Bộ GD-ĐT loay hoay tìm giải pháp giải quyết bài toán thiếu giáo viên
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã gửi công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông cho năm học 2022-2023.
Cả nước thiếu 94.700 giáo viên
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có báo cáo gửi Quốc hội cho biết đã phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo các địa phương rà soát, tổng hợp số liệu thừa, thiếu giáo viên và đề xuất Chính phủ bổ sung giáo viên mầm non, phổ thông theo lộ trình từ nay đến năm 2026.
Trên cơ sở đề xuất của Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Trong đó, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023. Việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật, ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng khó khăn.
Bộ cũng yêu cầu các tỉnh cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026. Các đơn vị tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế; chỉ đạo sắp xếp các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Thiếu giáo viên khiến việc dạy học và nhiều hoạt động của nhiều trường bị ảnh hưởng
Tính đến hết năm học 2020-2021, cả nước thiếu hơn 94.700 giáo viên, chủ yếu là giáo viên cho các môn học mới cấp tiểu học, THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới và giáo viên mầm non ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên môn Tin học và Ngoại ngữ trở thành môn học bắt buộc từ năm lớp 3, nhưng hai bộ môn này thiếu giáo viên trầm trọng. Riêng môn Ngoại ngữ, để thực hiện dạy theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho lớp 3 năm học 2022-2023. Theo Bộ GD-ĐT, cả nước cần thêm 5.322 giáo viên, còn cho hai năm tiếp theo lần lượt là 2.207 và 2.061 giáo viên. Tương tự, để đủ cho cả 3 năm, cả nước sẽ cần thêm 9.589 giáo viên, việc thiếu cục bộ xảy ra ở nhiều tỉnh. Với môn Tin học, theo Bộ GD-ĐT, để đủ giáo viên (tính tối thiểu 1 giáo viên/trường) cả nước cần bổ sung thêm 3.684.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trong thời gian tới, Bộ sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện tuyển đủ số giáo viên. Đặc biệt, bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 3.
Hướng đi nào cho ngành giáo dục khi thiếu giáo viên?
Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, cho rằng để phát triển được đội ngũ giáo viên thì cần xem xét lại tính đặc thù của giáo viên và xây dựng chính sách phù hợp. Cần có sự thống nhất trong quan điểm giữa Bộ Nội vụ và Bộ GD-ĐT về cách tính định biên giáo viên và vấn đề thừa, thiếu giáo viên theo các lớp. Bộ GD-ĐT nên chủ động xác định cách tính phù hợp với địa bàn, vùng miền khác nhau. Sắp xếp hợp lý tại các địa phương tăng dân số cơ học, di dân để tránh thừa thiếu cục bộ giáo viên tại một số địa phương, khu vực, đầu tư xây dựng và đổi mới hệ thống đào tạo giáo viên. Sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm và cơ sở đào tạo giáo viên theo hướng khắc phục tình trạng phân tán, tập trung vào một số cơ sở đào tạo mạnh, chú trọng đầu tư xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm, làm đầu tàu cho hệ thống các trường sư phạm. Bộ cũng cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đội ngũ nhà giáo làm cơ sở hoạch định chính sách, xây dựng mục tiêu, chiến lược, phát triển đội ngũ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng,… giải quyết tình trạng thừa thiếu phổ biến giáo viên, cán bộ quản lý để bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lượng.
Tình trạng thiếu giáo viên đang xảy ra ở nhiều địa phương, đặc biệt ở các tỉnh miền núi
Được biết hiện nay các tỉnh thành cũng tự xoay sở về việc ưu tiên phân công giáo viên bộ môn còn thiếu tiết dạy tập trung vào dạy các môn học còn thiếu, hạn chế tình trạng phân công nhiệm vụ kiêm nhiệm và công tác khác (do phải giảm trừ tiết dạy). Để giải bài toán về biên chế giáo viên, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Tiêu chí “cần” là đủ số lượng và bảo đảm chất lượng. Đặc biệt cần chú trọng về chính sách nhà giáo để có những giải pháp phù hợp và tuyển dụng để có cơ chế thu hút người giỏi, có chính sách lương bổng phù hợp để nhà giáo yên tâm sống được bằng thu nhập, yên tâm gắn bó với nghề dạy học.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia giáo dục cho biết, hiện nay Bộ GD-ĐT đã có chỉ tiêu biên chế nhưng lại không có giáo viên để tuyển dụng là vấn đề nhiều địa phương đang gặp phải. Lý do là vì tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng cao hơn so với trình độ của giáo viên đang dạy hợp đồng tại địa bàn. Theo Luật Giáo dục 2019, giáo viên mầm non phải đạt trình độ từ cao đẳng trở lên và giáo viên tiểu học là trình độ ĐH. Để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên nhưng không có nguồn tuyển, một số địa phương kiến nghị các cơ quan liên quan xem xét hạ thấp tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển dụng và gia hạn để các giáo viên này tiếp tục học tập để nâng chuẩn.
Chia sẻ với phóng viên, đại diện một Sở GD-ĐT cho biết hiện nay ở tỉnh thành đa số là giáo viên trình độ trung cấp hoặc cao đẳng, nhưng việc tuyển dụng yêu cầu trình độ Đại học cũng là một khó khăn trong công tác tuyển dụng. Có những trường hợp đặc biệt là trình độ Cao đẳng và các giáo viên cũng có kinh nghiệm, muốn tuyển dụng thì họ không đồng ý với mức lương vừa đưa ra.
Từ bất cập trong công tác tuyển dụng và đào tạo, ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD-ĐT chỉ ra tình trạng thừa – thiếu giáo viên đã xảy ra nhiều năm nay ở nhiều địa phương, trường học. Tuy nhiên, bài toán này rất khó giải vì liên quan đến nhiều cơ chế, chính sách. Vì thế, ngành Giáo dục rất cần sự sẻ chia của các ngành, các cấp có thẩm quyền để khắc phục tình trạng thừa – thiếu giáo viên hiện nay.
Năm học mới 2022-2023 là năm trọng tâm của đổi mới giáo dục phổ thông
Năm học mới 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm của đổi mới giáo dục. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu toàn ngành cố gắng hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để vượt qua được những thách thức của quá trình đổi mới, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Ngày 5/9, hơn 23 triệu học sinh cả nước sẽ bước vào năm học 2022-2023 với chủ đề "Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo". Cổng TTĐT Chính phủ, Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT với nhiều nội dung quan trọng của ngành giáo dục trước thềm năm học mới.
Nhận định rõ nguy cơ, nỗ lực vượt qua thách thức
Thưa Bộ trưởng, sau 2 năm ảnh hưởng bởi COVID-19, Bộ GD&ĐT đã có những giải pháp thích ứng với dịch bệnh để các em học sinh hoàn thành năm học. Tuy nhiên, nguy cơ COVID-19 và các dịch bệnh khác vẫn còn diễn biến phức tạp, vậy Bộ có sự chuẩn bị hay các giải pháp nào để ứng phó với các tình huống đặc biệt nhưng không làm gián đoạn việc đến trường của các em học sinh, sinh viên?
Một năm học mới đang bắt đầu trong bối cảnh đại dịch cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, thách thức của đại dịch vẫn còn nguyên với ngành giáo dục. Đó là tác động của dịch bệnh đến chất lượng giáo dục, đến sức khỏe của học sinh về cả thể chất lẫn tinh thần, đến các mục tiêu rèn luyện về kỹ năng và những ảnh hưởng trên nhiều phương diện khác.
Bộ GD&ĐT nhận định rất rõ về nguy cơ của dịch bệnh, không chỉ là dịch COVID-19 mà còn của các dịch bệnh khác, cũng như những nguy cơ khách quan như thiên tai có thể ảnh hưởng tới kế hoạch, chất lượng giáo dục, do dó, ngay trong Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, ở nhiệm vụ trọng tâm thứ 2 trong số 12 nhiệm vụ, Bộ đã đặt ra yêu cầu cụ thể cho vấn đề này.
Theo đó, để chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch tổng thể của ngành giáo dục thích ứng với tình hình dịch COVID-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục.
Triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học, phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích. Tăng cường tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm, kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh; kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống y tế trường học. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường.
Đồng thời, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình "Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025", Chương trình "Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025"; Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thể thao học sinh gắn kết với nội dung môn học giáo dục thể chất thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Năm học trọng tâm đổi mới giáo dục phổ thông
Năm học 2022-2023, ngành giáo dục tiếp tục áp dụng lộ trình đổi mới sách giáo khoa cho lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Xin Bộ trưởng chia sẻ về những điểm mới cũng như sự chuẩn bị của ngành giáo dục để thực hiện tốt việc dạy và học theo chương trình, sách giáo khoa mới?
Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, có việc triển khai dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; thẩm định sách giáo khoa các lớp 4, 8, 11 và chuẩn bị biên soạn cho lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Để chuẩn bị cho tổ chức dạy học bắt buộc môn Tiếng Anh, Tin học đối với lớp 3 từ năm học 2022-2023, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các địa phương rà soát, chuẩn bị đội ngũ, phương án triển khai 2 môn học bắt buộc này, bảo đảm khi vào năm học mới, tất cả học sinh lớp 3 đều được học Tiếng Anh, Tin học theo đúng yêu cầu của Luật Giáo dục và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đối với lớp 10 - lớp đầu tiên triển khai theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT, Bộ GD&ĐT đã có các chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để địa phương, nhà trường triển khai việc lựa chọn môn học; chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhất là đối với những môn học nghệ thuật lần đầu tiên được đưa vào tổ chức dạy và học.
Muốn đổi mới về phương pháp dạy và học, về kiểm tra, đánh giá thì trước hết đội ngũ giáo viên phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực về cả kiến thức, kỹ năng sư phạm. Chỉ khi nào lực lượng giáo viên đổi mới, phát triển thì nhiệm vụ đổi mới giáo dục của toàn ngành mới được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, cần phải cung cấp thông tin rộng rãi để có được sự thấu hiểu, đồng hành, chia sẻ của các bậc phụ huynh và toàn xã hội trong sự nghiệp đổi mới này. Nếu thiếu đi sự thấu hiểu, đồng hành, chia sẻ từ phía phụ huynh cũng như xã hội thì việc đổi mới rất khó khăn. Do đó, để thực hiện thành công đổi mới, cần phải có giải pháp tổng thể, trong đó, sự nỗ lực, cố gắng và vai trò của các nhà giáo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Yêu cầu bảo đảm đủ giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới luôn đặt ra sức ép không nhỏ. Xin Bộ trưởng cho biết ngành giáo dục đã chuẩn bị thế nào để giải quyết vấn đề này, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn?
Trước hết, cần khẳng định, lần đổi mới này rất sâu sắc, toàn diện, triệt để và cũng diễn ra rất nhanh. Năm học 2022-2023 và các năm tới sẽ là giai đoạn trọng tâm của quá trình đổi mới, do đó trong các chuyến công tác tại địa phương, tôi đều nhấn mạnh nhiệm vụ này với mong muốn các địa phương sẽ dành sự quan tâm, đầu tư tập trung cho những năm tới đây.
Có thể nói, quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT giống như người thiết kế, còn quá trình "thi công" thành công đến đâu phụ thuộc rất lớn vào địa phương, trong đó, đặc biệt là tầm nhìn, cũng như nhận thức, trách nhiệm và tư duy đổi mới.
Chặng đường triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bắt đầu với lớp 1, tới lớp 2, lớp 6 trong 2 năm học vừa qua đã nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các địa phương cũng đã vào cuộc rất trách nhiệm. Tuy nhiên, qua hơn 2 năm dịch bệnh, nhiều địa phương khó khăn về chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nhiều nơi học sinh phải "học chay". Do đó rất cần các địa phương vào cuộc quyết liệt hơn nữa, dành sự quan tâm đầu tư cho giáo dục nhiều hơn nữa.
Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung 27.850 biên chế giáo viên cho các địa phương năm 2022, bảo đảm nguyên tắc có học sinh phải có giáo viên đứng lớp. Ngày 18/7/2022, tại Quyết định số 72-QĐ/TW, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Ngay sau khi có Quyết định của Bộ Chính trị, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông (27.850 biên chế giáo viên trong năm 2022-2023 và 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026).
Ngành giáo dục trân trọng cảm ơn Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã kịp thời giao bổ sung biên chế giáo viên cho ngành giáo dục, tháo gỡ khó khăn để ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ đổi mới, phát triển. Trân trọng cảm ơn Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo. Cảm ơn Bộ Nội vụ đã tích cực hỗ trợ, phối hợp với Bộ GD&ĐT trong việc đề xuất lên cấp trên thông qua quyết sách này.
Lãnh đạo các địa phương cần thể hiện sự quan tâm và quyết tâm bằng các chỉ đạo cụ thể tại địa phương, để công tác tuyển dụng, sử dung giáo viên sẽ đạt hiệu quả.
Cần có lộ trình học phí đối với các cấp học
Học phí là vấn đề nóng luôn được xã hội đặc biệt quan tâm. Xin Bộ trưởng chia sẻ lộ trình của việc tăng học phí đối với các cấp học từ năm học 2022-2023 trở đi, cũng như chế độ hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa?
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH, Tổng cục Thống kê để hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động của việc tăng học phí, giá sách giáo khoa tới học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn và kiến nghị, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Qua nghiên cứu số liệu thu nhập bình quân đầu người quý 1/2022 so với năm trước thì mức thu nhập bình quân của người lao động còn thấp. Để tiếp tục hỗ trợ kịp thời đối với học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, bình ổn giá và kiểm soát lạm phát góp phần phục hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, Bộ GD&ĐT đã đề xuất lộ trình học phí để trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, nhiều địa phương đã chủ động đưa ra phương án giữ nguyên mức học phí, hoặc miễn học phí bậc THCS cho học sinh từ năm học 2022-2023.
Bên cạnh chính sách học phí, Bộ GD&ĐT cũng đã trình Chính phủ phương án sử dụng ngân sách Nhà nước mua sách giáo khoa phổ thông cho học sinh mượn để triển khai từ năm học 2022-2023. Nếu được triển khai thực hiện, chính sách này cũng sẽ góp phần giúp giảm gánh nặng kinh tế cho học sinh, phụ huynh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa.
Cần nỗ lực hơn nữa để vượt qua khó khăn thách thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao
Giáo dục phát triển là minh chứng cho đất nước phát triển. Là tư lệnh ngành, Bộ trưởng có thể chia sẻ thông điệp của mình nhân dịp năm học mới bắt đầu?
Năm học vừa qua, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, vừa phải ứng phó với tình hình phức tạp của dịch bệnh, vừa phải hoàn thành kế hoạch và các nhiệm vụ lớn của ngành, song có thể nói, ngành giáo dục đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học đề ra. Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, tôi cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ; sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các bộ, ban, ngành liên quan; sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các địa phương.
Đặc biệt, tôi xin ghi nhận, cảm ơn, biểu dương toàn thể giáo viên, các cán bộ quản lý của ngành giáo dục bởi những nỗ lực vượt bậc và những cố gắng phi thường trong năm qua. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới toàn thể các phụ huynh đã đồng hành, đã ủng hộ, đã hỗ trợ đối với sự nghiệp giáo dục; đồng thời ghi nhận sự cố gắng của toàn thể học sinh, sinh viên đã vượt qua những khó khăn để học tập và trưởng thành trong một năm gian khó.
Nếu như năm học 2021-2022 là một năm kiên trì mục tiêu chất lượng, cố gắng hoàn thành kế hoạch năm học thì năm học mới này, mục tiêu đặt ra là củng cố, nâng cao chất lượng và hoàn thành được các nhiệm vụ, mục tiêu đổi mới.
Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm của đổi mới, do đó, đòi hỏi toàn ngành đã cố gắng rồi cần cố gắng hơn nữa, đã nỗ lực rồi cần nỗ lực hơn nữa để vượt qua được những thách thức của quá trình đổi mới, qua đó đáp ứng được kỳ vọng của xã hội về chất lượng giáo dục và đào tạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân giao cho ngành.
Trước thềm năm học mới, tôi muốn gửi đến tất cả các thầy cô giáo, những người công tác trong ngành giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên trên cả nước lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, bình an. Chúc cho một năm học mới với nhiều thành tựu và chúng ta cùng nhau đạt những thành quả tốt nhất cho ngành giáo dục trong thời gian sắp tới.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Hy vọng một năm học đổi mới và trung thực! Ngày 05-9, cả nước sẽ đồng loạt khai giảng năm học mới nhưng trong những ngày qua, nhiều địa phương đã cho học sinh tựu trường để ổn định tổ chức. Đây cũng là năm học đầu tiên mà tất cả học sinh được đến trường học trực tiếp sau gần 3 năm dịch Covid-19 hoành hành. Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
Thế giới
16:28:48 22/02/2025
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc
Sao châu á
16:06:06 22/02/2025
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ
Sao việt
16:00:08 22/02/2025
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội
Tin nổi bật
15:57:48 22/02/2025
Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh
Hậu trường phim
15:45:44 22/02/2025
Tử vi ngày mới 23/2: Top 3 con giáp được Thần Tài che chở, công việc lẫn tình yêu đều thuận lợi
Trắc nghiệm
15:36:50 22/02/2025
Tan làm về, Quang Hải giật mình vì 1 hành động của Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng, dân mạng khẳng định cưới đúng người
Sao thể thao
15:33:57 22/02/2025
Cơ trưởng uống cả lít bia trước giờ bay khiến hãng hàng không bị 'vạ lây'
Netizen
15:31:55 22/02/2025
Nam ca sĩ đang ở thời kỳ đỉnh cao bỗng ở ẩn và đóng băng sự nghiệp, nói gì khi quyết định trở lại Vpop?
Nhạc việt
15:14:31 22/02/2025
Hội An là nơi hưởng tuần trăng mật lãng mạn nhất thế giới
Du lịch
15:05:14 22/02/2025