Bình ổn giá thịt lợn vẫn… chờ
Thời gian gần đây, giá thịt lợn đã có phần hạ nhiệt.
Tuy nhiên, mức giá này vẫn khá cao so với kỳ vọng của người tiêu dùng và mục tiêu mà ngành nông nghiệp đề ra (giảm giá lợn hơi về mức 60.000 đồng/kg). Do đó, việc giá lợn khi nào mới bình ổn đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Người tiêu dùng mua thịt lợn sạch tại Big C Thăng Long.
Cung vẫn thấp hơn cầu
Khoảng gần một tháng nay, giá lợn hơi ở cả 3 miền có xu hướng hạ nhiệt. Cụ thể, giá lợn hơi tại miền Bắc dao động từ 78.000 – 82.000 đồng/kg; tại miền Trung và Nam dao động từ 79.000 – 82.000 đồng/kg. Như vậy, so với thời điểm cách đây 3 tháng, giá lợn hơi đã giảm được gần 20.000 đồng/kg. Trên thị trường, giá thịt lợn vẫn dao động từ 140.000 – 160.000 đồng/kg. Mức giá này cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với thời điểm trước khi có dịch. Việc giá thịt lợn tăng cao trong thời gian dài đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người; thay vì dùng thịt lợn, nhiều người chuyển sang các loại thực phẩm thay thế khác hoặc sử dụng các loại thịt lợn nhập khẩu có giá thành rẻ hơn. Điều này, về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn.
Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội Bùi Tuấn Khải cho rằng, nguyên nhân chính khiến giá thịt lợn cao là cung vẫn thấp hơn cầu. Theo ông Khải, ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi đã gây tổn thất nặng nề cho ngành chăn nuôi, cả nước phải tiêu hủy 7 triệu con lợn, riêng Hà Nội là 60 vạn con. Điều này dẫn đến tình trạng cung thấp hơn cầu, đẩy giá lợn lên cao. Thời điểm này, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng vẫn thấp hơn 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
Chia sẻ về nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho biết, năm 2020, với tổng đàn nái 2,9 triệu con, tăng gần 6,94% so với thời điểm 31/12/2019, đạt 99,8% so với kế hoạch của quý II/2020. Cùng với đàn nái, đến nay cả nước có 64.212 con lợn đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho đàn nái. Tỷ lệ đàn nái ngoại và nái lai chiếm trên 80%, năng suất sinh sản trung bình của đàn nái đạt 18 con cai sữa/nái/năm, khả năng sinh trưởng cao nên khối lượng xuất chuồng bình quân đạt 87,5kg/con. Vì vậy, dự kiến sản lượng thịt lợn năm 2020 sẽ tương đương với năm 2018. Như vậy, dự kiến đến quý IV/2020 sẽ bảo đảm cơ bản nhu cầu thị trường.
Video đang HOT
Cần tuân thủ quy luật thị trường
Để hạ giá thịt lợn, vừa qua, Bộ NN&PTNT đã có nhiều giải pháp, trong đó khuyến khích tái đàn, tăng nhập khẩu thịt lợn, đồng thời kêu gọi các DN chăn nuôi lớn hạ giá lợn hơi xuất ra xuống dưới 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên đến nay, chủ trương này không thực hiện được.
Theo Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội Bùi Tuấn Khải, để bình ổn giá lợn, Nhà nước không nên ép giá lợn hơi xuống thấp mà nên để thị trường tự điều tiết. Ngoài ra, việc bình ổn giá lợn là cả một quá trình từ bình ổn giá lợn giống, chi phí chăn nuôi… Thực tiễn tại Hà Nội cho thấy, muốn tăng 60 vạn lợn cần phải có lượng con giống tương đương. Quá trình nuôi một con lợn nái đến lúc sinh sản cũng phải mất thời gian 9 tháng. Hiện nay, Hà Nội mới phát triển thêm được 1,2 vạn lợn nái. Như vậy, phải tới tháng 6/2021 mới có lợn giống ra thị trường. “Chúng ta phải chấp nhận theo cung cầu kinh tế, khi có cung nhiều, không cần khuyến cáo giá cũng tự hạ xuống. Tôi tin rằng tới quý II/2021, giá thịt lợn hơi về mức 60.000 đồng/kg” – ông Khải nhận định.
Ở góc độ người chăn nuôi, Giám đốc HTX chăn nuôi Hoàng Long Nguyễn Trọng Long cho rằng, mặc dù thời điểm này, dịch tả châu Phi đã được kiểm soát, đàn lợn dần được phục hồi nhưng việc tái đàn còn chậm, giá lợn giống ở mức cao khiến các hộ có nguồn vốn hạn hẹp chưa thể khôi phục sản xuất, các hộ có đủ điều kiện lại thận trọng do tâm lý e ngại dịch quay lại và lợn mất giá trong thời gian tới. Do đó, ngoài khuyến khích tăng đàn, đòi hỏi Nhà nước phải hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, có cơ chế khuyến khích các DN. “Việc ép giá lợn xuống thấp ngay lập tức sẽ gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi, e ngại tái đàn” – ông Long bày tỏ.
Thịt lợn đã "hạ nhiệt" nhưng vẫn ế ẩm, tiểu thương đưa ra lý do bất ngờ
Giá lợn hơi ngày hôm nay (27/8) tại hai miền Bắc - Nam tiếp tục giảm, có nơi giảm tới 4.000 đồng/kg. Giá lợn hơi liên tục giảm, thịt lợn tại chợ dân sinh cũng đã giảm nhưng ế ẩm.
Nhiều tiểu thương cho rằng tháng 7 âm lịch là thời điểm người tiêu dùng ăn chay nhiều, nên những ngày gần đây dù giá thịt lợn đã dễ chịu hơn nhưng vẫn lâm cảnh ế ẩm.
Lợn hơi liên tục lao dốc trong tuần vừa qua
Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay dao động trong khoảng 80.000 - 86.000 đồng/kg. Cụ thể, tại tỉnh Lào Cai giá lợn hơi báo giảm mạnh 4.000 đồng/kg xuống 80.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Phú Thọ giá lợn hơi hôm nay báo giảm 3.000 đồng/kg xuống mức 80.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Vĩnh Phúc giá lợn hơi ghi nhận giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống 82.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Yên Bái, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Tuyên Quang giá lợn hơi hôm nay ở mức 82.000 - 84.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Ninh Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Nam Định giá lợn hơi hôm nay được thu mua với mức 85.000 - 86.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá lợn hơi hôm nay được thương lái thu mua trong khoảng 79.000 - 86.000 đồng/kg. Một số địa phương, giá thu mua lợn hơi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg như Quảng Trị, Lâm Đồng đang giao dịch quanh mức 83.000 - 84.000 đồng/kg. Ở mốc 85.000 đồng trở lên hiện có Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hoà, Ninh Thuận đạt 85.000 đồng/kg, Thanh Hoá là 86.000 đồng/kg. Quảng Ngãi hiện đang là địa phương có giá lợn hơi thấp nhất cả nước 79.000 đồng/kg.
Thị trường lợn hơi miền Nam hôm nay được giao dịch trong khoảng 80.000 - 86.000 đồng/kg và ghi nhận mức điều chỉnh giảm từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Tại Bến Tre, giá giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 83.000 đồng/kg. Hai tỉnh Long An và Cần Thơ cũng giảm 2.000 đồng/kg trong ngày hôm nay, hiện đang thu mua quanh mức 80.000 - 82.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang, Bình Dương, Bình Phước giá lợn được thu mua với mức 85.000 - 86.000 đồng/kg.
Trước chuỗi ngày lợn hơi giảm giá, tiểu thương tại các chợ dân sinh cũng đã hạ giá bán thịt xuống 5.000 - 10.000 đồng mỗi kg. Cụ thể, thịt ba chỉ giảm thêm 5.000 đồng xuống còn 150 - 160.000 đồng một kg, thịt chân giò giảm 10.000 đồng xuống 130.000 đồng, nạc vai còn 115 - 120.000 đồng một kg,...
Giá thịt lợn đã "hạ nhiệt" nhưng lượng khách hàng vẫn ảm đạm
Quan sát tại một số chợ dân sinh lớn trên địa bàn Hà Nội cho thấy, dù giá thịt đã giảm khá nhiều nhưng sức tiêu thụ tại các chợ dân sinh vẫn rất ảm đạm. Một số tiểu thương cho rằng tháng 7 âm lịch là thời điểm người tiêu dùng ăn chay nhiều, nên những ngày gần đây dù giá thịt lợn đã dễ chịu hơn, sức tiêu thụ vẫn rất chậm.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, có 3 nguyên nhân lớn khiến giá lợn hơi giảm sâu trong tuần gần đây. Thứ nhất, do lượng lợn nhập khẩu về Việt Nam ngày càng nhiều, song song đó, các công ty chăn nuôi có thị phần lớn phát triển đàn rất nhanh; Thứ hai là do Covid-19 quay trở lại ảnh hưởng đến sức mua trong khi nguồn cung heo tăng hơn so với các tháng trước; Nguyên nhân thứ ba, thời điểm này là tháng 7 âm lịch thương lái giảm thu mua heo, người dân ăn chay nhiều, lượng tiêu thụ thịt heo giảm rõ rệt.
"Với sức mua như hiện nay, giá heo hơi có thể sẽ còn giảm. Tại một số tỉnh miền Nam nhiều nơi đang bán với giá 75.000-76.000 đồng một kg", ông Đoán nói và cho rằng, nếu liên tục giữ giá cao thì người tiêu dùng sẽ quen dần với việc sử dụng các thực phẩm thay thế. Cho nên, giá heo sẽ được điều chỉnh phù hợp với túi tiền người tiêu dùng trong thời gian tới.
Giá thịt lợn bắt đầu giảm, doanh nghiệp đua nhau bán không lợi nhuận Giá thịt lợn hơi quay đầu giảm hơn 1 tuần nay khiến giá thành phẩm đến tay người tiêu dùng cũng giảm nhẹ. Ngoài ra, các siêu thị cũng đua nhau bán hàng không lợi nhuận. Sau một thời gian neo ở mức cao, những ngày gần đây giá thịt lợn trên cả nước có xu hướng giảm. So với hồi cuối tháng...