Bình ổn thị trường trong mùa mưa lũ
Thị trường miền Trung trong những ngày mưa lũ giá cả các mặt hàng thiết yếu không có những biến động lớn
Tình hình bão, mưa lũ đang diễn biến rất phức tạp tại khu vực miền Trung. Tác động tiêu cực từ thiên tai đã và đang gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhiều hộ dân… Tuy nhiên, thị trường miền Trung lúc này nhìn chung vẫn đang khá ổn định. Mặt bằng giá cả được cơ quan chức năng kiểm soát tốt, góp phần để người tiêu dùng vượt qua những khó khăn trong thời điểm hiện nay.
Thị trường miền Trung trong những ngày mưa lũ giá cả các mặt hàng thiết yếu không có những biến động lớn
Trước đó, để bình ổn thị trường các địa phương trong khu vực đã lên kế hoạch dự trữ nguồn hàng khá phong phú, sẵn sàng ứng phó trong những tình huống cấp thiết. Theo đại diện Sở Công thương TP.Đà Nẵng, từ trước thời điểm cơn bão số 9 đổ bộ vào đất liền, Sở Công thương thành phố đã chủ động làm việc với các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, phân phối, tiểu thương có dự trữ hàng hóa thiết yếu trên địa bàn sẵn sàng điều động khi có yêu cầu. Cụ thể, lượng hàng hóa thiết yếu sẵn có tại Đà Nẵng gồm 165 tấn gạo, 1 triệu gói mì ăn liền, 300 nghìn chai nước uống đóng chai loại 1,5 lít, hơn 1 triệu lít xăng, hơn 2 triệu lít dầu diezen, hơn 20 nghìn lít dầu hỏa. Bên cạnh đó, là một lượng hàng lớn tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đã sẵn tung ra thị trường… Ông Lê Trung Chinh – Phó Chủ tịch Thường trực TP. Đà Nẵng cho rằng, nguồn hàng hóa, lương thực, thực phẩm trên địa bàn thành phố đảm bảo, dồi dào. Tuy nhiên, các địa phương cũng có phương án để khi xảy ra lũ lụt có thể cung ứng lương thực, thực phẩm đến kịp thời với từng người dân, đặc biệt trong thời điểm khi lũ lên nhanh.
Tương tự, tại các địa phương khác trong khu vực như, Quảng Nam, Quảng Ngãi… các cơ quan chức năng cũng đã xây dựng kế hoạch, phương án dự trữ và cung ứng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu trong thời gian xảy ra mưa lũ. Trong đó, tập trung nhiều vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân như, lương thực và nước uống… Chỉ tính riêng tại Quảng Ngãi, tổng lượng hàng lương thực, thực phẩm dự trữ của tỉnh gần 12 nghìn tấn. Trong đó, ngoài lượng hàng hóa dự trữ tại siêu thị còn có lượng hàng dự trữ tại các cơ sở kinh doanh lương thực, thực phẩm. Trường hợp đặc biệt, nếu hết lượng hàng ở trên, các hệ thống siêu thị sẽ điều chuyển nguồn hàng từ tổng về kho để cung cấp trong thời gian tiếp theo. Ông Đỗ Tiến Đạt – Phó giám đốc Sở Công thương Quảng Ngãi cho biết, chúng tôi đã chỉ đạo các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các đơn vị phân phối, bán lẻ, cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu dự trữ nguồn hàng sẵn sàng cung ứng khi có yêu cầu với giá cả bình ổn…
Trên thực tế, thị trường khu vực miền Trung trong những ngày cao điểm mưa lũ như vừa qua, giá cả các mặt hàng vẫn tương đối ổn định. Các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm… không có những biến động lớn, trên thị trường không có tình trạng khan hiếm hàng. Để có được sự bình ổn này, một trong những yếu tố quan trọng là nguồn cung trên thị trường được đảm bảo. Duy chỉ có mặt hàng rau xanh và hải sản tại một số địa phương trong khu vực là có hiện tượng tăng giá. Đơn cử như tại TP. Đà Nẵng, khảo sát tại các chợ dân sinh trên địa bàn thành phố giá các loại rau xanh tăng cao, so với thời điểm trước. Đơn cử, như rau muống bình thường trước thời điểm mưa lũ chỉ có 10 nghìn đồng/bó, nay tăng lên 20 nghìn đồng, mồng tơi 15 nghìn đồng/bó tăng lên 20 nghìn đồng, cải xà lách 65 – 70 nghìn đồng/kg, cải bẹ 25 nghìn đồng/kg…
Bà Nguyễn Thị Phượng, tiểu thương kinh doanh rau xanh tại chợ Cẩm Lệ (Đà Nẵng) cho biết, do ảnh hưởng từ đợt mưa lũ kéo dài ở các tỉnh miền Trung, nguồn cung các mặt hàng rau xanh sụt giảm khiến giá cả tăng lên đáng kể. Những ngày qua, nguồn rau về chợ giảm từ 30 đến 40% so với trước kia, nguyên nhân do nguồn cung chủ lực từ các vựa rau ở Quảng Ngãi hay Quảng Nam, đang chịu nhiều thiệt hại nặng nề trong đợt mưa lũ kéo dài như vừa qua. Trong khi đó, nếu đặt hàng nhập rau củ quả từ Lâm Đồng về cũng phải đặt trước cả tuần mới có rau về tới Đà Nẵng. Trên thị trường, cùng “nhích” giá như rau xanh còn có các sản phẩm thủy hải sản, do tàu, thuyền đánh bắt của bà con ngư dân không ra khơi được trong thời điểm có mưa bão.
Video đang HOT
Trước đó, ngoài việc chủ động nguồn cung tại các địa phương, để tránh tình trạng các đối tượng lợi dụng nhu cầu tăng cao từ thị trường để kiếm lời bất chính, gây sốt giá, Tổng cục Quản lý thị trường đã yêu cầu lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành trong khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng tung tin thất thiệt, tăng giá hàng hóa bất hợp lý để thu lợi bất chính, gây bất ổn thị trường. Trong đó, lưu ý các mặt hàng thiết yếu có khả năng tăng giá, thiếu hụt sau bão như lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng tôn lợp, xi măng, đồ sửa chữa điện, điện tử, máy, thiết bị và sản phẩm gia dụng khác…
Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng sẽ xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng mưa gió để “chặt chém” như trường hợp một quán bún ở Hà Tĩnh đã thu 50 nghìn đồng/bát của một đoàn cứu trợ. Trước đó trên mạng xã hội đăng tải hình ảnh quán bún Thu Huế, đường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh với nội dung cảnh báo các đoàn từ thiện đến Hà Tĩnh ăn sáng nên tránh quán này ra bởi chủ quán tăng giá chóng mặt. “Ủng hộ giúp đỡ cho bà con vùng lũ chính quê hương của họ mà vẫn “chặt chém” 50 nghìn đồng/bát bún ăn sáng. Trong khi giá bán cho mọi người xung quanh là 30 nghìn đồng”… Ngay sau đó, chủ quán bún này đã bị cơ quan chức năng ở địa phương tiến hành xử phạt. Đồng thời, quán ăn này cũng nhận được không ít “gạch đá” của dư luận, khi họ cho rằng, chủ quán này không chỉ thiếu đạo đức kinh doanh mà còn thiếu cả tình người, đặc biệt trong thời điểm mưa lũ đang hoành hành như hiện nay
Thịt heo giá cao còn kéo dài
Giá thịt heo có xu hướng giảm nhưng vẫn còn đứng ở mức rất cao so với bình thường
Ngày 7-9, ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), cho biết công ty đã có văn bản đề xuất với Sở Tài chính TP HCM giảm giá các mặt hàng tham gia chương trình bình ổn thị trường với mức giảm từ 5%-8% do những ngày gần đây giá heo hơi VISSAN mua vào ở mức 78.000 - 78.500 đồng/kg.
Giảm nhưng vẫn cao
Ở lần thay đổi giá gần nhất vào giữa tháng 6 vừa qua, VISSAN căn cứ vào giá heo hơi mua vào là 83.000 đồng/kg. Như vậy, so với mức giá đỉnh hồi tháng 5 vừa qua, giá heo hơi đã giảm 20.000 - 25.000 đồng/kg. Giá thịt heo bán lẻ cũng giảm tương ứng nhưng vẫn còn rất cao so với trước đây.
Bà Trần Thanh Hoa (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) cho hay trước đây hầu như ngày nào gia đình bà cũng ăn thịt heo hoặc nấu canh từ nước hầm xương nhưng gần một năm nay, giá thịt cao quá nên phải giảm bớt. "Mấy hôm rồi nghe giá thịt giảm nhưng ra chợ vẫn thấy những phần thịt ngon như ba rọi, sườn non giá lên tới 170.000 - 200.000 đồng/kg, nạc 120.000 - 130.000 đồng/kg. Hôm nào ăn thịt heo là tôi gần như không còn tiền để mua thêm món gì khác cho gia đình" - bà Hoa than thở.
Giá heo cao không chỉ làm khổ bà nội trợ mà doanh nghiệp (DN) bán lẻ cũng khó khăn. Ông Nguyễn Ngọc An cho biết trong 6 tháng đầu năm, riêng mảng tươi sống, VISSAN đã lỗ 87 tỉ đồng do giá heo hơi quá cao trong khi giá bán lẻ phải bình ổn. "Xu hướng giá heo hơi sắp tới phải chờ thêm khoảng 10 ngày nữa, tức hết tháng 7 âm lịch, mới có thể dự báo được. Tuy nhiên, trường hợp tốt nhất theo kỳ vọng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là giá heo hơi về mức 70.000 đồng/kg cuối năm nay thì vẫn ở mức cao, khó khăn cho người tiêu dùng và đơn vị bán lẻ" - ông An nhìn nhận.
Ông Phạm Đức Bình - Giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam - cũng cho hay mảng bán lẻ thịt heo của DN giảm đến 50% vì giá cao khiến nhiều người tiêu dùng quay lưng.
Giá thịt heo cao làm khổ bà nội trợ
Chưa giảm giá trong ngắn hạn
Một báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Ipsos vừa công bố mới đây có nhận định do ảnh hưởng dịch tả heo châu Phi, dự kiến đến tháng 10 năm nay, Việt Nam vẫn thiếu 1 triệu con heo. Bước sang năm 2021, khoảng cách cung cầu dần thu hẹp nhưng tình hình vẫn khó. Dự báo đến tháng 4, lượng heo thiếu hụt vẫn ở mức 720.000 con và tháng 10-2021 là 200.000 con.
Ông Quách Phong, Giám đốc Bộ phận Tư vấn Ipsos, giải thích khái niệm "thiếu thịt heo" là căn cứ vào lượng tiêu thụ thịt heo. Cụ thể, vào thời điểm tháng 4-2019, lượng thịt heo tiêu thụ của người Việt bình quân gần 29 kg/người/năm thì đến tháng 4-2020 chỉ còn gần 25 kg/người/năm nên gọi là thiếu. "Người tiêu dùng đã và đang tạm thời sử dụng thịt gia cầm, thịt bò và hải sản thay cho thịt heo. Về lâu dài, nếu giá thịt heo vẫn cứ cao, chắc chắn họ sẽ chuyển hẳn sang loại thực phẩm rẻ tiền hơn" - ông Phong nhìn nhận.
Cũng theo ông Phong, do nguồn cung thịt heo vẫn chưa bình thường như trước đây nên giá thịt heo neo ở mức cao là điều dễ hiểu. Ngoài yếu tố cung cầu, do dịch bệnh, chi phí chăn nuôi heo cao hơn trước cũng dẫn đến việc giá heo cao, chưa thể về mức bình thường như trước đây trong ngắn hạn được.
Trong khi đó, ông Phạm Đức Bình lại nhìn nhận vấn đề giá thịt heo phụ thuộc lớn vào thái độ của người tiêu dùng. "Tôi cho rằng giá thịt heo giảm trong thời gian qua có yếu tố quan trọng là người tiêu dùng bớt mua do thu nhập sụt giảm vì Covid-19. Họ đang dần chấp nhận thịt heo nhập khẩu vì giá thấp hơn 30% hoặc thịt gà, cá nuôi... Nhờ đó, cung cầu mặt hàng thịt heo có thể sớm cân đối và giá giảm về mức phù hợp" - ông Bình nhận xét.
Cũng theo ông Bình, về dài hạn, ngành chăn nuôi heo Việt Nam phải hạ giá thành để cạnh tranh sòng phẳng với thịt nhập khẩu. Nếu ai không hạ được giá thành thì tốt nhất nên bỏ nghề vì quyền lợi của 100 triệu người tiêu dùng quan trọng hơn nhóm những người trong ngành chăn nuôi heo. "Không thể cứ nuôi heo giá cao rồi bắt người tiêu dùng phải mua vì phân công lao động hiện nay không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã mở rộng ra toàn cầu. Do đó, DN chỉ nên sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế, giá rẻ" - ông Bình thẳng thắn.
Theo Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, lượng heo về chợ ngày 7-9 đạt 4.279 con (khoảng 321 tấn), giá heo mảnh loại 1 là 103.000 đồng/kg, loại 2 là 93.000 đồng/kg, tương đương những ngày trước đây nhưng tiêu thụ khá chậm.
Chăn nuôi heo lãi lớn
Giá heo tăng cao trong thời gian dài đã giúp nhiều DN chăn nuôi ghi nhận kết quả kinh doanh hết sức khả quan. Tại cuộc họp tổng kết kết quả kinh doanh của tháng 7 và 8 vừa qua, ban điều hành Tập đoàn Dabaco Việt Nam đánh giá tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn do dịch Covid-19 tái bùng phát tại Việt Nam từ tháng 7 sau một thời gian dài được kiểm soát. Đối với ngành chăn nuôi, dịch tả heo châu Phi vẫn còn là một thách thức lớn ảnh hưởng đến tốc độ tái đàn. Tuy nhiên, trong tháng 7 và 8, Dabaco vẫn lãi ròng hơn 260 tỉ đồng, lũy kế 8 tháng năm 2020 đạt doanh thu gần 9.000 tỉ đồng và mức lãi ròng 1.011 tỉ đồng.
Hiệu quả kinh doanh của Dabaco nằm ở hệ thống chăn nuôi heo thịt phát triển theo đúng định hướng và cung cấp sản lượng heo hơi ổn định, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hay như Công ty CP Chăn nuôi Phú Sơn (tỉnh Đồng Nai), dù không có trong danh sách 16 DN có đàn heo lớn nhất cả nước nhưng vẫn ghi nhận được 102 tỉ đồng doanh thu và 53 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2020. Với kết quả trên, công ty đã thực hiện 89% kế hoạch doanh thu và vượt 77% kế hoạch lợi nhuận.
Tương tự, Công ty Phát triển chăn nuôi Hòa Phát thuộc Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận doanh thu từ chăn nuôi và nông nghiệp đạt 5.043 tỉ đồng, tăng trưởng 42%. DN này có tổng đàn heo thịt đạt 103.170 con, theo báo cáo của Cục Chăn nuôi.
Giá thịt lợn luôn cao ngất ngưởng: Ai chịu trách nhiệm? Dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao bình ổn thị trường thịt lợn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên giá mặt hàng thiết yếu này vẫn luôn cao ngất ngưởng. Ngay từ đầu tháng 3, Thủ tướng đã yêu cầu nêu rõ trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan để xảy ra...