Bơ ‘khổng lồ’ giảm giá một nửa
Do ảnh hưởng dịch bệnh khó xuất khẩu, bơ “khổng lồ” tuy ngon, lạ, nhưng giá chỉ còn 30.000 đồng một kg, giảm phân nửa so với năm ngoái.
Cả tạ bơ “khổng lồ” được chất đống trước chợ Xóm Mới ( Gò Vấp), chị Miên – tiểu thương buôn trái cây Tây Nguyên, treo biển “30.000 đồng một kg” với loại bơ có trọng lượng trên 1 kg. Theo chị Miên, bơ này được chị nhập từ đầu mối ở Đăk Nông. Năm ngoái, chị bán giá 60.000 đồng một kg nhưng nay giá giảm phân nửa.
“Giá bơ loại này năm nay giảm mạnh do thị trường bơ ở Tây Nguyên khá dồi dào. Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến bơ không xuất đi Trung Quốc được nên đồng loạt giảm giá mạnh”, chị Miên nói. Đồng thời, chị cho biết, chưa có năm nào giá bơ lại giảm mạnh như năm nay. Do đó, dù nó có ngon và lạ đến mấy vẫn không thể bán giá cao.
Bơ khổng lồ mỗi quả nặng trên 1 kg được bán trên đường Lê Đức Thọ (Gò Vấp).
3 năm liền chuyên bán bơ “khổng lồ” cho vườn nhà và các nơi lân cận, chị Dương ở quận 12 cho biết, mỗi kg bơ (loại trên 1 kg) nay chỉ ở mức 35.000 đồng, giảm 50% so với trước đây.
Theo chị Dương, loại bơ này ngoài trọng lượng ‘khủng’, hạt của chúng còn khá nhỏ, ruột vàng ươm ăn ngọt và béo nên chúng được khách ưu tiên đặt hàng. Tuy nhiên, năm nay, sản lượng bơ lớn, nhiều chủng loại nên bơ ‘khổng lồ’ này cũng bán chậm hơn so với mọi năm khiến giá giảm sâu. Các năm trước dù giá cao nhưng lên hàng đợt nào, hết sạch đợt đó.
Video đang HOT
Là hộ nhân giống bơ “khổng lồ”, anh Trung ở Đăk Nông cũng xác nhận, năm trước giá bơ này bán tại vườn lên tới 50.000 đồng một kg, nay giảm còn 15.000-20.000 đồng một kg.
Theo anh Trung, giá giảm mạnh do sức mua của thị trường giảm. Mặt khác, thị trường năm nay bơ chỉ bán nội địa chứ ít xuất đi nước ngoài nên đẩy giá đồng loạt giảm xuống. Do đó, giống bơ trên 1 kg này cũng hạ giá theo.
Bơ “khổng lồ” là giống bơ mới xuất hiện trên thị trường vài năm gần đây và được khá nhiều khách săn đón. Ưu điểm của loại bơ này là trái to, năng suất cao, thơm ngon, ruột vàng, béo ngậy như những loại bơ sáp thông thường. Giống này khá dễ trồng.
Trái bơ to ngang bằng với trái bưởi.
Hiện trên thị trường, bơ trong nước đa phần có trọng lượng 200-500 gram mỗi trái, giá rất đa dạng từ 15.000 đến 60.000 đồng một kg, giảm một nửa so với năm 2019.
Lợn Thái Lan nhập khẩu chưa đủ để giảm giá thịt trong nước
Hơn 2.000 con lợn từ Thái Lan đã nhập về Việt Nam và bán ra thị trường. Tuy nhiên, số lượng không nhiều nên giá lợn trong nước vẫn duy trì mức cao.
Lợn Thái Lan vắng bóng tại chợ và siêu thị lớn dù đã bán ra thị trường.
Giá lợn hơi hôm nay (4/7) miền Bắc dao động ở mức 90.000 - 91.000 đồng/kg bất chấp lợn Thái Lan bán ra thị trường ở mức: 81.000 đồng/kg. Diễn biến này cũng đi ngược lại xu hướng giảm từ đầu tháng 6 khi có thông tin nhập lợn sống từ Thái Lan.
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 6/2020, giá lợn trong nước có xu hướng giảm sau khi các doanh nghiệp được phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan.
Tại miền Bắc, giá lợn hơi giảm xuống còn 85.000 - 91.000 đồng/kg, tại miền Trung dao động từ 84.000 - 88.000 đồng/kg, tại miền Nam dao động quanh mức 85.000 - 88.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, giá lợn tại Thái Lan đang tăng bởi yếu tố tâm lý. Nhiều người chăn nuôi ở Thái Lan đã nâng giá bán khi Việt Nam tham gia nhập khẩu lợn từ quốc gia này.
Do tăng giá lợn, tăng giá phí, nên giá lợn hơi Thái Lan khi nhập về Việt Nam được bán ở mức 81.000 - 82.000 đồng/kg, chênh rất ít với giá lợn nuôi trong nước (có nơi thấp nhất chỉ 83.000 đồng/kg).
Hiện nay, các doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu chính ngạch 800.000 con lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam. Do giá lợn hơi trong nước và Thái Lan đang rút ngắn khoảng cách nên các doanh nghiệp đang tính toán thận trọng số lượng và thời điểm nhập.
Theo doanh nghiệp nhập khẩu heo thịt từ Thái Lan, họ đã nhận được hướng dẫn của Cục Thú y về việc chỉ phải cách ly heo 5 ngày, sau đó sẽ được mổ, thay vì 30 ngày như dự kiến trước đó. Doanh nghiệp nhập về bán cho các lò mổ sau đó mới ra thị trường. Hiện có khoảng 2.800 con lợn từ Thái Lan đã bán ra thị trường.
Tuy nhiên, do lượng thịt lợn Thái Lan về chưa nhiều nên hiện một số siêu thị lớn vẫn chưa bán loại thịt này. Còn các chợ truyền thống ở Hà Nội thì tuyệt nhiên không bán thịt lợn Thái Lan. Do đó, thịt lợn tại các chợ truyền thống vẫn duy trì mức cao từ 160.000- 200.000 đồng/kg.
Tại chợ Thành Công (Đống Đa, Hà Nội), thịt lợn Thái Lan nói riêng, thịt lợn nhập khẩu nói chung hoàn toàn vắng bóng. Các tiểu thương tại đây cho rằng, họ duy trì bán thịt lợn sống trong nước và giá lợn mảnh 120.000 đồng/kg nên giá thịt lợn thành phẩm đến tay người tiêu dùng cao. Cụ thể, thịt ba chỉ vẫn duy trì mức 160.000 đồng/kg. Tại nhiều chợ truyền thống khác cũng xảy ra tình trạng tương tự và giá thịt ba chỉ phổ biến ở mức: 160.000- 180.000 đồng/kg tùy từng chợ.
Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, dịch tả lợn châu Phi đang được kiểm soát, đàn lợn dần khôi phục nhưng tái đàn còn chậm, giá lợn giống ở mức cao khiến các hộ có nguồn vốn hạn hẹp chưa thể khôi phục sản xuất, các hộ có đủ điều kiện lại thận trọng tái đàn do tâm lý lo ngại dịch quay trở lại.
Tổng số lợn của cả nước tháng 6/2020 giảm khoảng 7,5% so với tháng 6/2019, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt trên 1,6 triệu tấn, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2019 (riêng quý II/2020 đạt 816,2 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ).
Tính đến ngày 25/6/2020, cả nước không còn dịch cúm gia cầm và dịch tai xanh, dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày còn ở Kon Tum và dịch tả lợn châu Phi còn ở 238 xã thuộc 60 huyện của 19 tỉnh chưa qua 30 ngày (trong tháng 6/2020 tái phát 122 xã của 12 tỉnh).
Tuần lễ vàng "săn" hàng hiệu giảm giá 70% Tháng khuyến mãi quốc gia Vietnam Grand Sale 2020 do Bộ Công Thương phát động là cơ hội vàng để người tiêu dùng mua sắm những sản phẩm chất lượng, giá ưu đãi, kích cầu tiêu dùng nội địa sau "mùa Covid" và đón chào mùa hè sôi động. Từ nay đến hết ngày 12/7 là Tuần lễ vàng để bạn làm mới...