Bị viêm phổi kéo dài sau 3 tuần nằm viện, bố mẹ em bé ngỡ ngàng vì con nhiễm “con virus nguy hiểm” qua những lần ôm hôn
Em bé 8 tháng tuổi đang khỏe mạnh bình thường bỗng lăn ra ốm sốt kéo dài. Tình trạng được chẩn đoán là viêm phổi xuất phát từ việc nhiễm virus Adino.
Bé 8 tháng tuổi nhập viện do nhiễm virus Adino xuất phát từ việc ôm hôn của người lớn
Chủ tài khoản Đ.M (HN) mới đây chia sẻ trên trang cá nhân vì con mình do nhiễm virus Adino. Theo đó, em bé 8 tháng tuổi đang khỏe mạnh bình thường bỗng lăn ra ốm sốt kéo dài. Tình trạng được chẩn đoán là viêm phổi. Bé được đưa vào viện tiêm truyền nhưng lên cơn ho dữ dội, môi tím tái. Bé phải thở oxy mới có thể hồng hào trở lại.
Chủ tài khoản Đ.M (HN) mới đây chia sẻ trên trang facebook cá nhân về tình trạng sức khỏe của con mình do nhiễm virus Adino.
Sau 3 tuần nằm viện, bé đã qua cơn nguy hiểm. Đặc biệt, các bác sĩ cũng tìm ra con virus gây bệnh viêm phổi kéo dài. Đó là virus Adino. Theo lời các bác sĩ nhắn nhủ, ai tiếp xúc, bế cháu cần vệ sinh sạch sẽ, ăn đầy đủ vitamin C. Vì loài virus này ghét vitamin C nên cơ thể con người cần đủ dưỡng chất này để phòng tránh lây nhiễm.
Đặc biệt, sau vụ việc trên, mẹ bé cũng nhấn mạnh xin đừng ai hôn trẻ nhỏ. Nguyên nhân là trẻ con có sức đề kháng yếu, dễ lây nhiễm và biến chứng. Trong đó, virus hầu hết đều từ hầu họng của người lớn lây sang trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần hết sức cẩn trọng, tránh để bất cứ ai hôn lên con.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), một trong những thói quen cực xấu của người Việt là hôn hít trẻ nhỏ. Hành động này không chỉ gây các bệnh truyền nhiễm như cúm, tay chân miệng… mà còn cả viêm màng não. Hầu hết những loại virus này đầu xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường niêm mạc mũi. Hoặc, nó cũng có thể xâm nhập qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp vào da, miệng trẻ.
Virus Adino là gì?
Theo Webmd, virus Adino hay còn gọi là Adenovirus. Đây là một nhóm virus phổ biến lây nhiễm vào niêm mạc mắt, đường thở và phổi, ruột, đường tiết niệt và hệ thần kinh. Adino là nguyên nhân phổ biến gây sốt, ho, viêm họng, tiêu chảy và đau mắt đỏ.
Bệnh do virus Adino là bệnh virus cấp tính với hội chứng lâm sàng đa dạng. Đặc biệt, trẻ nhỏ thường bị virus cấp ở đường hô hấp trên, triệu chứng điển hình là viêm mũi. Với đường hô hấp dưới, trẻ nhỏ dễ bị viêm phế quản và viêm phổi.
Virus Adino thường lây truyền cho trẻ em thường xuyên hơn so với người lớn. Hầu hết trẻ em sẽ bị nhiễm virus này một lần trong đời trước tuổi lên 10. Thông thường, chúng có triệu chứng nhẹ, tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, loại virus lây truyền này cũng có thể nghiêm trọng hơn ở người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là trẻ em.
Video đang HOT
Virus Adino thường lây truyền cho trẻ em thường xuyên hơn so với người lớn.
Virus Adeno lây lan như thế nào?
Virus Adeno rất dễ lây. Virus có thể lây lan khi ai đó ho hoặc hắt hơi. Các giọt chứa virus bay vào không khí và hạ cánh cả trên cơ thể trẻ nhỏ. Con bạn có thể bị nhiễm virus Adino khi chạm vào tay người nhiễm bệnh. Hoặc, con bạn dùng đồ chơi hoặc đồ dùng của người có virus này. Virus Adino lây lan nhanh chóng với trẻ em vì đối tượng này dễ đặt tay lên mặt, miệng… Đặc biệt, việc hôn hít trẻ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ lây nhiễm.
Trẻ nhỏ cũng có thể bị nhiễm bệnh khi thay tã. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị bệnh do ăn thức ăn được chuẩn bị bởi người chưa rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh. Virus này cũng tồn tại trong nước như hồ bơi, bể bơi nhưng không phổ biến.
Việc hôn hít trẻ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ lây nhiễm.
Khi bị lây nhiễm virus Adino, bệnh nhân có triệu chứng gì?
Mỗi loại adenovirus có thể dẫn đến những triệu chứng khác nhau:
- Viêm phế quản: Ho, sổ mũi, sốt, ớn lạnh.
- Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, sưng hạch.
- Các vấn đề ở thanh quản: Ho dai dẳng, khó thở, âm thanh cao khi hít vào.
- Nhiễm trùng tai: Đau tai, sốt.
- Đau mắt đỏ.
- Viêm phổi: Sốt, ho, khó thở.
- Nhiễm trùng dạ dày và ruột: Tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, sốt, co thắt dạ dày.
- Viêm màng não: Nhức đầu, sốt, cứng cổ, buồn nôn và nôn.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau buốt khi đi tiểu, có máu trong nước tiểu…Giới chuyên gia nhấn mạnh, nếu thấy con có biểu hiện nhiễm virus Adino cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ chuyên khoa. Nếu xuất hiện những triệu chứng nặng như khó thở, sưng quanh mắt, sốt không hết sau vài ngày, mất nước… cần nhanh chóng nhập viện.
Ngoài ra, tuyệt đối không cho bất cứ ai hôn hít trẻ nhỏ. Bạn có thể giải thích cụ thể, tránh sự cả nể bỏ qua dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Chú ý bảo vệ con nơi công cộng bằng biện pháp che chắn cẩn thận. Quan sát kỹ trẻ, không để trẻ cầm nắm đồ dùng người khác…
Theo aFamily
Những sai lầm khi sử dụng điều hòa khiến trẻ dễ phải nhập viện vì bệnh tật bủa vây
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhận định, sai lầm khi sử dụng điều hòa có thể khiến con bạn dễ mắc bệnh đường hô hấp, viêm phổi, sức đề kháng yếu...
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), sử dụng điều hòa đúng cách mới có thể phát huy chức năng làm mát cho con, đồng thời không gây bệnh tật cho trẻ. Đáng tiếc là rất nhiều cha mẹ hiện nay đang mắc sai lầm khi sử dụng điều hòa, khiến con mắc bệnh đường hô hấp, viêm phổi... Bản thân vị chuyên gia này đã gặp không biết bao nhiêu ca trẻ nhập viện do nằm phòng có dùng điều hòa sai cách.
Những sai lầm khi sử dụng điều hòa cho trẻ được vị chuyên gia này chỉ ra như sau:
Vậy, nguyên tắc dùng điều hòa đúng cách cho trẻ là gì?
- Khi bật điều hòa cho trẻ, người lớn đi vào phòng trẻ sơ sinh phải thấy hơi nóng và toát mồ hôi là vừa, nếu người lớn cảm thấy mát thì trẻ sơ sinh sẽ lạnh.
- Cần tạo độ ẩm nhất định trong phòng có điều hòa với quạt hơi nước, đặt chậu nước trong phòng để tránh khô da, khô họng.
- Không cho trẻ bước vào phòng điều hòa khi vừa đi từ ngoài nắng về hoặc vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Trước khi ra khỏi phòng cần cho trẻ đứng ở cửa mở rộng vài phút để kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài.
- Nhiệt độ điều hòa cho bé vào mùa hè ở khoảng 25 độ là tốt nhất.
- Hạn chế đóng mở cửa phòng để hơi lạnh không thất thoát nhưng đừng để không khí trong phòng trở nên quá bí.
- Chú ý vệ sinh máy điều hòa theo định kỳ, phòng ở có điều hòa cũng cần phải dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên.
- Không để điều hòa chiếu thằng nơi bé nằm hoặc nằm quá gần luồng gió thổi từ điều hòa ra. Nên đặt càng cao càng tốt trong phòng, cbus ý điều khiển chế độ quạt đảo chiều để không làm hướng gió thổi thẳng một chỗ.
Theo afamily
Đổ bệnh vì giao mùa và ô nhiễm Đợt ô nhiễm không khí tại TP HCM mới đây rơi đúng vào thời điểm giao mùa, trùng với chu kỳ của nhiều bệnh đã tạo tác động kép khiến nhiều người phải tìm đến bác sĩ Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa (CK) II Phạm Văn Hoàng, Trưởng Khoa Khám bệnh - Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TP HCM, ghi nhận...