Black Friday đã quá nhàm, Việt Nam tháng nào cũng giảm
Black Friday là ngày mà các tín đồ mua sắm trên toàn cầu háo hức mong chờ bởi có hàng loạt đồ chơi công nghệ, quần áo và vô số thứ được giảm giá mạnh.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, vì giảm giá quanh năm nên hiệu ứng của ngày này với thị trường Việt không thực sự lớn.
Giảm giá quanh năm, Black Friday chỉ tạo hiệu ứng
Dạo quanh các trung tâm thương mại lớn, một số quầy hàng cũng đã bắt đầu chuẩn bị cho ngày hội giảm giá Black Friday. Nhiều mặt hàng được treo biển giảm giá 50% – 80%, hoặc lên tới 50%.
Dọc các tuyến phố mua sắm, các trung tâm thương mại, cửa hàng đã bắt đầu chuẩn bị cho Black Friday
Trò chuyện với Lê Trà, một nhân viên bán đồng hồ trong trung tâm thương mại, cô cho biết: “Thực ra, không cứ gì ngày “ Thứ Sáu đen” bên em mới giảm giá. Ngay trước đó vài ngày cũng vừa kết thúc một chương trình giảm giá xong, các chương trình này được chạy liên tục để kích cầu tiêu dùng. Mà danh sách các mặt hàng được giảm có cả mới cả cũ, có cả những chiếc đồng hồ trị giá gần 30 triệu đồng.”
“Tuy nhiên, ngày hội giảm giá Black Friday này cửa hàng vẫn tham gia cùng để tạo hiệu ứng chung. Nhưng không chỉ giảm giá mỗi ngày thứ 6, mà chương trình sẽ kéo dài 3 ngày từ thứ 6 cho đến hết ngày chủ nhật. Vì là hàng có giá trị nên chỉ có 50 – 80% số sản phẩm được sale ở mức 30%”, Trà nói.
So sánh giữa sức mua ngày thường và ngày Black Friday năm ngoái, Trà nhẩm tính: “Trung bình mỗi ngày tại đây bán được 5 chiếc đồng hồ. Năm ngoái chương trình Black Friday được chạy trong 2 ngày, mỗi ngày tiêu thụ hết 15 chiếc đồng hồ, tính ra cũng khoảng gấp 3 ngày thường. Còn vào các đợt chạy giảm giá trong tháng bình thường thì lượng hàng trong ngày Black Friday tiêu thụ cũng gấp 1,5 lần.”
Video đang HOT
“Con số không vượt trội hẳn, do tâm lý người Việt mình vẫn còn nghi ngại và các đợt giảm giá giống như vậy có liên tục trong năm nên họ không hào hứng. Các chương trình khuyến mại giảm giá trong ngày Black Friday bên nước ngoài rất sâu, ngay cả những mặt hàng công nghệ. Họ giảm như thế mới thực sự kích thích người tiêu dùng bỏ tiền túi ra mua sắm”, Trà chia sẻ.
Nhắn tin tới khách hàng về chương trình giảm giá ngày “Thứ Sáu đen”
Nguyễn Thế Vinh – nhân viên tại một cửa hàng bán giày khá nổi tiếng, cho biết: “Ngày 19 vừa rồi cũng vừa kết thúc đợt giảm giá, với danh sách và mã hàng y như đợt Black Friday chuẩn bị chạy này và cũng được giảm giá từ 30 – 50%.”
Việc giảm giá liên tục không hẳn đúng với tất cả các quầy hàng, nhiều cửa hàng làm ăn tốt rất ít khi có chương trình giảm giá. Nhưng trong dịp như này, gần như tất cả các cửa hàng mua sắm trong các trung tâm thương mại đều tham gia chương trình giảm giá để tạo hiệu ứng chung.
Giới buôn online tất bật đặt hàng
Trên các trang Amazon, Ebay hiện đã bắt đầu xuất hiện các mặt hàng được giảm giá. Nhưng đa phần, khách hàng quan tâm nhất vẫn là mặt hàng công nghệ, đồng hồ, kính mắt, giày và quần áo,…
Gian hàng giảm giá đặc biệt Amazon Black Friday sẽ mở cửa từ 0 giờ đêm ngày 17/11 cho đến 23:59 ngày 26/11.
Nguyễn Bùi Khoa đang làm cho một trang web thương mại điện tử của Việt Nam, những ngày này Khoa khá bận vì phải nhận đơn hàng liên tục. Khoa cho biết: “Không chỉ thế giới, người Việt hiện cũng đang rất chờ đợi ngày này vì hàng hiệu, hàng công nghệ được giảm giá tới 50%, thậm chí hơn. Nên đơn hàng về liên tục với đủ các loại mặt hàng trên các trang Amazon hay Ebay.”
“Nhưng mặt hàng được ưa chuộng nhất có lẽ vẫn là đồ công nghệ. Từ máy tính bảng, máy ảnh, điện thoại, cho đến những đồ chơi công nghệ bé tí xíu. Xếp sau đó là đồng hồ và giày sneaker của các hãng nổi tiếng, quần áo cũng có nhưng không nhiều do size của mình và nước ngoài không tương đồng nhau”, Khoa cho biết thêm.
Để chuẩn bị cho ngày này, các trang thương mại điện tử như của Khoa phải chuẩn bị trước 2 – 3 ngày. Bùi Khoa cho biết: “Liên tục, 2 tiếng tôi phải thay banner 1 lần, cứ mặt hàng nào không hiệu quả là lập tức phải thay. Tất cả banner phải chuẩn bị trước 2 – 3 ngày thì mới kịp.”
“Khi khách đặt xong, mình còn phải lo các khâu thủ tục để mua và chuyển hàng về cho khách. Tùy vào quy mô và cách làm của từng trang thương mại điện tử, hàng có thể 1 tháng hàng mới về, hoặc một số trang thì chỉ 2 tuần là về. Ngoài giá mua ra, khách sẽ phải thanh toán thêm chi phí tính theo cân nặng, địa điểm chuyển,…”, Khoa cho biết thêm.
Theo Dân Trí
Giao hàng vỡ trận không theo kịp mua sắm online
Người bán cứ bán, người mua cứ mua, hết Black Friday lại đến Online Friday nhưng lại thiếu trầm trọng những người giao hàng.
Trong đợt khuyến mãi mua sắm trực tuyến năm nay, khi tình trạng nghẽn mạng gần như đã được giải quyết thì khâu phiền phức cho người mua hàng lại rơi vào bộ phận giao hàng.
Để tránh cảnh chen lấn đông đúc dịp Black Friday, anh Lưu Huỳnh, làm việc tại công ty thực phẩm ở TP.HCM, đã lên trang Lazada đặt mua một modem WiFi và yên tâm sẽ nhận được hàng trong 5-7 ngày.
Nhưng hơn hai tuần sau, món hàng vẫn bặt vô âm tín. Vào trang web kiểm tra tình trạng đơn hàng, hệ thống thông báo hàng đã được giao đi.
Liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng, anh Huỳnh nhận được câu trả lời tự động "khuyên khách hàng nên vào trang web tự kiểm tra tình trạng đơn hàng"...
Nhân viên giao hàng cho khách đặt mua online tại quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Trong thư phản hồi trường hợp của anh Lưu Huỳnh, ông Alexandre Dardy, Tổng giám đốc điều hành Lazada Việt Nam, thừa nhận tình trạng quá tải trong những ngày thực hiện chương trình khuyến mãi mua sắm, đặc biệt các đơn hàng được đặt trong ngày cao điểm của đợt khuyến mãi khiến dịch vụ bán hàng, trong đó có giao hàng, không được tốt.
Với chương trình giảm giá trong 3 ngày cao điểm tháng 11 của sàn này, đã có tới gần 1,5 triệu sản phẩm được bán ra, tăng 3 lần so với năm ngoái. Như vậy, dù có đến hàng triệu khách mua nhưng các đơn hàng vẫn đang trong tình trạng... xử lý ở bộ phận giao hàng.
Nhiều khách hàng khác mua sắm online phản ảnh cũng nhận được thông báo gia hạn ngày giao hàng của các trang bán hàng trực tuyến vì... xử lý không kịp, thậm chí có tình trạng... giao nhầm.
Chị Nguyệt Thu, khách hàng của trang mạng điện tử L., cho biết đã mua sản phẩm thời trang ghi xuất xứ Việt Nam, nhưng đến khi nhận hàng lại gắn mác Trung Quốc.
"Tôi phản ảnh, nhà cung cấp lẫn nhà bán hàng là đơn vị trung gian xin thu hồi, hoàn tiền. Họ nói do mùa cao điểm nên thông tin cập nhật bị lỗi", chị Thu kể.
Nhiều "đại gia" mảng thương mại điện tử vẫn khá lúng túng trong kiểm soát chất lượng giao hàng của đơn vị thứ ba. Đại diện Lotte.vn cho biết đến nay trên 80% đơn hàng của mình được đối tác vận chuyển, vì vậy còn một tỉ lệ nhất định các đơn hàng có thời gian giao hàng thực tế lâu hơn dự kiến...
Ông Minh Bùi, chuyên gia thương mại điện tử, cho rằng sự quá tải dịch vụ của các nhà bán lẻ vừa qua cho thấy hạ tầng phục vụ thương mại điện tử của Việt Nam còn chưa đáp ứng kịp sự phát triển của thị trường.
"Các doanh nghiệp phải chịu sức ép ngày càng lớn từ nhu cầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ với tốc độ nhanh hơn và giá thành thấp hơn", ông Minh Bùi nhận xét.
Ông Thomas Harris, Giám đốc điều hành DHL Ecommerce Việt Nam, đánh giá giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam hiện chỉ chiếm 1% thị trường, 99% giao dịch buôn bán vẫn là tại các cửa hàng.
Trong khi ở nhiều nước khách có thể theo dõi được các thông tin cập nhật tự động về trạng thái đơn hàng, ông Thomas Harris trích dẫn nghiên cứu của doanh nghiệp mình cho hay có đến 66% người mua hàng trực tuyến ở Việt Nam yêu cầu dịch vụ giao hàng đáng tin cậy và phần lớn không hài lòng lựa chọn giao hàng hiện nay.
"Người mua hàng trực tuyến ngày càng kỳ vọng những lựa chọn tốt hơn và có sự kiểm soát chặt chẽ với trải nghiệm nhận hàng", ông Thomas Harris nói.
Theo TTO
Có một nơi mà chỉ cần 500k có thể mua cả thế gian, bạn tin không? Chuyện thật như đùa, chỉ cần khoảng 500k và vài phút lướt trên bộ sưu tập "Rẻ vô địch" của Shopee, các tín đồ shopping có thể mang về nhà tất tần tật mọi thứ. Mua sắm thả ga mà tổng thiệt hại chưa tới 500k Những ngày qua các tín đồ mua sắm online đang háo hức chờ đợi một bộ sưu...