Bộ cần có văn bản cấm thu tiền dạy buổi 2 vì nó đang làm méo mó giáo dục
Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng không thu học phí. Thù lao trả cho giáo viên được tính vào ngân sách nhà nước.
Sau khi Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải một loạt bài viết về thực trạng dạy buổi 2 ở bậc trung học hiện nay, đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.
Thầy Dương Thy Phan cho biết, khi trực tiếp hỏi ai không thích đi học buổi 2, học sinh của thầy đã đồng loạt giơ tay như thế (Ảnh thầy Phan cung cấp)
Các ý kiến đều cho rằng, bài viết đã phản ánh đúng thực trạng việc tổ chức dạy và học buổi 2 ở nhiều trường hiện nay không hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường diễn ra một cách tràn lan.
Chia sẻ từ những người trong cuộc
Cô giáo Thanh, một trường trung học phổ thông tại Bình Thuận cho biết: “Giáo viên dạy buổi sáng cơ thể đã mệt rã rời, học sinh cũng vô cùng mệt mỏi làm sao có thể tiếp thu được bài mà học?
Dạy như thế là phản lại khoa học, phản lại giáo dục tích cực. Buổi chiều đã mệt mỏi lại còn kéo dài, đua nhau dạy muộn, suốt ngày học thuộc lòng văn, các câu tiếng Anh theo bộ đề thi, mất hết cả tư duy và sáng tạo.
Giáo viên lo hết phần của học sinh. Học sinh chán học với đống đề cương thuộc lòng.
Ngoài hoc chính khóa nên để các em có thời gian nghỉ ngơi thoải mái, phụ giúp cha mẹ làm vài việc nhỏ ở nhà và cũng là tạo điều kiện cho các em rèn kĩ năng sống. Tập cho học sinh biết cách tự học.”
Thầy giáo Hợp, một trường trung học phổ thông tại Đồng Nai cho rằng: “Học cả ngày trên trường mà tối về còn phải đi học thêm nữa thì mô hình dạy học cả ngày đã thất bại hoàn toàn. Ngành giáo dục cần xem lại để đỡ tội cho học sinh và cho cả phụ huynh”.
Video đang HOT
Thầy Dương Thy Phan, cựu giáo viên Trường Trung học phổ thông tại tỉnh Bình Thuận đặt câu hỏi: Dạy buổi 2 vì lợi ích của ai?
Đó là liều thuốc để nuôi dưỡng bệnh ngụy thành tích của ngành giáo dục mà người được hưởng lợi chính là đội ngũ ban giám hiệu, kế toán, thủ quỹ.
Mỗi học kỳ chia nhau cả cục 20% trên tổng số tiền học buổi 2 thu được không hề nhỏ từ học sinh. Số tiền được chia cho mỗi người có khi gấp 3, 5 lần giáo viên trực tiếp lên lớp, làm giáo viên bất bình.
Học 2 buổi theo kiểu “tự nguyện”, dạy đại trà là một kiểu dạy bất công. Vì giáo viên không muốn cũng phải dạy. Học sinh biết rồi cũng phải học. Có khác chi tra tấn nhau?
Học buổi 2 ngoài vấn đề hao tốn thời gian, lãng phí tiền bạc còn vấn đề hao tổn sức khỏe, tinh thần của người trẻ. Phải dành thời gian cho học sinh nghỉ ngơi, tự học, sáng tạo.
Học buổi 2 có thu phí là cách giáo dục nhồi nhét làm tê liệt khả năng sáng tạo của học trò, mà động cơ chỉ nằm ở chữ TIỀN.
Học buổi 2 cũng biến thầy cô chủ nhiệm thành cán bộ thu phí hằng ngày. Bởi đâu phải phụ huynh nào cũng có tiền đóng ngay một lần. Mỗi năm 3 đợt học, thu, còn thời gian đâu để thầy cô đầu tư vào việc dạy người? Bắt thầy cô đòi tiền, thu tiền cũng là cách hạ thấp vị thế của giáo viên trong mắt học sinh.
Sau khi bị tra tấn học buổi 2, học sinh muốn nâng cao kiến thức phải học buổi tối thêm một đến 2 ca khờ khạo, phờ phạc cả người.
Thầy Phan đã từng hỏi học sinh lớp học sinh 12A8 nơi tôi giảng dạy: “Em nào thực sự không muốn đi học buổi 2 mà bị gia đình và nhà trường ép phải “tự nguyện” thì giơ tay. Cũng chẳng bất ngờ gì khi cả lớp đều đồng loạt giơ tay.
Thầy Dương Thy Phan khẳng định: “Việc học buổi 2 gắn liền với căn bệnh ngụy thành tích, nên không giáo viên nào dám phản đối vì nó được quán triệt. Nhưng phụ huynh cần phải thức tỉnh để cứu lấy con mình trước khi quá muộn”.
Nguyên nhân dẫn đến việc dạy buổi 2 chưa hiệu quả
Việc tổ chức dạy buổi 2 cho học sinh trung học một cách đại trà, sáng học lớp thế nào chiều để y chang lớp học đó. Sáng học thầy cô nào, chiều vẫn thầy cô giáo ấy vào dạy.
Một lớp 45 học sinh với đủ trình độ giỏi, khá, trung bình, yếu thì giáo viên sẽ rất khó dạy để học sinh yếu theo kịp và học sinh giỏi không chán học.
Trong khi học sinh thường có nhu cầu khác nhau. Em chỉ cần tốt nghiệp, em chỉ cần vào cao đẳng hoặc đại học làng xàng, em nhất định chỉ vào trường tốp trên.
Trong khi đó, không phải thầy cô nào cũng có thể đáp ứng tốt những nguyện vọng của học sinh. Có giáo viên chỉ dạy được kiến thức cơ bản, và chỉ một số giáo viên mới có khả năng bồi dưỡng kiến thức nâng cao.
Tổ chức dạy buổi 2 đại trà buộc những học sinh không có nhu cầu học những môn học ấy cũng phải đăng ký học, không có nhu cầu học với giáo viên ấy cũng phải học. Thế là, nhiều em chỉ ngồi cho đủ sĩ số, mong nhanh hết giờ để đi học thêm.
Đề xuất bỏ hình thức dạy học buổi 2 bậc trung học
Thứ nhất , Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có văn bản quy định cấm thu tiền dạy buổi 2 trong nhà trường, thay thế cho Công văn số: 7291/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học.
Thứ hai , để nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường cần thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên.
Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh nhưng không thu học phí. Thù lao trả cho giáo viên được tính vào ngân sách nhà nước.
Khi các trường tổ chức dạy như thế, chắc chắn chất lượng học tập cũng sẽ nâng lên và tình trạng học thêm bên ngoài nhà trường cũng sẽ giảm đi đáng kể.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Trường Trung học phổ thông Ngô Gia Tự: Tạo dấu ấn bằng những đột phá
Trải qua 20 năm thành lập và phát triển, đến nay, Trường THPT Ngô Gia Tự (TP. Cam Ranh) đã trở thành một trong những lá cờ đầu của tỉnh về chất lượng giáo dục, có nhiều đóng góp vào thành tích chung của ngành.
Kết quả này có sự góp sức của các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên (GV) nhà trường với nhiều nỗ lực, đổi mới trong công tác quản lý và tổ chức dạy học.
Cô Nguyễn Thị Yến - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường THPT Ngô Gia Tự cho biết, nhà trường chú trọng quản lý về chất lượng chuyên môn đối với GV thông qua việc thường xuyên dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, triển khai sinh hoạt các tổ chuyên môn đảm bảo tính hiệu quả, tránh qua loa, hình thức.
Đối với học sinh (HS), trường tổ chức kiểm tra chung theo khối một cách nghiêm túc, chặt chẽ từ khâu ra đề, coi kiểm tra, chấm bài đến nhận xét, đánh giá HS. Từ đó, các GV đánh giá được năng lực thực chất và sự tiến bộ của các em để có những giải pháp bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu phù hợp.
Tập thể cán bộ, giáo viên Trường THPT Ngô Gia Tự.
Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên phát động các phong trao thi đua trong HS, GV, thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các hoat đông ngoại khóa, văn nghê, thể dục thể thao... để tạo không khí sôi nổi, thi đua trong dạy và học.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng được quan tâm hơn. Ngoài ngân sách hàng năm, trường đã huy động nguồn xã hội hóa từ phụ huynh HS để xây dựng 2 phòng máy vi tính với 96 máy, 1 màn hình 65inches, 22 tivi 65inches và khu dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Mỗi năm, trường phối hợp với các mạnh thường quân trao học bổng cho HS với số tiền hơn 100 triệu đồng...
Nhờ những giải pháp thiết thực, đồng bộ, Trường THPT Ngô Gia Tự đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. 20 năm qua, trường có tỷ lệ bình quân HS tốt nghiệp THPT và giáo dục thường xuyên đạt 98,9%. Riêng từ năm học 2014 - 2015 đến nay, tỷ lệ tốt nghiệp ở cả 2 hệ đều đạt 100%. Tỷ lệ HS đỗ đại học, cao đẳng đạt 84,8%.
Trường có tổng cộng 356 HS giỏi cấp tỉnh, 28 HS giỏi cấp quốc gia, 40 GV giỏi cấp tỉnh. Liên tục trong 6 lần tham gia Hội thi GV giỏi cấp tỉnh từ năm học 2005 - 2006 đến 2017 - 2018, trường đều đạt giải, trong đó có 2 lần đạt giải nhất, 2 lần đạt giải nhì, 2 lần đạt giải 3 toàn đoàn. 166 sáng kiến, đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng của GV đã được hội đồng khoa học các cấp, ngành đánh giá, xếp loại.
Theo cô Nguyễn Thị Yến, thời gian tới, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường chú trọng đến việc xây dựng khối đoàn kết tập thể, nâng cao chất lượng đội ngũ, chú trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, GV và quan tâm đào tạo năng lực, trình độ cho đội ngũ kế cận.
Trường cũng sẽ tiếp tục chủ động đổi mới phương pháp quản lý và giảng dạy, tổ chức tốt công tác thao giảng, hội giảng, dự giờ, thăm lớp, sử dụng hiệu quả các phương tiện, trang thiết bị, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học...
Hải Phòng đầu tư cho giáo dục, nhìn từ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố Được đầu tư hàng chục tỷ đồng, hiện nay Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố (Hải Phòng) có đủ cơ sở vật chất phục vụ học sinh từ lớp 1-3 được học 2 buổi/ngày. Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Để chuẩn bị đón chương trình này, mấy năm qua, quận Lê...