Bộ Giáo dục lên tiếng về tiêu chuẩn Hiệu trưởng phải có 5 năm kinh nghiệm quản lý
Nói về quy định hiệu trưởng phải có 5 năm kinh nghiệm quản lý, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho rằng, pháp luật vẫn cần có quy định mở trong những trường hợp nhất định có thể chấp nhận những cách giải quyết linh hoạt, không nên quá máy móc.
Sau khi báo chí phản ánh về việc GS Trương Nguyện Thành trường ĐH Hoa Sen trở về Mỹ khi không đạt chuẩn hiệu trưởng của Việt Nam do không đủ chuẩn theo Luật Giáo dục Đại học Việt Nam là 5 năm kinh nghiệm quản lý Khoa/Phòng của một cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Do đó Bộ/Sở GD-ĐT không đủ cơ sở để đề xuất UBND TP công nhận vị trí Hiệu trưởng của GS Thành.
Ngày 5/5, Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT đã nêu quan điểm về tiêu chuẩn hiệu trưởng phải có 5 năm kinh nghiệm quản lý cấp khoa phòng của cơ sở giáo dục đại học. Cụ thể:
Luật GDĐH 2012 quy định về một trong các tiêu chuẩn hiệu trưởng: “Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm” (Điều 20, khoản 2, điểm a). Vì vậy, trên bình diện chung nhất, ở thời điểm hiện nay, các văn bản dưới luật và thực tế thực thi pháp luật đều tuân thủ quy định này.
Thực tế, trong tiêu chuẩn hiệu trưởng cần có nội dung về kinh nghiệm quản lý như một điều kiện đảm bảo chất lượng quản lý đối với vị trí việc làm này. Trong phạm vi quan sát của chúng tôi ở Việt Nam và nhiều nước khác đều cho thấy hầu như không có hiệu trưởng trường đại học nào mà trước khi được bổ nhiệm lại chưa có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực được giao quản lý.
Càng các trường uy tín thì kinh nghiệm của các ứng viên hiệu trưởng càng quan trọng. Đó cũng là một trong các căn cứ để lựa chọn hiệu trưởng tốt nhất trong số các ứng viên dự tuyển.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT.
Hiện nay, Luật GDĐH đang được sửa đổi, bổ sung và Điều 20 nêu trên cũng đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung. Ở 3 dự thảo đầu, Ban soạn thảo quy định nội dung trên theo hướng mở: “Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín khoa học, có năng lực quản lý, quản trị giáo dục đại học”. Năng lực quản lý, quản trị giáo dục đại học này sẽ do hội đồng trường, hội đồng quản trị xác định, lựa chọn.
Tuy nhiên, qua tổ chức lấy ý kiến tại 5 hội thảo ở 5 vùng (Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ, với thành phần tham gia là đại diện các trường đại học, các chuyên gia giáo dục, các doanh nghiệp…), nhiều ý kiến góp ý không nên hạ thấp tiêu chuẩn tại điểm a, khoản 2 Điều 20 của Luật hiện hành, quy định trên tại Dự thảo 3 chưa rõ… cần quy định để định lượng rõ về tiêu chuẩn này.
Tiếp thu các ý kiến góp ý, từ Dự thảo 4, Ban soạn thảo tiếp tục quy định tiêu chuẩn này: “Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín khoa học, có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục đại học ít nhất 05 năm từ cấp khoa, phòng, ban trở lên”.
Nội dung của dự thảo vẫn giữ định lượng của kinh nghiệm quản lý nhưng mở hơn, không nhất thiết phải có kinh nghiệm ở cơ sở giáo dục đại học mà có thể quản lý giáo dục đại học ở các cơ quan bộ, ngành, viện nghiên cứu có đào tạo trình độ tiến sĩ…Qua hai dự thảo 4, 5 cho đến nay, không có ý kiến góp ý về nội dung này.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự thảo. Những nội dung của Dự thảo sẽ tiếp tục được xin ý kiến Quốc hội theo quy trình soạn thảo văn bản luật và sẽ tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh để ngày càng hợp lý, đáp ứng yêu cầu của thực tế để đảm bảo chuẩn chất lượng đối với chức danh quản lý quan trọng này, đồng thời, đảm bảo quyền của Hội đồng trường nói riêng và quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học nói chung.
Cá nhân tôi cho rằng ngay cả khi cần phải có quy định chuẩn hóa, định lượng hóa các tiêu chuẩn chức danh như vậy (để lựa chọn, rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ quản lý kế cận, chuyên nghiệp…) thì pháp luật vẫn cần có quy định mở trong những trường hợp nhất định có thể chấp nhận những cách giải quyết linh hoạt, không nên quá máy móc.
Tất nhiên, cần đảm bảo các điều kiện như: đảm bảo mặt bằng chung về các tiêu chuẩn tối thiểu; do hội đồng trường, hội đồng quản trị lựa chọn, quyết định; nếu chưa đủ điều kiện này thì phải có các điều kiện cần thiết khác vượt trội hơn… Hội đồng trường, hội đồng quản trị phải giải trình được một cách thuyết phục về sự lựa chọn hiệu trưởng của họ, vì sự phát triển của nhà trường./.
Nguyễn Thị Kim Phụng ( Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT)
Theo Dân trí
Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen mặc quần đùi giảng dạy gây tranh cãi
Hình ảnh GS Trương Nguyện Thành - Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen, TP.HCM - mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên nhận được nhiều ý kiến tranh luận trên mạng xã hội.
Mới đây, Facebook của một chuyên gia về khởi nghiệp lan tỏa hình ảnh GS Trương Nguyện Thành mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên.
Thông tin nhanh chóng gây ra luồng ý kiến trái chiều. Phần lớn ý kiến đều cho rằng cách ăn mặc này không phù hợp môi trường giáo dục.
GS Trương Nguyện Thành mặc quần đùi nói chuyện gây tranh cãi trên mạng.
Bạn Aleda Doan chia sẻ: "Giáo sư hay thầy giáo cũng không được mặc quần ngắn giảng bài. Ở Mỹ hay châu Âu mà trình diễn âm nhạc kinh điển trên sân khấu, phụ nữ còn không được mặc quần mà phải mặc váy".
Bạn Van Tuong Le cho rằng thầy giáo mặc như thế nào cũng không quan trọng lắm, chủ yếu nội dung bài học thầy gửi đến sinh viên ra sao.
GS Trương Nguyện Thành trong buổi giảng về "Lộ trình sáng tạo" ngày 22 và 23/4.
Trả lời Zing.vn, GS Trương Nguyện Thành cho rằng hình ảnh ông mặc áo may ô, quần đùi là minh chứng về sáng tạo trong lớp phát triển tư duy sáng tạo ở khóa học Lộ trình sáng tạo diễn ra trong ngày 23 và 24/4.
Ông nói rằng muốn phát triển tư duy sáng tạo thì cần phải bỏ những rào cản về tư tưởng, không có gì giới hạn suy nghĩ của mình. Cần phải nghĩ vượt qua tầm giới hạn trong định kiến xã hội, gò bó trong ý tưởng, những gì chúng ta cho là được và không được... mới có khả năng sáng tạo. Nếu không, chúng ta sẽ luẩn quẩn trong những điều hiện có và không thể đột phá được.
GS Thành cho rằng cách ăn mặc của mình để khuyến khích sinh viên sáng tạo.
GS Trương Nguyện Thành sinh năm 1961, là tiến sĩ ngành Hóa và Tính toán; có hai bằng sáng chế quốc tế về công nghệ thông tin; xuất bản 180 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành hóa và công nghệ thông tin; xuất bản hơn 150 bài báo trình bày tại các hội thảo chuyên ngành quốc tế.
GS Trương Nguyện Thành từng công tác tại ĐH Utah Mỹ, sống và làm việc 38 năm tại Mỹ.
Theo Zing
Không được công nhận hiệu trưởng, 'GS quần đùi' chia tay ĐH Hoa Sen Ông Trương Nguyện Thành - Phó hiệu trưởng điều hành Trường Đại học Hoa Sen, đã gửi email nói lời tạm biệt với trường này với lý do không được công nhận hiệu trưởng. GS.TS Trương Nguyện Thành - Ảnh: trang web Đại học Hoa Sen Trong email gửi đến toàn thể giảng viên, nhân viên và sinh viên Trường Đại học Hoa...