Bình Dương tiếp tục lồng ghép giáo dục phòng chống tham nhũng
Sở GD&ĐT Bình Dương vừa có văn bản hướng dẫn tiếp tục lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng trong trường THPT.
ảnh minh họa
Theo đó, tích hợp nội dung giáo dục phòng chống tham nhũng vào các bài học trong môn Giáo dục công dân lớp 10, 11, 12; đảm bảo thể hiện các yêu cầu về mục tiêu bài học, phương pháp và kỹ thuật dạy học, phương tiện dạy học, các hoạt động dạy học.
Về thời lượng, nội dung lồng ghép 2 tiết ở học kỳ II lớp 10; 2 (hoặc 1) tiết vào học kỳ I lớp 11; 2 (hoặc 3) tiết vào học kỳ II lớp 12.
Tùy theo tình hình thực tế về định mức biên chế, số lớp học, số lượng học sinh, cơ sở vật chất, chương trình nhà trường, kế hoạch năm học… của từng đơn vị, có thể chủ động thực hiện nhiều phương thức tổ chức giảng dạy khác nhau gắn với nội dung tìm hiểu về tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng.
Ví dụ: Tích hợp, lồng ghép theo bài học trên lớp; thực hiện chuyên đề; thi đố vui để học; rung chuông vàng; mời chuyên gia nói chuyện về tham nhũng và công tác phòng chống tham nhũng hiện nay; viết bài tham luận…
Về công tác kiểm tra, đánh giá, Sở GD&ĐT lưu ý, nội dung kiểm tra, đánh giá cần thống nhất với nội dung được đưa vào dạy học trong bộ môn ở cấp THPT.
Theo Giaoducthoidai.vn
"Kê khai tài sản chỉ các ông biết với nhau, sao dân giám sát?"
Ông Hà Văn Núi - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam cho biết, hiện phần lớn nhân dân vẫn còn băn khoăn: Tại sao tham nhũng lại tràn lan như vậy? Một trong những lỗi là sự cồng kềnh, chồng chéo trong hệ thống, chính vì vậy khi vấn đề nảy sinh thì chưa xác định rõ được cơ quan nào sẽ là nơi xử lý.
Video đang HOT
Sáng 4.1, tại TP.HCM, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 13 "Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khoá VIII". Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chủ trì hội nghị.
Đến dự có các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai; Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, nhà báo Thuận Hữu và các ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam.
Tham nhũng còn tràn lan
Nêu lên những tâm tư của nhân dân trong phòng chống tham nhũng, ông Hà Văn Núi - nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam - cho biết, hiện phần lớn nhân dân vẫn còn băn khoăn: "Tại sao tham nhũng lại tràn lan như vậy? Một trong những lỗi là sự cồng kềnh, chồng chéo trong hệ thống, chính vì vậy khi vấn đề nảy sinh thì chưa xác định rõ được cơ quan nào sẽ là nơi xử lý".
Ông Hà Văn Núi phát biểu ý kiến. Ảnh: Hồ Văn
Ông Hà Văn Núi đề xuất: "Nên chăng cần tập trung bàn sâu về việc sắp xếp lại bộ máy sao cho tinh gọn và Mặt trận cùng tham gia vào vấn đề này".
Còn bà Hà Thị Liên - nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam - đánh giá: "Công tác phòng chống tham nhũng hiện nay thực hiện rất khó, do vậy Mặt trận cần phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị để thực hiện. Trong đó công tác phòng chống lãng phí chưa được đề cập nhiều, ngày càng có những công trình tiền tỷ bỏ hoang, gây lãng phí tiền của".
Để Mặt trận là cơ quan gương mẫu trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, ông Đỗ Duy Thường - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ pháp luật - cho rằng, Mặt trận cần đề cập rõ hơn Chương trình phòng ngừa trong hệ thống cơ quan UBMT các cấp, nhất là việc dựa vào dân, phát huy dân chủ trực tiếp của người dân, trong đó quan trọng nhất là ở khu dân cư để tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phòng chống tham nhũng.
Ông Lù Văn Que - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của MTTQ Việt Nam - cho rằng, hiện nay tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi, vẫn rất nhức nhối. Theo ông Que, công tác phòng chống tham nhũng lãng phí luôn là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi phải có sự vào cuộc tích cực của MTTQ, làm sao phát động được toàn dân tham gia.
Ông Lù Văn Que nêu ý kiến về chống tham nhũng.
Ông Lù Văn Que khẳng định: "Hiện có những chính sách, mang tính đặc quyền - đặc lợi, bí mật không công khai nên người dân không biết để giám sát. Để dân giám sát phải có cơ chế, phải công khai ra mới giám sát được. Kê khai tài sản thì các ông biết với nhau, có công khai đâu. Do đó, công tác phòng chống tham nhũng, làm sao kiểm soát được quyền lực. Phải trị được bệnh lạm quyền!".
Cần thể hiện tiếng nói của dân
Ông Nguyễn Túc băn khăn về chống tham nhũng, lãng phí.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Túc - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về văn hoá - xã hội đã thẳng thắn chỉ ra những mặt được và chưa được trong hoạt động của MTTQ năm 2017. Theo ông Túc, báo cáo cần sát với thực tiễn, cái gì làm được thì viết đúng, cái gì chưa làm được cũng cần nói hết, nói rõ để tìm giải pháp khắc phục, nhằm phát huy tốt vai trò nhiệm vụ của Mặt trận.
Ông Lù Văn Que lưu ý thêm: "Chống như thế nào? Chúng ta không thể đi điều tra, nghiên cứu xử lý các vụ việc. Tôi nghĩ việc trung tâm của MTTQ ngoài việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm thì tập trung giám sát phản biện, qua đó phát hiện những vấn đề khúc mắc. Sau đó, kiến nghị với Trung ương sửa đổi cơ chế chính sách cho phù hợp. Làm được vậy mới đúng với khả năng của MTTQ".
Khẳng định hoạt động của Mặt trận trong năm 2017 có nhiều nổi bật, tuy nhiên ông Nguyễn Nam Tiến - Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế - cho rằng, ở một số nơi tình hình tư tưởng nhân dân chưa ổn định, một vài chỗ nào đó cơ chế phối hợp vẫn chưa rõ ràng. Chính vì vậy, cần phải làm rõ trách nhiệm phối hợp ở đâu, chỗ nào, để triển khai cụ thể được các chương trình?
Ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam - cho rằng, trong công tác phối hợp giữa MTTQ với Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước và các tổ chức đoàn thể đã tích cực hơn để thể hiện rõ năm 2017 có bước phát triển mới và là nền tảng để tiếp tục hoàn thiện các mục tiêu trong năm 2018.
Nguyên Chủ tịch MTTQ Phạm Thế Duyệt cũng cho rằng cần chống tham nhũng mạnh mẽ, nhờ tiếng nói của dân.
Trong phương thức hoạt động của Mặt trận, ông Phạm Thế Duyệt cũng cho rằng, cần thể hiện tiếng nói của dân chứ không phải chỉ truyền đạt ý kiến của Đảng. Dân nghĩ gì và nói gì thì Mặt trận phải mạnh dạn phản ánh với Đảng, phải thể hiện rõ được tiếng nói của Mặt trận. Đảng là thành viên của MTTQ, từ đó khẳng định mối quan hệ của Đảng với Mặt trận. Cùng với phản biện của Mặt trận sẽ giúp Đảng khẳng định mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận, giúp cho Đảng quán xuyến các vụ việc ở cơ sở.
Ông Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh: "Do vậy, không cần phải chờ văn bản mới làm mà phải tỏ thái độ phản biện trước các vấn đề mà Đảng chưa giao phó. Văn bản quy phạm của Đảng là cần, nhưng việc làm của chúng ta phải phát hiện sự việc để bảo vệ cho Đảng".
Bà Trương Thị Mai và ông Trần Thanh Mẫn cùng các đại biểu tranh luận bên lề hội nghị.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho rằng, năm 2017 tăng trưởng GDP đạt 6,81%, mức cao nhất trong nhiều năm qua; toàn bộ 13 chỉ tiêu do Quốc hội đề ra đều đạt và vượt. Đây là một thành công lớn của đất nước ta, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm dần khai thác tài nguyên, chuyển sang công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển các ngành dịch vụ, du lịch.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, nhân dân và cử tri vẫn lo lắng về một số vấn đề như chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm; năng suất lao động chưa cao; nợ công cao... Đặc biệt, tham nhung, lang phí chưa thực sự đươc đây lui; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và việc công khai các kết luận thanh tra chưa kịp thời; an ninh trật tự, an toàn xã hội ở một số địa phương còn diễn biến phức tạp.
Cần phải xác nhận lạ tộc danh của các dân tộcGóp ý vào các dự thảo báo cáo trình tại hội nghị, ông Lù Văn Que - nguyên Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc - đã nhắc lại nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về "một không khí tin tưởng trong dân" đang nhân lên. Tuy nhiên, theo ông Lù Văn Que, lòng dân trong đồng bào dân tộc "vẫn có vấn đề" ở một số việc cụ thể. Đó là việc cần phải xác nhận lại tộc danh của các dân tộc.Ông Lù Văn Que nêu ví dụ, chúng ta thường gọi là dân tộc Chứt. Chứt nghĩa là những người sống ở trên rừng, trong đó có nhiều dân tộc khác nhau chứ không chỉ có riêng dân tộc Chứt. Chúng ta tự hào về dân tộc của mình và người dân tộc cũng ngày càng có ý thức dân tộc, trước tiên họ muốn cái tên dân tộc của họ phải đúng. Trước đây chúng ta đã xác định có đến 69 dân tộc, rồi sửa lại 65, 64 dân tộc và cho đến nay là 54 dân tộc. Điều 23 của Hiến pháp đã hiến định "Công dân có quyền xác định dân tộc". Bởi vậy, theo ông Lù Văn Que, không nên ghép các dân tộc khác nhau vào một cái tên chung, cần xác định lại rõ tộc danh của từng dân tộc.
Theo Danviet
Chủ tịch nước: Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng! "Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã có bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố lòng tin của nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước" - Chủ tịch nước...