Biểu hiện của lupus ban đỏ như thế nào?
Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh lý tự miễn, gây viêm và tổn hại nhiều cơ quan trên cơ thể như: da, thận, tim, phổi, các khớp, các tế bào máu và não.
Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ được chia thành 2 thể chính là: lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống, trong đó lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý tự miễn.
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý của mô liên kết có tổn thương nhiều cơ quan do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, đặc trưng bởi sự có mặt của kháng thể kháng nhân và nhiều tự kháng thể khác. Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm: khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh…
Nguyên nhân của bệnh lupus nói riêng và các bệnh lý tự miễn nói chung là do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể.
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, có một số giả thiết tạm chấp nhận là lupus ban đỏ hệ thống là hệ quả của sự tương tác qua lại của nhiều yếu tố.
Các triệu chứng của lupus thường diễn biến thành những đợt cấp tính.
Trong đó, có một số yếu tố có vai trò nổi bật hơn hẳn như:
Di truyền: Người có tiền sử gia đình anh chị em ruột bị mắc lupus ban đỏ hệ thống thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường.
Môi trường: Do các tác nhân nhiễm khuẩn, tiếp xúc với các loại hóa chất, ánh nắng mặt trời.
Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở giới nữ trong độ tuổi sinh sản…
Ngoài ra, một số thuốc như hydralazine, procainamide, isoniazid, sulfonamide, phenytoin, penicillamine có thể gây bệnh giống như lupus nên dễ chẩn đoán nhầm với lupus thực sự. Đồng thời, các thuốc tránh thai cũng đã được ghi nhận là có vai trò trong việc khởi động hay làm bệnh nặng thêm.
Biểu hiện của lupus ban đỏ
Do là một bệnh hệ thống, lupus có biểu hiện ở hầu hết các cơ quan. Đồng thời, các triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm.
Đa số bắt đầu từ từ, tăng dần với sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, đau khớp hoặc viêm khớp với biểu hiện tương tự trong bệnh viêm khớp dạng thấp. Có một số yếu tố thuận lợi khởi phát bệnh như: Nhiễm trùng, chấn thương, stress, thuốc…
Biểu hiện của lupus ban đỏ gồm:
Toàn thân người bệnh thường sốt dai dẳng kéo dài, mệt mỏi, gầy sút.
Biểu hiện đau hoặc viêm các khớp cũng thường gặp ở người lupus ban đỏ. Các biểu hiện này tương tự trong bệnh viêm khớp dạng thấp song hiếm khi biến dạng khớp; đau cơ. Một số hiếm trường hợp có hoại tử xương (thường gặp hoại tử vô mạch đầu trên xương đùi).
Tổn thương da niêm mạc: Đây là triệu chứng thường dễ nhận thấy nhất. Có đến 3/4 số bệnh nhân tự thấy các ban đỏ nổi bất thường trên da, ban đỏ hình cánh bướm ở mặt (rất thường gặp), ban dạng đĩa (gặp trong thể mạn tính), nhạy cảm với ánh sáng (cháy, bỏng, sạm da sau khi tiếp xúc với ánh nắng), loét niêm mạc miệng, niêm mạc mũi, rụng tóc, viêm mao mạch dưới da.
Video đang HOT
Bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu do viêm, thiếu máu huyết tán, chảy máu dưới da (do giảm tiểu cầu), lách to, hạch to.
Các rối loạn tâm thần, động kinh cũng có thể gặp ở lupus ban đỏ.
Bệnh nhân cũng thường có các triệu chứng tràn dịch màng tim, màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, viêm phổi kẽ. Các triệu chứng hiếm gặp: viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, hội chứng Raynaud, viêm tắc động mạch, tĩnh mạch…
Ngoài ra, thực tế trên lâm sàng, phần lớn các bệnh nhân đến khám vì các biểu hiện không đặc hiệu như sút cân, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ âm ỉ, rụng tóc, viêm loét miệng kéo dài, đau các khớp nhỏ. Thậm chí nhiều trường hợp chỉ vì bị đau mỏi cơ, rối loạn kinh nguyệt.
Các triệu chứng của lupus thường diễn biến thành những đợt cấp tính, xen kẽ giữa những thời gian lui bệnh. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ giống với nhiều bệnh lý khác vậy nên kể từ lúc có những triệu chứng đầu tiên cho đến khi xác chẩn được bệnh có thể đã chậm trễ vài năm.
Khi có các triệu chứng nghi ngờ cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng.
Lời khuyên bác sĩ cho bệnh nhân lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ có thể gây tổn thương ở các cơ quan nội tạng như ở thận với tình trạng viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận; ở phổi với tình trạng viêm phổi kẽ, xuất huyết phổi; ở hệ huyết học với tình trạng giảm tiểu cầu, giảm hồng cầu, giảm bạch cầu. Ngoài ra, khi bệnh lupus ban đỏ gây tổn thương thanh mạc sẽ có đặc điểm là tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng ngoài tim…
Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lupus. Tuy nhiên, do cải thiện khả năng chẩn đoán và quản lý bệnh, hầu hết những người mắc bệnh sẽ tiếp tục sống một cuộc sống bình thường. Việc điều trị chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng và mức độ nghiêm trọng, biến chứng của bệnh.
Vì vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng để được kiểm tra, tư vấn, chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp với bệnh và từng giai đoạn của bệnh.
Tăng tiểu cầu có nguy hiểm không?
Tiểu cầu được hình thành trong tủy xương cùng với các loại tế bào máu khác. Bệnh tăng tiểu cầu (hay bệnh đa tiểu cầu) là tình trạng tăng số lượng tiểu cầu trong máu vượt quá mức cho phép.
Thế nào gọi là tăng tiểu cầu?
Số lượng tiểu cầu thông thường ở mức 150 - 450 G/L máu toàn phần. Khi số lượng lớn hơn 450 G/L được gọi là tình trạng tăng tiểu cầu (thrombocytosis), ít hơn 150 G/L thì được gọi là tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia). Số lượng tế bào máu nhỏ này bình thường ở mỗi người không giống nhau. Sự khác biệt còn tùy vào các yếu tố như trạng thái tâm lý, độ tuổi, giới tính, chủng tộc... hay thiết bị làm xét nghiệm.
Tiểu cầu được hình thành trong tủy xương cùng với các loại tế bào máu khác.
Tăng tiểu cầu gặp trong bệnh tăng tiểu cầu vô căn, bạch cầu mạn dòng tủy, xơ hóa tủy xương, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, sau mất máu cấp... Giảm tiểu cầu gặp trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, lupus ban đỏ hệ thống, sau nhiễm siêu vi (sốt xuất huyết Dengue, HIV, HBV, HCV...), sau truyền máu, đông máu nội mạch rải rác, cường lách, điều trị thuốc hóa trị liệu, suy tủy xương, bệnh lý ác tính tại tủy (bạch cầu cấp, đa u tủy xương...), bệnh lý ác tính di căn hoặc xâm lấn tủy xương...
Phân loại tiểu cầu
Có 2 loại tăng tiểu cầu, đó là:
Tăng tiểu cầu nguyên phát
Trong tình trạng này, các tế bào gốc trong tủy xương bị bất thường và tạo ra quá nhiều tiểu cầu. Nguyên nhân gây ra điều này thường không được biết rõ, quá trình diễn ra mà không ảnh hưởng đến các tế bào máu khác.
Có một dạng tăng tiểu cầu nguyên phát hiếm gặp mang tính di truyền. Trong một số trường hợp, đột biến di truyền gây ra tình trạng đó. Trong tăng tiểu cầu nguyên phát, các tiểu cầu không bình thường. Chúng có thể dưới hình thức huyết khối, hoặc ngược lại, gây chảy máu khi hoạt động không đúng mức.
Chảy máu còn có thể xảy ra do một bệnh lý gọi là bệnh von Willebrand. Tình trạng này ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Sau nhiều năm, bệnh có thể diễn tiến đến tình trạng tủy xương bị xơ hóa.
Tăng tiểu cầu thứ phát
Tăng tiểu cầu thứ phát xảy ra khi một bệnh lý, một điều kiện, hoặc một tác nhân ngoại lai làm gia tăng số lượng tiểu cầu. Ngược lại với tăng tiểu cầu nguyên phát, các tiểu cầu trong tăng tiểu cầu thứ phát thường là bình thường.
Những điều kiện hay yếu tố có thể gây tăng tiểu cầu trong một số trường hợp như:
Thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu tán huyết
Sau phẫu thuật cắt lách
Ung thư
Viêm hoặc các bệnh truyền nhiễm như bệnh mô liên kết, bệnh viêm loét đại tràng, và bệnh lao
Phản ứng với thuốc nào đó
Loãng xương
Một số điều kiện có thể dẫn đến tăng tiểu cầu trong thời gian ngắn gồm:
Phục hồi sau mất máu nghiêm trọng
Phục hồi từ tình trạng giảm nặng tiểu cầu do sử dụng quá nhiều rượu và thiếu vitamin B12 hay folate...
Tăng tiểu cầu thứ phát xảy ra khi một bệnh lý, một điều kiện, hoặc một tác nhân ngoại lai làm gia tăng số lượng tiểu cầu.
Sự nguy hiểm khi tăng tiểu cầu
1. Gây huyết khối (cục máu đông)
- Trong tăng tiểu cầu nguyên phát, cục máu đông thường phát triển ở não, tay và chân. Nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, kể cả ở tim và ruột.
- Cục máu đông ở não gây tai biến mạch não ra các triệu chứng đối với 25% số bệnh nhân. Triệu chứng thường gặp là đau đầu và chóng mặt mãn tính. Có thể xảy ra đột quỵ trong những trường hợp nghiêm trọng.
- Cục máu đông trong mạch máu nhỏ khiến tay chân tê và đỏ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác rát bỏng dữ dội và đau nhói chủ yếu ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
- Các dấu hiệu và triệu chứng của cục máu đông có thể bao gồm: Cục máu đông hình thành trong nhau thai gây chết bào thai hoặc sẩy thai trong 1/2 số thai phụ có tăng tiểu cầu nguyên phát. Cục máu đông không chỉ liên quan với tăng tiểu cầu, mà còn với những yếu tố khác. Tuổi> 60, tiền sử huyết khối, đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá cũng tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
2. Gây xuất huyết
Dấu hiệu của chảy máu bao gồm chảy máu cam, bầm tím xuất huyết, chảy máu từ miệng hoặc nướu răng, hoặc phân có máu. Mặc dù xuất huyết thường đi kèm với tiểu cầu thấp, nó cũng có thể xảy ra ở những người có số lượng tiểu cầu cao.
Cục máu đông hình thành ở những trường hợp tăng tiểu cầu có thể sử dụng hết lượng tiểu cầu của cơ thể. Điều này có nghĩa là không còn đủ tiểu cầu trong máu để hàn gắn lại bất kỳ dấu vết cắt đứt hoặc tổn thương của các mạch máu.
Những điều cần lưu ý khi mắc bệnh tăng tiểu cầu
Khi bạn được chẩn đoán tăng tiểu cầu, bạn cần chú ý một số điều dưới đây:
Đi khám bệnh thường xuyên.
Ngừng hút thuốc lá và kiểm soát các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông, như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol trong máu...
Theo dõi những dấu chứng của huyết khối và chảy máu và báo cáo ngay cho bác sĩ.
Dùng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tái khám định kỳ.
Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, bơi lội; tránh các môn thể thao va chạm mạnh.
Ngưng hút thuốc lá.
Duy trì cân nặng của bạn ở mức bình thường.
Kiểm soát huyết áp, mỡ máu, đường huyết nhằm giảm nguy cơ huyết khối.
Báo với bác sĩ điều trị nếu bạn cần thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật hoặc kê các loại thuốc làm tăng tiểu cầu.
Thịt bò rất bổ dưỡng nhưng đại kỵ với những người này Thịt bò là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để tiêu thụ thịt bò. Dưới đây là một số nhóm người nên hạn chế hoặc tránh xa thịt bò để bảo vệ sức khỏe của mình. Thịt bò rất bổ dưỡng nhưng...