Bộ GD-ĐT bổ nhiệm ông Trần Quang Nam làm Chánh Văn phòng
Bộ GD-ĐT vừa trao quyết định bổ nhiệm ông Trần Quang Nam làm Chánh Văn phòng, thay ông Nguyễn Viết Lộc vừa được điều động sang làm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Ông Trần Quang Nam (bìa trái) nhận quyết định bổ nhiệm Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT. ẢNH BỘ GD-ĐT
Ngày 26.3, Bộ GD-ĐT đã trao quyết định bổ nhiệm Chánh Văn phòng Bộ cho ông Trần Quang Nam. Quyết định bổ nhiệm do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ ký, có hiệu lực từ ngày 19.3.2020, thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.
Ông Trần Quang Nam nguyên là Phó chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT.
Trao quyết định và phát biểu giao nhiệm vụ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đề nghị ông Trần Quang Nam tiếp tục phát huy trí tuệ, bản lĩnh, cùng tập thể lãnh đạo Văn phòng đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trước đó, ngày 25.3, Bộ GD-ĐT cũng đã trao quyết định điều động GS-TS Lê Thị Thanh Nhàn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, sang giữ chức Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc.
Đồng thời, điều động ông Nguyễn Viết Lộc, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT, giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ GD-ĐT.
Hiệu trưởng, giáo viên cứ làm tròn bổn phận của mình thì chẳng ai phải ngại ai
Trường học chỉ có thể đoàn kết, phát triển được khi cấp trên, cấp dưới tôn trọng, đối xử bình đẳng, hiểu được phận sự, trách nhiệm, công việc của nhau.
Video đang HOT
Việc thi tuyển hiệu trưởng các trường học phổ thông hiện nay đã có một vài địa phương đang làm thí điểm và bước đầu cũng đã tạo ra những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, đa phần các hiệu trưởng trường học bây giờ đều do cấp trên bổ nhiệm, điều động nên giáo viên không có quyền lựa chọn hiệu trưởng cho đơn vị mình.
Chính vì vậy, có những hiệu trưởng được lòng số đông giáo viên trong đơn vị nhưng cũng có những hiệu trưởng không được lòng giáo viên - đó cũng là điều dễ hiểu trong các nhà trường. Song, phải khẳng định ngay rằng dù hiệu trưởng có cố gắng, có tốt đến bao nhiêu thì cũng không thể làm vừa lòng tất cả giáo viên trong đơn vị mình.
Cứ làm tốt trách nhiệm, bổn phẩn của mình thì sẽ được mọi người tôn trọng (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Chuyện hiệu trưởng không được lòng đối với một số giáo viên và một số giáo viên không được lòng với hiệu trưởng trường mình là điều hoàn toàn bình thường, không có gì phải ngạc nhiên cả.
Trong một gia đình, cha mẹ có vài đứa con cũng có những lúc thương đứa này hơn, đứa kia ít hơn- dù đó là những người máu mủ trong nhà. Huống chi, quan hệ hiệu trưởng với giáo viên, nhân viên là quan hệ cấp trên- cấp dưới, quan hệ đồng nghiệp với nhau thì việc không bằng lòng với nhau không phải là điều bất ngờ.
Thực tế ở các nhà trường cũng có những giáo viên chưa làm tốt công việc của mình, còn yếu về chuyên môn, ngại phấn đấu, rèn luyện. Một số giáo viên có cái tôi khá lớn, thường có những phát ngôn không phù hợp trong đơn vị, có trường hợp bạo hành học trò...
Tất nhiên, gặp những trường hợp như vậy, hiệu trưởng phải nhắc nhở, thậm chí là lập biên bản, xử lý kỷ luật (nếu vi phạm nhiều lần). Những trường hợp như vậy đương nhiên không bao giờ giáo viên hợp và thích hiệu trưởng của mình.
Trong khi đó, cũng có những hiệu trưởng tham lam, độc quyền, hà khắc, không giỏi chuyên môn nhưng lại thừa mưu mẹo để loại bỏ những người hay có ý kiến, hay phản đối các kế hoạch của mình.
Những hiệu trưởng như vậy, không giúp đơn vị đi lên được mà còn làm cho đơn vị mất đoàn kết, hoài nghi, đề phòng nhau. Trong trường, sẽ có nhiều phe phái khác nhau và đương nhiên sẽ đố kị nhau.
Chính vì thế, nếu giáo viên tốt, giỏi chuyên môn, tôi vi phạm, không làm điều gì trái với lương tâm, đạo đức của người thầy thì hiệu trưởng nào kỷ luật được mình? Không thích cũng không thể làm gì được hết.
Nếu hiệu trưởng gương mẫu, không tham lam của công, nói đi đôi với làm, đối xử bình đẳng với mọi người, khách quan trong công việc thì giáo viên nào dám khinh thường và chống đối hiệu trưởng?
Vậy nên, trường học chỉ có thể đoàn kết, phát triển được khi cấp trên, cấp dưới tôn trọng, đối xử với nhau bình đẳng, hiểu được phận sự, trách nhiệm công việc của nhau. Chuyện thích hay không thích, bằng lòng hay không bằng lòng nhau chỉ là thứ yếu trong xã hội hiện đại mà thôi.
Giáo viên cần hiệu trưởng như thế nào?
Đối với hiệu trưởng thì cần giỏi về quản lý, giỏi về chuyên càng tốt, phải biết đề ra những kế hoạch dài hạn, ngắn hạn một cách khoa học để phát triển nhà trường. Điều tối kị của người hiệu trưởng là đừng tham lam những khoản tiền chế độ của giáo viên, học sinh đã được cấp trên công khai chi trả.
Người hiệu trưởng giỏi là cần biết lắng nghe những phản biện trái chiều của giáo viên, biết kích thích sự sáng tạo của giáo viên và học sinh trong nhà trường để thúc đẩy chất lượng dạy và học.
Người hiệu trưởng giỏi không chỉ về quản lý, về chuyên môn mà nghệ thuật góp ý, phê bình cũng cần phải giỏi. Bởi, trong một đơn vị hàng mấy chục con người, có trường cả trăm con người thì không thể nào ai cũng tốt, cũng giỏi được.
Vì vậy, khi gặp những trường hợp giáo viên còn hạn chế hay mắc khuyết điểm thì người đứng đầu đơn vị phải có những ngôn phong phù hợp để giáo viên không chỉ sợ mà còn phải nể để khắc phục hạn chế của mình mà trong lòng không phải ấm ức.
Tránh đe nạt, mạt sát giáo viên của mình bởi đó là điều không phù hợp trong môi trường giáo dục mà đương nhiên một người đã không thích hiệu trưởng sẽ kéo theo nhiều người khác theo.
Trong mỗi năm học, hiệu trưởng vừa là lãnh đạo nhưng đồng thời phải là "trọng tài" trong mọi công việc. Từ xét thi đua, xét công chức, xét chuẩn nghề nghiệp...đều có những tranh luận gay gắt giữa các giáo viên, giữa các tổ với nhau.
Vì thế, chỉ cần tình cảm chen vào sẽ tạo cho người này ưng nhưng sẽ có người không thích mình. Chính vì thế, nếu làm "trọng tài" tốt sẽ hóa giải được hiềm khích của giáo viên mà uy tín của người hiệu trưởng đó cũng được đảm bảo.
Giáo viên cũng cần phải thay đổi và làm tròn trách nhiệm của mình
Lực lượng chủ yếu để làm động lực phát triển nhà trường không ai khác là giáo viên đứng lớp. Nếu giáo viên hiểu được bổn phận, trách nhiệm của mình đối với đơn vị và học trò thì điều đầu tiên phải là người có chuyên môn và đạo đức tốt.
Người giáo viên đứng lớp như một tấm gương cho học trò soi. Nếu tấm gương sáng đương nhiên sẽ có nhiều học trò tốt, nếu là tấm gương mờ sẽ có nhiều học sinh bắt chước và đương nhiên rất khó để có những lớp học trò tốt.
Những thầy cô đứng lớp phải nỗ lực trong giảng dạy, học tập và tự làm mới mình trong các tiết dạy. Không tạo phe phái, không bằng lòng với thực tại, không né tránh hay ỷ lại công việc và dựa dẫm vào người khác.
Nói gì thì nói, trong cơ chế hiện nay thì giáo viên phải phục tùng hiệu trưởng trong phân công công việc. Nếu thấy sai, bất bình vì chưa phù hợp thì cần có ý kiến công khai trong các cuộc họp của nhà trường...
Một khi hiệu trưởng, giáo viên trong trường có cái nhìn cởi mở về nhau, tôn trọng nhau trong công việc, trong cách hành xử hàng ngày thì đương nhiên nội bộ đoàn kết, đơn vị đi lên và tất nhiên cũng không lo ai chèn ép, đe nẹt hoặc nói xấu được mình.
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
Hiệu quả mô hình "Một học, hai làm, ba yêu, bốn nói" Chiến sĩ Nguyễn Thành Đạt (Đại đội 3, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 2, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4) quê ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, có mẹ và em bị bệnh, mọi thu nhập của gia đình phụ thuộc vào việc đi làm thuê hằng ngày của bố. Hoàn cảnh khó khăn khiến Đạt nhiều lúc buồn chán, ít...