phải ai cũng làm đúng. Thậm chí, rất nhiều người vẫn làm sai hàng ngày. Đó chính là việc rửa lòng nồi cơm điện.
Ảnh minh hoạ
Cách làm phổ biến được nhiều người dùng áp dụng đó là ngay khi sử dụng xong, ngâm lòng nồi ngay trong nước lạnh, sau đó để vài phút rồi sẽ tiến hành rửa với nước rửa bát như bình thường. Khi rửa có thể tuỳ chọn sử dụng miếng sắt bùi nhùi, miếng bọt biển hay tấm lưới rửa bát...
Tuy nhiên, mới đây trang aboluowang chỉ ra, việc làm này chưa hẳn đã là đúng. Cụ thể, khi lòng nồi còn nóng lại ngâm ngay với nước lạnh có thể khiến lớp chống dính bên trong bị hư hại. Ngoài ra, việc ngâm với nước lạnh có thể không đem lại tác dụng và khiến thời gian ngâm nồi kéo dài hơn. Khi ngâm quá lâu với nước, chất lượng của lòng nồi cơm điện cũng có thể bị ảnh hưởng.
Chính bởi vậy thay vì nước lạnh, người dùng hãy chuyển sang dùng nước ấm, nước nóng vừa. Lưu ý cũng không nên dùng nước sôi, nước quá nóng bởi sự thay đổi nhiệt độ bất ngờ có thể khiến nồi bị biến dạng hoặc bong tróc các lớp chống dính ở bên trong. Thời điểm lý tưởng để ngâm nồi đó là để nồi nguội đi tương đối, sau khi sử dụng xong khoảng 20 - 30 phút.
Không nên ngâm lòng nồi ngay khi mới sử dụng xong mà hãy đợi khoảng nồi nguội rồi ngâm với nước ấm
Sau khi kết thúc thời gian ngâm nồi cơm điện, khoảng 10 - 15 phút, người dùng tiến hành rửa nồi cơm điện như bình thường. Có thể sử dụng nước sạch cùng dung dịch tẩy rửa nhẹ, hoặc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như vỏ chanh, vỏ cam đề làm sạch vật dụng.
Đặc biệt, một điểm cần lưu ý nữa khi vệ sinh lòng nồi cơm điện đó là tuyệt đối đừng chủ quan mà sử dụng những miếng bùi nhùi kim loại. Cũng tương tự như việc những chiếc chảo, nồi chống dính, toàn bộ mặt trong của nồi được phủ lớp chống dính để giúp cơm nấu được ngon hơn.
Việc dùng những miếng bùi nhùi kim loại để cọ rửa những vết cơm dính cứng đầu bên trong nồi sẽ vô tình khiến lớp chống dính có thể bị xước, từ đó suy giảm tuổi thọ của đồ dùng. Ngoài ra những vết xước còn có khả năng giải phóng những hạt vi nhựa, khi tiếp xúc với thức ăn có thể gây những ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ con người.
Cũng không nên dùng những miếng kim loại để cọ rửa lòng nồi cơm điện
Những sai lầm khác khi dùng nồi cơm điện
Bên cạnh việc rửa, trong suốt quá trình sử dụng nồi cơm điện, nhiều người dùng cũng mắc phải các sai lầm, vô tình khiến nồi nhanh hỏng, cơm nấu lại không ngon, dẻo, thơm, thậm chí chín không đều. Cùng tham khảo một số sai lầm phổ biến sau và tránh mắc phải chúng.
1. Không lau khô đáy lòng nồi
Sai lầm phổ biến đầu tiên đó là không lau khô đáy lòng nồi trước khi nấu. Hành động này sẽ gây ra những tổn hại nhất định cho rơ le nhiệt của nồi cơm điện. Nước tồn đọng dưới đáy lòng nồi có thể gây cháy xém, làm đen thành nồi và mâm nhiệt, thậm chí có thể gây chập cháy trong quá trình sử dụng nồi cơm điện.
Chính bởi vậy, trước khi dùng nồi cơm điện để nấu cơm, người dùng cần đảm bảo dùng khăn mềm hoặc giấy ăn để lau khô nước ở toàn bộ phần bên ngoài nồi, bao gồm đáy và các cạnh. Có như vậy việc sử dụng mới được đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Ảnh minh hoạ
2. Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi
Nhiều người cũng thường vo gạo trực tiếp trong lòng nồi bởi nghĩ đây là hành động tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên đối với các loại nồi hiện nay được trang bị lớp chống dính bên trong, tốt hơn hết không nên duy trì thói quen này.
Việc vo gạo trực tiếp có thể khiến lớp chống dính trong lòng nồi bị xước. Bởi vậy người dùng nên vo gạo riêng trong một chiếc rổ/rá hoặc thau nhỏ rồi cho lại gạo vào nồi, thêm nước rồi tiến hành nấu.
Ảnh minh hoạ
3. Lấy cơm trong nồi bằng dụng cụ kim loại
Đừng vì sự lười biếng mà tận dụng chiếc thìa, muôi, hay dĩa kim loại đang có sãn trên bàn ăn để lấy cơm trong nồi cơm điện. Dưới tác động mạnh của vật dụng kim loại, lớp chống dính bên trong nồi cơm điện cũng có thể bị ảnh hưởng hoặc hư hỏng.
Bởi vậy trong mọi tình huống, người dùng chỉ nên sử dụng các loại vật dụng bằng gỗ hoặc nhựa, đầu tròn để thực hiện việc lấy cơm bên trong nồi cơm điện. Đó cũng là lý do vì sao mọi chiếc nồi cơm điện ở mọi nhà đều có một chiếc muôi/thìa riêng biệt.
Ảnh minh hoạ
4. Bảo quản nồi cơm điện sai cách
Cuối cùng là cách bảo quản nồi cơm điện sau khi đã rửa, vệ sinh xong. Không nên xếp chồng nhiều vật dụng khác lên nồi cơm, đặc biệt là xếp vào lòng nồi. Thay vào đó xếp nồi cơm điện ở một khu vực riêng biệt, để cho lòng nồi khô hoàn toàn, dùng khăn mềm lau qua vỏ nồi rồi xếp lại vào đúng vị trí.
7 công dụng nồi cơm điện vô cùng bất ngờ và hữu ích cho bạn Nồi cơm điện không chỉ đơn thuần nấu cơm mà còn có nhiều công dụng vô cùng hữu ích như ủ bột, làm bánh, nấu cháo, ủ sữa chua... Nhà bạn đã dùng hết chức năng của nồi cơm điện chưa? Dưới đây là 7 công dụng siêu tiện lợi của nồi cơm điện: 1. Món hấp - luộc Một số món hấp...