Bộ GD&ĐT “bật mí” về đề thi THPT quốc gia 2015
Cùng với quy chế, Bộ GD&ĐT cũng đã đưa ra những thông tin quan trọng về đề thi kỳ thi THPT quốc gia 2015. Đây là cơ sở quan trọng để thí sinh định hướng ôn tập, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới.
Bộ GD&ĐT vừa công bố quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015, đối với đề thi, Bộ quy định rất rõ, đề thi phải đạt các yêu cầu: Đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH, CĐ); Đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng; Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10.
Thí sinh vẫn “loay hoay” ôn tập khi chưa có cấu trúc đề thi. Ảnh: Q.A
Ngoài quy chế, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng cho biết thêm, đề thi các môn trong kỳ thi THPT quốc gia sẽ vừa có những câu ở mức độ cơ bản phù hợp với học sinh THPT và GDTX và vừa có các câu hỏi ở mức khó hơn nhằm phân hóa trình độ học sinh, phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ. Cách ra đề thi không yêu cầu học thuộc lòng, máy móc chi tiết như trước mà theo hướng mở, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.
Ngoài ra, đề thi đảm bảo phân hoá nên sẽ có các câu hỏi từ dễ đến khó, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (thí sinh hoàn thành để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để phân hoá thí sinh, phục vụ tuyển sinh ĐH, CĐ). Bên cạnh đó, đề thi sẽ có định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Thí sinh có thể tham khảo các đề thi năm trước để có hướng ôn tập hiệu quả.
Tuy nhiên, nhiều thí sinh, nhà quản lý giáo dục cho biết, hiện nay Bộ chưa đưa ra cấu trúc đề thi khiến cho thí sinh và nhà trường đều “loay hoay” trong việc xây dựng kế hoạch ôn tập. Bộ chỉ nói đề tương tự năm trước, trong khi sẽ có cả các câu hỏi “mở” khiến thí sinh, nhà trường đều “mù mờ” trọng tâm ôn thi.
Bộ GD&ĐT cho biết, thời gian tới Bộ sẽ ban hành Hướng dẫn thực hiện quy chế, Hướng dẫn ôn thi tới các địa phương, nhà trường. Như vậy, thí sinh và các trường sẽ phải tiếp tục vừa học, vừa ôn và vừa chờ đợi những quy định, nội dung ôn tập cụ thể cho kỳ thi sắp tới.
Video đang HOT
Theo Giadinh.net.vn
Dạy văn sắp tới: Khơi suối nguồn hay phủ đồi trọc?
"Thay vì đào sâu sẽ đi phủ đất trống đồi trọc". Đây là ví von của một giáo viên văn về đổi mới cách dạy trước định hướng ra đề thi tốt nghiệp như hiện nay của Bộ GD-ĐT.
Học sinh phải tích cực hơn
Cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên dạy văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) nhận xét mức độ yêu cầu của đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm nay không quá sức học trò.
"Cấu trúc đề thi đem đến không khí mới cho cách dạy và học môn học này. Cụ thể, với cách ra đề đưa vấn đề thời sự xã hội quan tâm sẽ giúp học sinh có ý thức công dân, quan tâm hơn đến cuộc sống xung quanh. Qua đó giảm cách sống vô cảm hướng học sinh đến những vấn đề thời sự như vấn đề chủ quyền dân tộc được đề cập trong đề thi.
Cá nhân tôi cho rằng, với câu đọc hiểu 3 điểm yêu cầu học sinh viết một đoạn văn... sẽ buộc học sinh quan tâm và tự nói lên cảm xúc của mình trước các vấn đề nóng bỏng của xã hội. Trong ôn tập cho học sinh trước thi tốt nghiệp tôi cũng rất chú trọng hướng học sinh quan tâm đến những vấn đề nóng.
Tranh thủ ôn bài trước giờ thi. Ảnh: Lê Huyền
Riêng vấn đề chủ quyền biển đảo, nếu có định hướng trong cách dạy sẽ giúp học sinh có tinh thần yêu nước sáng suốt, bình tĩnh - tránh được những phát ngôn ảnh hưởng đến cộng đồng".
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương) cho rằng nếu Bộ tiếp tục ra đề theo hướng này, học sinh sẽ phải học cách tư duy, chủ động hơn".
Trước đây có câu vè "Đầu vào Thị Nở, đầu ra Chí Phèo" để nói về sự quá quen thuộc của các đề thi văn. Mặc dù đã bỏ bộ đề, nhưng với việc chỉ có một vài tác phẩm trong chương trình nên vẫn có những khuôn mẫu nhất định. Với kiểu ra đề này, học sinh không còn khuôn mẫu và cả... tài liệu để trông cậy, các em sẽ phải học tích cực hơn".
Cô Trần Thị Phương Loan, Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) cũng khẳng định học sinh sẽ phải tích cực hơn trong việc học trên lớp, mở rộng tìm hiểu xã hội, bộc lộ chính kiến nhiều hơn.
Băn khoăn khi chất văn không nhiều
Về phương pháp giảng dạy trước việc đổi mới cách ra đề thi, theo cô Trịnh Thu Tuyết, với sự kết hợp giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội ở câu 7 điểm sẽ "có tác động tích cực đến cách dạy và học, sẽ phải có những thay đổi để không tách văn khỏi đời. Lâu nay tách văn học với xã hội là tách văn ra ngoài đời. Do đó, cách lồng ghép văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học là phương pháp tốt giúp học sinh tiếp cận cộng đồng. Từ đó giúp học sinh biết chia sẻ, có trách nhiệm hơn giảm thiểu lối sống vô cảm...".
Đồng tình với nhận định đề văn đã làm cho văn chương không xa rời thực tế, cô giáo Thu Trang khẳng định giáo viên chắc chắn là phải thay đổi cách dạy. Theo cô Trang, trước đây giáo viên không chú trọng đến dạy Tiếng Việt khi ôn thi cho học sinh. Thi gì học nấy, không thi bỏ luôn, lâu không học nên học sinh cũng quên các biện pháp tu từ.
Bên cạnh đó, "giáo viên văn chúng tôi chắc chắn sẽ phải chuyển từ việc dạy kỹ, sâu một vài tác phẩm, nhân vật chủ yếu sang dạy theo diện rộng, phủ kín tất cả các tác phẩm trong sách giáo khoa- có thể ví như "phủ xanh đất trống, đồi trọc".
Trước đây, phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội tách rời nhau, bây giờ sẽ phải dạy học sinh cách xử lý một đề thi ra gộp cả nghị luận văn học và nghị luận xã hội, xác định trọng tâm yêu cầu của đề thi thế nào".
Tuy nhiên, cô Trang rất băn khoăn trước một đề văn có "hơi nhiều" câu hỏi nghị luận xã hội.
"Viết để đạt điểm cao đối với nghị luận xã hội không khó, không có nhiều kiến thức văn học vẫn viết được. Ra đề như vậy thuận cho học sinh. Nhưng nếu như học sinh viết không khéo, các bài thi văn sẽ biến thành bài xã hội học đơn thuần.
Bài văn khi đọc lên phải thấy sự rung động với hình tượng nghệ thuật, gợi mở ra những giá trị của văn học. Bài văn không nhất thiết là bài xã hội học".
Cô Lan Anh, giáo viên văn trường THPT Trần Phú (Hà Nội) thì tỏ ra khá luyến tiếc với cấu trúc đề thi trước đây, bởi lẽ, "Kiểu ra đề mới này cho thấy xu hướng nghị luận xã hội chếm tỉ lệ gần ngang ngửa với nghị luận văn học. Là giáo viên dạy văn, tôi cảm thấy không có hồn văn chương lắm, tôi không thích lắm".
Đề văn đã đảm bảo được tính hiện đại, thời sự. Nhưng cứ ra như vậy, học sinh sẽ ít còn muốn tìm hiểu sâu về cái hay, cái đẹp của văn chương. Bởi vì, không cần học các em vẫn "chặt chém" được".
"Văn là sự cảm thụ của tâm hồn. Các tác phẩm thơ được dạy trong chương trình cực đẹp, nhưng đề không có một tí thơ nào. Với một đề văn ít chất văn, thầy cô cảm thấy khó trong cách dạy. Có lẽ, Bộ cần sớm cho biết định hướng sau này như thế nào" - cô Lan Anh đề nghị.
Theo VNN
Các Hội đồng coi thi phải có hiệu lệnh riêng Đó là chỉ đạo của Cục khảo thí về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ năm nay. Ngoại ngữ là môn thi có đặc thù riêng, gồm thi cả phần trắc nghiệm và phần tự luận nên từ công tác tổ chức thi đến việc làm bài thi của các thí sinh phải hết sức thận trọng. Theo thông...