Bố mẹ công nhân gửi con nhờ cô giáo trông nom tại nhà, có phải dạy thêm?
Cần công nhận hình thức trông nom học sinh lớp 1 tại gia theo nhu cầu phụ huynh mà không bị coi là dạy thêm trái phép theo kiểu nhìn nhận của một số địa phương
Hiện nay, ở các thành phố lớn đặc biệt là những nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp do phụ huynh bận đi làm cả ngày không có điều kiện đưa đón con đi học và chăm sóc các em khi ở nhà nên có nhu cầu được gửi con cho thầy cô giáo chăm sóc và dạy dỗ thêm.
Thông tư cấm giáo viên không được dạy thêm cho học sinh tiểu học, còn trông nom, chăm sóc và chuẩn bị bài cho các em theo nhu cầu của phụ huynh thì sao? (Ảnh có tính chất minh họa, nguồn: VTV)
Thường thì sáng sớm ba mẹ đã ra khỏi nhà đi làm đến chiều tối mới về. Nếu các em tiểu học được học ở những trường học 2 buổi có bán trú thì buổi chiều cũng sẽ tan trường lúc 4 giờ 30. Thời gian này, ba mẹ vẫn chưa thể về đón con.
Bên cạnh đó, những trường chỉ học 1 buổi/ngày thì tan học buổi sáng khoảng 11 giờ cũng không có người ở nhà đi đón. Hay như các em đi học buổi chiều thì vào lớp khoảng 1 giờ 30 phút cũng chẳng có ai chở đi. Ngoài buổi học ở trường, để con ở nhà một mình cũng không yên tâm.
Vì thế, nhiều gia đình công nhân buộc phải chọn giải pháp gửi con cho thầy cô giáo đưa đón, chăm sóc và chuẩn bị bài bằng cách trước hoặc sau buổi học thì đưa về nhà tắm rửa, ăn uống, vui chơi giải trí và chuẩn bị bài cho ngày hôm sau cho đến khi nào ba mẹ đi làm về sẽ tới nhà thầy cô giáo đón.
Không thể không gửi con
Lam, cô em họ người viết hiện sống tại thành phố Biên Hòa cho biết: “Hai vợ chồng em đều làm công nhân nhà máy. Từ 6 giờ 30 phút đã phải ra khỏi nhà đi làm tới 5 giờ mới về. Nhiều hôm tăng ca phải đến 10 giờ đêm. Con mới học lớp 2 không thể tự đi về vì đường xa mà cháu còn quá nhỏ. Để đón con, 1 người phải nghỉ làm hoặc xin về sớm nhưng không phải khi nào cũng có thể xin được.
Lớp của con em có 55 học sinh thì có tới 50 em được ba mẹ gửi cô giáo đón về nhà. Vì lớp học buổi chiều nên buổi sáng phụ huynh chở con đến nhà cô gửi.
Cô giáo lo ôn bài, cho ăn trưa, tắm rửa rồi ngủ trưa. Khoảng 1 giờ 30 cô cho xe chở các em đến trường, tan trường lại chở về nhà để phụ huynh đi làm về qua đón”.
Nói rồi Lam khẳng định: “Thầy cô mà không nhận thì chẳng biết phải làm sao ngoài việc một người phải nghỉ làm chị ạ. Bởi nhà nào cũng ở trọ lại không có ông bà như ở quê, không gửi con được như thế thì làm sao có thể đi làm?”
Nếu là con học buổi sáng thì ba mẹ chở thẳng lên trường, học xong thầy cô lại đón về nhà cho ăn uống, tắm rửa, ngủ trưa và chiều ôn bài đợi ba mẹ đi làm về qua đón. Những học sinh được học 2 buổi/ngày nhưng buổi chiều tan trường trước cha mẹ nên nhiều gia đình vẫn có nhu cầu gửi giáo viên từ 16 giờ 30 phút đến 19 giờ 30 phút.
Được biết, học phí trọn gói như thế này dao động từ 1.200.000 đồng đến 1.500.000 đồng/em. Dù thế, có người cho biết gửi được con cũng đã thấy may rồi.
Một số đồng nghiệp của người viết dạy tại Bình Dương cũng cho biết, nơi đây có nhiều phụ huynh là công nhân, họ ở phòng trọ nên không có ông bà ở cùng. Cả 2 vợ chồng đi làm nên khi con vào lớp 1 là quảng thời gian cha mẹ cực nhất. Bởi phải đưa đón con thường xuyên. Giờ các em tan học, ba mẹ lại đang trong công ty nên không ai đưa đón.
Video đang HOT
Thế nên, ai cũng có nhu cầu gửi cho thầy cô giáo đưa đi đón về, còn tắm rửa, nuôi cơm, ngủ trưa và dạy học nên ba mẹ chỉ lo đi làm kiếm tiền thôi.
Không đơn giản chỉ là dạy thêm
Nếu nói, những giáo viên này đang thực hiện việc dạy thêm cũng không hoàn toàn đúng. Bởi dạy thêm, học trò chỉ đến lớp học thêm với thời gian từ 1giờ 30 phút đến 2 giờ là nhiều. Đằng này, thầy cô phải lo cho các em ăn uống, tắm rửa, vui chơi, ngủ trưa rồi mới dạy học.
Thường thì, giáo viên phải thuê thêm người làm giống như bảo mẫu lo việc nấu nướng, cho các em ăn, tắm giặt, ngủ nghỉ còn thầy cô giáo lo việc ôn bài.
Không phải dạy trước kiến thức mà chủ yếu cho các em ôn lại bài đã học. Những phần kiến thức nào nắm chưa chắc hoặc đã hiểu rồi thì học nâng cao, sau đó sẽ giúp các em soạn bài và xem trước bài học ngày hôm sau.
Gửi con như thế, cha mẹ đã giao trọn mọi việc chăm sóc và giáo dục con cho các thầy cô giáo.
Do hiện nay vẫn chưa có quy định về việc chăm sóc trẻ lớp 1 tại gia nên ai cũng nghĩ rằng những thầy cô giáo này đang dạy thêm trái phép.
Bởi thế, không ít địa phương và trường học vẫn làm khó giáo viên, khiến những người chăm sóc trẻ tại gia không ít phen khốn đốn.
Cần có thêm quy định giáo viên tiểu học chăm sóc học sinh tại nhà
Trong Thông tư số: 17/2012/TT-BGDĐT nêu rõ:
1. Không được dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Tuy nhiên, nhìn một cách công bằng những thầy cô giáo được phụ huynh gửi gắm con cái thế này (thường được gọi ngắn gọn là nuôi cơm), không thể nói là dạy thêm mà thực chất là trông nom và chăm sóc theo nhu cầu. Việc này đã đem lại lợi ích thiết thực cho cả 2 bên. Gia đình phụ huynh an tâm khi con cái có người chăm sóc, dạy dỗ thêm việc học mà giáo viên cũng có thêm một khoản thu nhập chính đáng để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Điều nhiều thầy cô giáo mong muốn là ngành giáo dục cần công nhận thêm hình thức trông nom học sinh lớp 1 tại gia theo nhu cầu của phụ huynh mà không bị coi là dạy thêm trái phép theo kiểu nhìn nhận của một số địa phương hiện nay.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Cô giáo trẻ với bảng thành tích đáng khâm phục
Tuy tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, song cô Bùi Thị Diệu đã có những thành tích đáng khâm phục.
19 học sinh của cô đã "ẵm" trọn điểm 10 trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vừa qua.
Cô giáo Bùi Thị Diệu, giáo viên môn Giáo dục công dân Trường THPT Cộng Hòa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: NVCC
Cô "truyền lửa" cho trò cũng chỉ với mong muốn mỗi tiết học là một trải nghiệm lý thú...
Ấp ủ ước mơ làm cô giáo
Đó là câu chuyện của cô Bùi Thị Diệu (SN 1992) - giáo viên môn Giáo dục công dân Trường THPT Cộng Hòa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Chúng tôi gặp cô khi cô vừa dự Lễ tri ân và tôn vinh các nhà giáo tiêu biểu do Bộ GD&ĐT phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.
Nói đến thành tích cá nhân của cô thì ai ai cũng nể phục. Cô vừa là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, lại vừa có những thành tích đáng tự hào ở môn học ít người quan tâm mà cô đang đảm nhận - môn Giáo dục công dân. Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vừa qua, 19 học sinh của cô đã "ẵm" trọn điểm 10. Ngoài ra, điểm trung bình thi tốt nghiệp môn học này với học sinh các lớp cô giảng dạy cũng đều đạt 8,9.
Năm 2015, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội I (chuyên ngành Lý luận Chính trị giáo dục công dân), cô Diệu được về công tác tại Trường THPT Cộng Hòa. Cô dạy môn Giáo dục công dân. Đây cũng chính là ngôi trường cô từng theo học.
Cơ duyên gắn bó nghề giáo đối với cô Bùi Thị Diệu như một lẽ tất nhiên. Cô sinh ra trong gia đình có truyền thống sư phạm. Ông ngoại, mẹ và các dì của cô đều làm nghề giáo. Bởi vậy, tình yêu nghề giáo được nhen nhóm trong suy nghĩ của cô khi còn học THCS.
"Tôi yêu những nét chữ ngay ngắn, chỉn chu của các thầy cô. Tôi yêu những cử chỉ dịu dàng, ân cần, tỉ mỉ mà mẹ tôi chỉ dạy học sinh. Có lẽ tình yêu nghề theo năm tháng cứ thế lớn dần lên trong tôi", cô Diệu tâm sự.
Khi được hỏi vì sao chọn chuyên ngành có tính đặc thù này để theo học? Cô Diệu cho biết, đây là môn học cần thiết về nền tảng tư duy cho học sinh. Môn học không chỉ giáo dục về kiến thức, mà còn cả về nhân cách để các em bước vào cuộc sống.
Nhớ lại ngày cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay, trở về ngôi trường cũ với biết bao dự định, cô Diệu không giấu được cảm xúc: "Niềm vui trong tôi lúc đó như vỡ òa. Mái trường là nơi nuôi dưỡng ước mơ của tôi. Đặc biệt, là cô giáo chủ nhiệm lớp 12 đã rèn giũa cho tôi từ một cô bé tự ti, nhút nhát đã trở thành một cô giáo tự tin, đứng trước lớp để giảng bài cho học sinh".
Năm 2016, Giáo dục công dân dù được coi là môn thi chính thức trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng không ít học sinh vẫn thờ ơ với môn học này. Vì vậy, cô giáo trẻ luôn trăn trở, tìm tòi để mỗi bài giảng thật đặc biệt, sáng tạo giúp học sinh thêm hứng thú học bài.
Trước mỗi giờ lên lớp, cô Diệu thường soạn giáo án, xác định mục tiêu bài giảng. Cô nghiên cứu qua sách báo, tư liệu, sưu tầm những câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày. Thậm chí, cô "bắt trend" trên mạng xã hội để những bài học của mình vừa thực tế, vừa dễ hiểu và tạo được sự hứng thú cho học sinh.
"Do trường chỉ có hai giáo viên phụ trách môn học này ở cả 3 khối lớp nên việc soạn bài làm sao phù hợp với tâm lý, lứa tuổi các em cũng là điều tôi lưu tâm. Học sinh ở mỗi khối lớp có nhận thức khác nhau, bài giảng cũng theo đó có sự thay đổi linh hoạt để không tạo sự nhàm chán. Sau mỗi giờ giảng bài, tôi thấy mình cũng tự học được những điều mới mẻ", cô Diệu bộc bạch.
Cô Bùi Thị Diệu chụp ảnh lưu niệm cùng các em học sinh.
Người "truyền lửa"...
Trải qua 6 năm đứng trên bục giảng, dù quá trình công tác chưa thật sự dài nhưng với cô Diệu, những kỷ niệm với học sinh cứ đầy ắp theo năm tháng. Đến nay, cô vẫn nhớ mãi tiết học đầu tiên đứng lớp.
"Hôm đó, tôi dạy lớp 10, với chủ đề bài học là "Tự hoàn thiện bản thân". Trong đó, có nội dung yêu cầu học sinh đứng trước lớp chia sẻ ước mơ của mình. Em nào cũng có ước mơ. Em thì mong muốn được làm bác sĩ, có em lại mong muốn trở thành chiến sĩ công an... Đặc biệt, một em chỉ mong có bữa cơm gia đình với đầy đủ các thành viên, có một tổ ấm để khi trở về đầy ắp tiếng nói của bố mẹ. Câu chuyện đó khiến tôi thực sự xúc động và cứ thấy nghèn nghẹn trong cổ", cô Diệu nhớ lại.
Phải mất ít phút trấn tĩnh cô Diệu mới có thể đưa lớp quay trở lại với bài giảng và nhắn nhủ với học sinh: "Mỗi người đều có ước mơ trong cuộc đời. Các em nên cảm thấy may mắn và hạnh phúc với những gì mình đang có".
"Năm thứ 2 làm việc tại trường, tôi được phân công chủ nhiệm một lớp 12. Học sinh rất quậy và chọc phá các bạn nữ, thậm chí nhiều tiết học, nam sinh còn trêu cô giáo khiến đôi lần "cháy giáo án"", cô Diệu nhớ lại.
Để quản lý được lớp học đi vào nền nếp, cô Diệu quan tâm đến từng học sinh và tỉ mỉ với từng bài học. Những tiết học lý thuyết khô khan và khó hiểu được cô linh hoạt "hóa giải" thông qua việc liên hệ với thực tiễn. Từ đó, giúp cho học sinh dễ hiểu bài hơn, tiếp thu nhanh hơn.
"Tôi thường khuyến khích, động viên và trao thưởng cho học sinh bằng những phần quà. Có thể là trao cho cá nhân, hay tập thể lớp. Quà rất nhỏ, ví như một cuốn sách, chiếc đồng hồ báo thức hay chuyến dã ngoại cho các bạn ấy nếu đa số đạt điểm 10 đối với môn học của mình. Còn những ai chểnh mảng, không hoàn thành bài tập, đổi lại sẽ "được" lao động công ích tại trường, trồng cây xanh", cô Diệu hài hước kể lại.
Nhớ về cô giáo chủ nhiệm của mình, em Bùi Thị Thảo (cựu học sinh lớp 12A2 Trường THPT Cộng Hòa) cho hay: "Em từng được cô hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi và được cô truyền cảm hứng rất nhiều. Cô còn trẻ nhưng như người mẹ thứ 2 của chúng em, giúp chúng em trong mọi mặt của cuộc sống. Gia đình bạn nào gặp khó khăn cô luôn giúp đỡ động viên kịp thời".
Bật mí về bí quyết giúp học sinh đạt thành tích cao với môn học, cô Diệu bộc bạch: "Đó là sự quan tâm tạo điều kiện của nhà trường, các em được tăng thời gian ôn tập kiến thức. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, tôi nghĩ thầy cô hãy là người truyền lửa cho học sinh, luôn sát sao động viên để các em cố gắng".
Em Bùi Hương Sắc, Bí thư Chi đoàn lớp 12A3, cho biết: "Cô Diệu là giáo viên chủ nhiệm rất tuyệt vời của chúng em. Cô dạy chúng em rất hay, dễ hiểu bài. Khi dạy, cô luôn có những ví dụ gắn liền với hiện thực đời sống. Mỗi giờ học của cô, em rất vui và thích thú".
"Cô Diệu là giáo viên trẻ nhưng rất cố gắng trong giảng dạy. Với những nỗ lực của bản thân, cô ấy đã giành nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, đặc biệt trong kỳ thi vừa rồi, nhiều học sinh của cô đã có thành tích cao. Đó là vinh dự của cá nhân cô, song cũng là niềm tự hào của nhà trường. Tôi hy vọng, trong tương lai cô Diệu sẽ tiếp tục phát huy tốt hơn nữa khả năng của mình", thầy Đinh Thanh Tùng - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Năm học 2017 - 2018, cô Diệu đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Nhiều năm liền, học sinh của cô đoạt giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân. Cụ thể: Năm học 2019 - 2020: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải Khuyến khích. Năm học 2020 - 2021, có 3 học sinh đoạt giải Ba và 2 giải Khuyến khích. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: 19 học sinh đạt điểm 10; Điểm trung bình môn GDCD ở các lớp đạt 8,9 điểm.
Học một đằng thi - kiểm tra một nẻo, làm sao chặn được dạy thêm cưỡng bức? Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đề xuất này của Bộ tạo ra nhiều tranh luận trái chiều. Dạy thêm, học thêm là nguyện vọng chính đáng Thời gian vừa quan, vấn đề dạy thêm, học thêm gây nhiều tranh luận. Tại nghị trường Quốc hội, trong...