Biện pháp giúp tuân thủ dùng thuốc
Không tuân thủ dùng thuốc là một trong những nguyên nhân quan trọng làm thất bại điều trị, dẫn đến kết quả xấu, giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ nhập viện và tăng chi phí khám chữa bệnh.
Vậy làm cách nào giúp người bệnh có thể tuân thủ dùng thuốc hiệu quả.
Tuân thủ dùng thuốc là hành vi dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Điều này bao gồm việc luôn dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, vào đúng thời điểm, trong khoảng thời gian được khuyến nghị và không tự dùng thêm bất cứ thuốc nào…
Thực hiện tối ưu và kiên trì điều trị sẽ giúp bệnh nhân đạt được kết quả lâm sàng tốt hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống.Có thể thấy tuân thủ thuốc là một một phần của kế hoạch điều trị tổng thể cho những bệnh nhân mắc bệnh cấp tính và mạn tính phụ thuộc vào thuốc.
Nguyên nhân khiến người bệnh không tuân thủ và hệ lụy
Các lý do không tuân thủ thuốc ở mỗi người bệnh là khác nhau nhưng thường bao gồm:
Cảm thấy hết triệu chứng bệnh thì ngừng thuốc: Điều này rất thường xuyên xảy ra. Ví dụ, khi bị viêm họng, bác sĩ kê kháng sinh uống 7 ngày. Khi dùng thuốc được 3-4 ngày, hết ho, sốt, người dễ chịu hơn, người bệnh thôi không uống thuốc nữa.
Cần nhớ, triệu chứng giảm không có nghĩa là bệnh đã khỏi. Việc ngừng thuốc sẽ làm cho vi khuẩn có cơ hội bùng phát trở lại, mạnh mẽ hơn làm cho bệnh có thể sẽ trầm trọng hơn và tăng nguy cơ kháng thuốc. Đối với các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường… việc ngừng thuốc này sẽ làm cho người bệnh khó kiểm soát huyết áp, hay đường huyết… khiến huyết áp, đường huyết tăng trở lại, người bệnh không kịp trở tay, dễ gây biến chứng nặng nề.
Quên uống thuốc: Tình trạng này xảy ra đối với cả bệnh cấp và mạn tính. Thuốc thường được kê đơn uống 1-2 lần/ngày, nhưng do bận công việc, hay một lý do nào đó, người bệnh không uống đủ số lần trong ngày hoặc quên uống cả ngày thuốc hôm đó. Đối với các bệnh cấp tính, việc dùng thuốc này sẽ làm giảm hiệu quả điều trị, còn với bệnh mạn tính khó kiểm soát được bệnh, thậm chí gây nhờn thuốc…
Nhầm thuốc này với thuốc khác: Tình trạng này thường xảy ra khi phác đồ điều trị quá phức tạp, dùng nhiều loại thuốc cùng lúc hoặc trong ngày, trong khi nhận thức hoặc trí nhớ của người bệnh có hạn.
Sử dụng các hộp chia thuốc giúp người bệnh tránh quên thuốc
Video đang HOT
Gặp tác dụng phụ khó chịu của thuốc: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh không tuân thủ thuốc. Khi gặp các bất lợi này, người bệnh thường cho rằng, thuốc không có hiệu quả còn gây hại và tự ý bỏ thuốc. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với người bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, hen suyễn… Vì bỏ thuốc sẽ không kiểm soát được bệnh dễ gây biến chứng nặng nề. Trong trường hợp này, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn, hoặc thay thế thuốc thích hợp. Trong những trường hợp gặp tác dụng phụ nặng cần được xử lý y tế kịp thời.
Ngoài ra, các nguyên nhân khiến người bệnh không tuân thủ thuốc còn do người bệnh thiếu sự tin tưởng vào liệu pháp điều trị của bác sĩ, thiếu nhận thức về sức khỏe và hậu quả của việc không tuân thủ, không có khả năng thanh toán thuốc (do chi phí điều trị cao)…
Những cách giúp bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc
Phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân với bác sĩ hoặc dược sĩ trong quá trình dùng thuốc
Người bệnh phải cởi mở, chủ động trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để được giúp đỡ trong việc sử dụng thuốc khi còn những băn khoăn, thắc mắc… Ví dụ, trước khi dùng thuốc cần hiểu tại sao lại được kê đơn thuốc này, cách dùng thuốc và các tác dụng phụ có thể xảy ra…
Trong quá trình sử dụng nếu gặp các bất thường (có thể do thuốc hoặc do bệnh), cần liên hệ với bác sĩ để có lời tư vấn và hành động phù hợp. Ví dụ, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng, thay đổi thời gian và liều dùng phù hợp với lịch trình của người bệnh hoặc thay sang một loại thuốc khác ít nguy cơ bất lợi hơn…
Sử dụng dụng cụ chia thuốc
Việc tuân thủ dùng thuốc trở nên phức tạp hơn khi kê đơn nhiều loại thuốc và càng khó khăn hơn khi lịch dùng thuốc khác nhau giữa các loại thuốc. Bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh mạn tính có thể dùng lên đến 7 loại thuốc khác nhau cùng một lúc. Vì vậy, các hệ thống nhắc nhở người bệnh khi đến lúc uống thuốc có thể hữu ích cho việc tuân thủ thuốc.
Sử dụng các hộp chia thuốc sẽ giúp người bệnh phân loại thuốc theo ngày hoặc phân theo liều dùng trong ngày. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh nguy cơ bỏ sót liều thuốc và uống thuốc đều đặn…
Đặt đồng hồ báo thức uống thuốc
Việc đặt báo thức có thể được lên lịch báo vào thời gian dùng thuốc được khuyến nghị. Với sự trợ giúp của điện thoại thông minh, việc đặt báo thức là một hình thức đắc lực hỗ trợ việc tuân thủ thuốc cho người bệnh…
Ngoài ra, có thể sử dụng lời nhắc để hỗ trợ bệnh nhân dùng thuốc. Ví dụ, các ứng dụng tự quản lý có thể gửi tin nhắn nhắc nhở bệnh nhân hoặc sử dụng giấy dán nhắc nhở cũng có hiệu quả trong hỗ trợ tuân thủ thuốc.
Kỳ diệu: Cách nghe nhạc để cải thiện tâm lý, nâng miễn dịch bố mẹ nào cũng nên biết
Hầu hết các bố mẹ đều biết giá trị của âm nhạc, nhất là nhạc cổ điển, nhưng thực tế nếu biết nghe nhạc phù hợp, sẽ tốt cho tất cả mọi người, bao gồm cả người suy giảm trí nhớ.
Sự kỳ diệu của việc nghe nhạc đối với sức khỏe và điều trị bệnh
Âm nhạc có sức mạnh lớn trong việc trị liệu, thay đổi tâm trạng, cải thiện chứng mất trí nhớ, nâng cao khả năng miễn dịch và nhiều tác dụng khác. Đặc biệt là bản nhạc của Mozart.
Liệu việc chọn một bản nhạc để nghe thường xuyên và loại nhạc nào có thể cải thiện chứng sa sút trí tuệ và tăng cường khả năng miễn dịch hay không? Điều này thật sự làm cho bạn bất ngờ.
Nhà toán học Hy Lạp cổ đại Pythagoras đã từng tuyên bố nghiên cứu của mình cho rằng "âm nhạc có thể chữa lành tinh thần hỗn loạn của con người".
Âm nhạc thực sự có nhiều chức năng và tác dụng đối với sức khỏe con người. Vào thời xa xưa, âm thanh của piano và sáo sẽ khơi dậy nỗi nhớ nhà.
Vào thời Chiến quốc, âm thanh của con ốc biển và trống được sử dụng để tiếp thêm sinh lực cho con người và nâng cao hiệu quả chiến đấu. Ngày nay âm nhạc có thể thể hiện các nền văn hóa khác nhau và giúp hàn gắn, hòa hợp tâm hồn con người.
Âm nhạc bao gồm vô số âm thanh và giai điệu, có thể làm hài lòng đôi tai và trái tim của bất cứ ai.
Vì vậy cho nên, nhà toán học Hy Lạp cổ đại Pythagoras từng đề xướng mọi người nên tin rằng "Âm nhạc có thể chữa lành tinh thần hỗn loạn của con người". Thời hiện đại, tác dụng chữa bệnh của âm nhạc dần dần được khẳng định, người ta phát hiện ra rằng âm nhạc có thể giúp ích rất nhiều cho những người hiện đại mắc bệnh.
Khi nhắc đến âm nhạc trị liệu, người ta có thể nghĩ ngay đến những bản nhạc Mozart quen thuộc. Âm nhạc phong phú và đa màu sắc của Mozart, với tần số cao trên 3500-5000 Hz, kích thích hệ thống thần kinh của não từ tủy sống, kích hoạt các dây thần kinh phó giao cảm, thư giãn cơ thể và tâm trí.
Giáo sư Kazuhisa thuộc Đại học Y khoa Saitama (Nhật Bản) đã chỉ ra rằng sóng cao tần tác động lên các dây thần kinh phó giao cảm của ống tủy để khôi phục chức năng của tế bào lympho và làm cho tế bào NK có thể tấn công tế bào ung thư tăng lên gấp 1,2 đến 1,6 lần ở phần cuối của các hạch bạch huyết.
Nghe nhạc của Mozart làm giảm hormone căng thẳng cortisol, tăng gấp đôi lượng kháng thể immunoglobulin A (IgA) và tăng nhanh số lượng tế bào lympho.
Nghe nhạc của Mozart sau khi tập thể dục sẽ làm cho nhịp tim và huyết áp hồi phục sớm hơn khoảng 3 lần.
Cũng có báo cáo rằng nó thúc đẩy quá trình tiết insulin và giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, sau khi nghe nhạc của Mozart, bệnh mất trí nhớ và bệnh Parkinson như bệnh Alzheimer cũng sẽ được cải thiện.
"Những âm thanh của thiên nhiên" cũng là loại âm nhạc có thể chữa lành và xoa dịu trái tim con người.
Điều này là do bản nhạc có thể mang lại sự thoải mái và dễ chịu có tác dụng cân bằng tốt và tăng cường hiệu quả thư giãn.
Những bản nhạc có nội dung đề cập đến giai điệu chữa bệnh trong tự nhiên, chẳng hạn như âm thanh của những con sông nhỏ chảy xuôi, âm thanh của gió và âm thanh của sóng.
Khi con người cảm thấy thoải mái, vui vẻ thì sẽ có sóng não alpha. Bởi vì nó cần phải lặp lại nhịp điệu do nhịp tim tạo ra, việc chấp nhận âm thanh của nhịp điệu bên ngoài có thể khiến cơ thể ở trong môi trường/không gian thoải mái nhất.
Khi nghe nhạc, nên điều chỉnh tai nghe ở mức âm lượng vừa phải đủ để cho bạn có cảm giác thoải mái, vui vẻ, mục tiêu là nên nghe vào mỗi buổi sáng và chiều khoảng 30 phút, tập trung nghe nhạc có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Không chỉ có thể chọn nghe nhạc của Mozart, bạn còn có thể chọn các loại nhạc khác mà mình thấy yêu thích, chẳng hạn như một số bài hát sâu lắng, lời bài hát hay, ca sĩ yêu thích, hoặc âm nhạc xoa dịu trái tim, v.v., có thể tạo lợi ích cho thần kinh phó giao cảm.
3 dấu hiệu cảnh báo bạn nên bắt đầu tập thể dục ngay Không tập hoặc ngưng tập gym thời gian dài có thể gây tăng cân và khiến cơ bắp suy yếu. Tăng cân không chỉ gây mất tự tin về thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tập luyện thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe như kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch...